Một số ý kiến đề xuất:

Một phần của tài liệu Giải pháp, phương thức và mô hình thích hợp về đào tạo cán bộ thư viện thông tin ở Việt Nam (Trang 91 - 96)

3.1 Kiến nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Văn hoá Thông tin.

- Bộ Văn hoá Thông tin và Bộ Giáo dục và các cơ sở đào tạo đào tạo nên quan tâm hơn nữa đến việc bồi dưỡng kiến thức cho những người làm công tác giảng dạy ngành thư viện thông tin. Cần phải quan tâm hơn nữa đến việc sắp xếp lại theo chức danh học vị để khuyến khích động viên các cán bộ giảng viên không ngừng học hỏi nâng cao trình độ.

Bộ Văn hoá Thông tin và Bộ Giáo dục và Đào tạo các cơ sở đào tạo đào tạo cần có sự khuyến khích và đầu tư thoả đáng cho việc biên soạn, xuất bản các giáo trình và tài liệu tham khảo cho học sinh.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Văn hoá Thông tin cần sớm cho phép một số cơ sở đào tạo có đủ điều kiện tổ chức việc đào tạo nghiên cứu sinh cấp bằng tiến sĩ. Đây chính là những cơ hội và điều kiện cho người làm công tác thư viện thông tin và các cán bộ giảng dạy có thể nâng cao trình độ.

- Bộ Giáo dục và đào tạo và Bộ văn hoá thông tin cần quan tâm cho phép các cơ sở đào tạo chuyên ngành thông tin thư viện đẩy mạnh việc hợp tác với nhau trong phạm vi quốc gia và quốc tế. Cần sớm đặt ra một kế hoạch thích hợp và tích cực trong việc cử các cán bộ giảng dạy chuyên ngành thông tin thư viện ra học tập tu nghiệp ở nước ngoài, cấp kinh phí cho cán bộ giảng viên có thể tham dự các cuộc hội thảo nhằm trao đổi kinh nghiệm và bổ sung kiến thức mới ở trong và ngoài nước.

3.2 Kiến nghị với các cơ sở đào tạo nghề thư viện thông tin.

- Để tạo ra các sản phẩm năng động thích ứng điều kiện thực tế hiện nay và chuẩn bị cho xã hội thông tin hiện đại các cơ sở đào tạo cần mở rộng mục tiêu đào tạo. Không thể chỉ đặt hướng đích địa chỉ cửa sản phẩm đầu ra là các thư viện và cơ quan thông tin chuyên nghiệp mà cần chú ý đến thị trường rộng lớn là mọi cơ quan tổ chức có tổ chức hoạt động thư viện thông tin. Cần chú ý tới việc đào tạo ra các cán bộ có khả năng chuyên sâu về các lĩnh vực chuyên ngành và bên cạnh đó có thể tham khảo thêm gợi ý của UNESCO về hướng đào tạo các cán bộ có khả năng làm việc liên thông cả ba lĩnh vực: thư viện, thông tin và lưu trữ.

- Về chương trình đào tạo: Các cơ sở đào tạo cần thường xuyên rà soát và xem xét lại để xây dựng được các chương trình đào tạo chuyên ngành thư viện thông tin phù hợp với các mục tiêu đặt ra, phù hợp với sự phát triển của đời sống kinh tế, khoa học, xã hội có khả năng hoà nhập với khu vực và quốc tế. Cần xây dựng chương trình theo định hướng công nghệ và dự trên công nghệ. Bên cạnh đó cần phải chú trọng hơn nữa đến việc đào tạo ngoại ngữ cho các cử nhân thư viện thông tin.

- Về phương thức đào tạo cần bổ sung thêm các hình thức giảng dạy mới có sử dụng các phương tiện hiện đại để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Chú trọng thêm về việc rèn luyện các kĩ năng thực hành cho học sinh. Tăng cường thêm các buổi tham quan ngoại khoá giúp học sinh có

- Để hỗ trợ cho việc giáng dạy và học tập của giáo viên và học sinh các cơ sở đào tạo cần có những định hướng và sự đầu tư nhất định cho việc xây dựng các thư viện thực hành theo đúng tính chất và yêu cầu của

- Để tạo điều kiện cho việc sử dụng các tài liệu chuyên ngành thông tin thư viện vào nhiều mục đích khác nhau, các cơ sở đào tạo cần sớm liên kết với các thư viện và trung tâm thông tin lớn để sao chụp, trao đổi và xây dựng một mục lục liên hợp các tài liệu nghiệp vụ.

- Các cơ sở đào tạo cần có kế hoạch nghiên cứu và tìm hiểu nhu cầu thực tế của các cơ quan thông tin, thư viện để xây dựng được những định hướng đúng và bổ sung thêm trong công tác đào tạo cán bộ thư viện thông tin.

- Đối với các cán bộ thư viện thông tin đã tốt nghiệp từ nhiều năm trước, các cơ sở đào tạo nên thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng, bổ túc kiến thức mới. Việc đào tạo liên tục nghề thư viện thông tin cần được các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp xem xét lại một các nghiêm túc và đầy đủ hơn.

- Các cơ sở đào tạo đặc biệt là Trường đại học Văn hoá Hà Nội nên sớm tổ chức đào tạo văn bằng hai về thư viện thông tin cho những người đã có một bằng đại học ngành khác có nhu cầu làm việc tại cơ quan thư viện thông tin. Đây là một nhu cầu đặt ra trong thực tiễn cần được quan tâm.

- Các cơ sở đào tạo có đủ điều kiện cần sớm mở ra các chương trình đào tạo tiến sĩ ngành thư viện thông tin học. Để tạo điều kiện cho việc trao đổi và hợp tác về nhiều bình diện các cơ sở đào tạo nghề thư viện thông tin ở Việt Nam có thể quan tâm hơn đến việc tổ chức một hội nghề nghiệp của những người làm công tác giáo dục đào tạo và cho xuất bản một tờ tạp chí hoặc tập san chuyên ngành về giáo dục đào tạo cán bộ thư viện thông tin riêng.

3.3 Kiến nghị với các thư viện, cơ quan thông tin.

Để đào tạo ra đội ngũ những người làm công tác TVTT có chất lượng cao đòi hỏi các thư viện và cơ quan thông tin phải có những đóng góp nhất định về nhiều mặt:

- Hỗ trợ các cơ sở đào tạo trong quá trình đào tạo cán bộ TVTT thông qua việc nhận sinh viên về thực tập, tạo điều kiện cho các giảng viên và sinh viên đến tham quan, học tập, nghiên cứu.

- Đặt ra các chính sách khuyến khích tiếp nhận các sinh viên đạt các thành tích cao trong học tập.

- Thường xuyên quan tâm đến việc nâng cao trình độ cho cán bộ công tác tại đơn vị mình bằng nhiều biện pháp khác nhau: cử cán bộ đi học tập, tổ chức các lớp bồi dưỡng đào tạo tại chỗ, tổ chức các cuộc tham quan, tạo điều kiện cho cán bộ của mình tham gia nghiên cứu khoa học và tham dự các cuộc hội thảo.

- Riêng đối với các thư viện đầu ngành, đứng đầu hệ thống và cơ quan thông tin lớn cần quan tâm đến việc tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho các thư viện thành viên thuộc hệ thống đó.

- Cần tăng cường hơn nữa sự hợp tác giữa các cơ sở đào tạo, các thư viện, cơ quan thông tin trên mọi bình diện.

KẾT LUẬN

Công tác đào tạo cán bộ TVTT đang đứng trước những vận hội và thử thách của xã hội thòng tin. Nền kinh tế tri thức của Internet và thư viện điện tử. Trong xã hội thông tin, thông tin và tri thức đã trở thành chiếc chìa khoá để phát triển kinh tế xã hội.

Bước vào thế kỷ XXI, cùng với nhân loại, Việt Nam đang sống trong một thời kỳ có nhiều biến động, công nghệ thông tin phát triển và thay đổi hàng ngày. Sự hình thành và phát triển của xu thế toàn cầu hoá, xu thế chuyển dịch sang nền kinh tế dựa trên tri thức, xu thế giao lưu văn hoá toàn cầu và xu thế đổi mới công nghệ thông tin với tốc độ cao đã và đang đặt ra cho các thư viện và cơ quan thông tin những thách thức mới, yêu cầu mới. Nội dung hoạt động mới của thư viện và các cơ quan thông tin đã gắn liền với sự xuất hiện các vật mang tin mới và việc sử dụng ngày càng sâu rộng công nghệ thông tin hiện đại. Nếu như vào đầu những năm 1990 Thư viện điện tử được coi là một hình ảnh của tương lai thì từ năm năm trở lại đây điều đó đã trở thành hiện thực. Nhiều thư viện điện tử và thư viện số đã được xây dựng ở các nước phát triển. Thư viện Quốc hội Mỹ đã tiến hành một chương trình thư viện số khổng lồ nhằm chuyển đổi vốn tư liệu in truyền thống sang nguồn tin điện tử linh hoạt và nếu công việc thực hiện đúng tiến độ kế hoạch thì trong thế kỷ XXI độc giả những người dùng tin khắp nơi trên thế giới sẽ có thể bật máy tính, tìm đến cơ sở dữ liệu và truy nhập tới kho tư liệu số hoá của Thư viện Quốc hội Mỹ. Ngoài ra, nhiều thư viện đại học ở Mỹ và các nước phát triển khác cũng đang tìm cách đưa các sưu tập thư viện vào máy tính và đưa lên mạng để bạn đọc truy nhập sử dụng rộng rãi. Các chuyên gia thông tin thư viện đã và đang có tham vọng tập hợp tư liệu số từ nhiều nơi, thậm trí, trên phạm vi toàn cầu thông qua internet, để mọi người ở bất kỳ nơi nào cũng có thể truy nhập được. Xu thế liên kết mạng, sự phát triển của các nguồn tin điện tử, sự hình thành các thư

viện điện tử. phát triển các công điện tứ đã trở thành xu thế chung của thế giới.

Tại nhiều nước trên thế giới việc thực hiện chính sách thông tin quốc gia đã đòi hỏi phải cung cấp các dịch vụ điện tử, sử dụng công nghệ thông tin, tiếp cận Internet trong dịch vụ thư viện thông tin và trong công tác giáo dục đào tạo khoa học thư viện thông tin.

Tính chất và yêu cáu của nghề nghiệp đã, đang và sẽ tiếp tục có nhiều thay đổi nhưng người cán bộ thư viện thông tin mãi sẽ vẫn là linh hồn và nhân tố giữ vai trò quyết định trong hoạt động thư viện thông tin. Vì thế các cơ sở đào tạo và những người làm công tác giáo dục phải có trách nhiệm chuẩn bị đào tạo ra một thế hệ những cán bộ thư viện thông tin mới có khả năng bắt kịp với sự phát triển và yêu cầu của thực tiễn. Công tác đào tạo cán bộ thư viện thông tin sẽ bị tụt hậu, sản phẩm đào tạo sẽ không được thực tế chấp nhận nếu như các cơ sở đào tạo và những người tham gia vào hoạt động này không thực sự đổi mới về mọi bình diện, cách tân hệ thống và nội dung đào tạo và bồi dưỡng ngành nghề này.

Với các mô hình và một hệ thống các giải pháp được đề xuất trong đề tài chúng tôi hy vọng các cơ sở đào tạo ngành TVTT, những người xây dựng chiến lược, các nhà quản lý công tác đào tạo sẽ lựa chọn được phương thức và biện pháp thích hợp để đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ TVTT thích ứng với yêu cầu của thực tế Việt Nam và đòi hỏi của xã hội thông tin hiện đại.

Một phần của tài liệu Giải pháp, phương thức và mô hình thích hợp về đào tạo cán bộ thư viện thông tin ở Việt Nam (Trang 91 - 96)