Đào tạo cán bộ thư viện trình độ thạc sĩ

Một phần của tài liệu Giải pháp, phương thức và mô hình thích hợp về đào tạo cán bộ thư viện thông tin ở Việt Nam (Trang 28 - 30)

Hiện nay ở Việt Nam có hai cơ sở đào tạo cán bộ thư viện – thông tin trình độ thạc sĩ. Đó là Trường Đại học Văn hoá Hà Nội và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh. Trường Đại học Văn hoá Hà Nội đã có bề dày đào tạo thạc sĩ khoa học thư viện 13 năm còn Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu đào tạo thạc sĩ thư viện học từ năm 2003.

Năm 1991, tại Trường Đại học văn hoá Hà Nội, ngay sau khi Khoa Sau đại học được thành lập trường đã tuyển sinh cao học thư viện. Khoa Sau Đại học chịu trách nhiệm quản lý, tuyển sinh, theo dõi đầu vào, đầu ra đảm nhiệm các quy chế đào tạo, nội dung chương trình đào tạo. Chất lượng đào tạo thạc sĩ thông tin thư viện ở Trường Đại học Văn hoá Hà Nội đang ngày càng được nâng cao. Tính đến nay Trường Đại học văn hoá Hà Nội đã có 6 khoá học viên ra trường với 113 người được cấp bằng thạc sĩ khoa học thư viện. Nhiều người trong số họ đã và đang trở thành những cán bộ chủ chốt, hoặc cán bộ nghiệp vụ hàng đầu của các cơ quan thông tin thư viện trong cả nước.

Chương trình đào tạo cao học thư viện đã được xây dựng và được nhà trường chính thức thông qua năm 1998 (có thể tham khảo thêm trong phần phụ lục). Theo quy định hiện hành học sinh muốn theo học phải thi đầu vào ba môn: Cơ sở thông tin học, triết học, và ngoại ngữ chường trình C. Ngoài các kiến thức chuyên ngành học viên còn phải học thêm các môn học bổ trợ như: phương pháp nghiên cứu khoa học, phương pháp giảng dạy đại học, triết học… Việc đào tạo thạc sĩ thư viện được tiến hành dưới dạng đào tạo tại chức. Thời gian kéo dài 3 năm. Mỗi năm học 4 tháng chia làm 2 kỳ.

Cuối khoá học các học viên phải hoàn thành một luận văn nghiên cứu về một vấn đề nào đó do mình tự chọn.

Chương trình đào tạo cao học thông tin – thư viện đã được cải tiến một bước, giúp học viên tiếp cận được những thành tựu nghề nghiệp hiện đại: thiết kế các CSDL, ứng dụng các chuẩn nghiệp vụ quốc tế, khai thác mạng thông tin – thư viện thông dụng trong nước và quốc tế,… Đội ngũ cán bộ giảng dạy sau đại học tiếp tục phát triển do nhà trường đã chú ý tới hợp tác với các chuyên gia trong lĩnh vực có liên quan: công nghệ thông tin, quản lý,… cơ sở vật chất từng bước được đầu tư và phát triển. Đặc biệt kỳ thi tuyển sinh sau đại học được tổ chức ngày càng chặt chẽ, nghiêm túc hơn, đảm bảo nâng cao chất lượng đầu vào của đào tạo sau đại học.

Tuy nhiên so với yêu cầu phát triển của sự nghiệp thư viện thông tin trong giai đoạn đổi mới, đào tạo sau đại học vẫn còn bộc lộ khá nhiều điểm yếu, làm hạn chế đáng kể chất lượng đào tạo. Đa số thạc sĩ thư viện thông tin được đào tạo trong nước vẫn chỉ thành thạo các kỹ năng nghiệp vụ truyền thống, yếu về các kỹ năng tổ chức các sản phẩm và dịch vụ thông tin, tài liệu tỏng xã hội toàn cầu hoá ngày nay. Số lượng đề tài luận văn tốt nghiệp có liên quan trực tiếp tới các kỹ năng xử lý thông tin, tài liệu hiện đại chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chỉ chiếm khoảng 20% trong tổng số đề tài luận văn tốt nghiệp đã bảo vệ thành công.

Về chương trình cao học thông tin thư viện dù đã được chỉnh lý năm 2000 và có những bước tiến rất lớn so với chương trình cũ (1991), nhưng nhìn chung vẫn nặng về lý thuyết, nhiều kỹ năng nghề nghiệp hiện đại chưa được chú ý đúng mức, thậm chí có nhiều phần còn trùng lặp với chương trình ở bậc đại học. Có lẽ do chưa ổn định được chương trình và nội dung giảng dạy nên đã quá trình đào tạo liên tục 13 năm mà học viên vẫn phải

“học chay” tất cả các môn chuyên ngành đều chưa có giáo trình.

Về phương pháp giảng dạy dù đã được cải tiến một bước, nhưng vẫn còn lạc hâu, nặng nề về thuyết trình lý thuyết, ít hình ảnh trực quan và đặc

biệt là rất ít thời gian thực hành, thảo luận. Môn nặng về thực hành nhất trong chương trình cao học là “Mạng thông tin thư viện cũng chỉ đạt tỷ lệ 1/3 giờ học được thực hành. Về phía học viên, phần lớn chưa chủ động, tích cực trong học tập. Mặc dù khi tuyển vào học viên phải thi ngoại ngữ nhưng nhìn chung khả năng sử dụng ngoại ngữ của các thạc sĩ thư viện học còn yếu, hạn chế trong việc tham khảo tài liệu nước ngoài.

Về cơ sở vật chất: Nhìn chung còn thiếu và điều đó đã ảnh hưởng khá lớn tới chất lượng giảng dạy và học tập. Khoa Sau đại học trường Đại học Văn hoá Hà Nội đã có một phòng máy gồm 1 máy chủ và 7 máy tính cá nhân, tuy nhiên chất lượng máy tính kém, dung lượng bộ nhớ nhỏ, cấu hình không tương thích với việc khai thác các dịch vụ thông tin hiện đại do phần lớn các máy được mua từ những năm 1996 – 1997. Lượng máy quá ít, chất lượng kém đã làm giảm hiệu quả của các giờ thực hành vốn đã ít ỏi. Hệ thống tài liệu tham khảo chuyên ngành rất nghèo nàn. Về đội ngũ cán bộ giảng dạy sau đại học tương đối đông đảo với hơn 20 cộng tác viên nhưng phần lớn được đào tạo ở Nga từ năm 1995 trở về trước nên còn yếu về kỹ năng tổ chức các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện hiện đại.

Trường Đh Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh trên thực tế mới bắt đầu triển khai đào tạo thạc sĩ thư viện học. Chương trình đào tạo của trường này về cơ bản giống như chương trình của trường Đại học Văn hoá Hà Nội. Do việc bố trí thời gian chưa thật thoả đáng nên số lượng người tham dự khoá đào tạo còn rất hạn chế.

Một phần của tài liệu Giải pháp, phương thức và mô hình thích hợp về đào tạo cán bộ thư viện thông tin ở Việt Nam (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w