2. Các giải pháp về đào tạo cán bộ thư viện thông tin 1 Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo
2.4. Giải pháp đẩy mạnh xã hội hoá
Trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta dành sự quan tâm đặc biệt cho giáo dục và đào tạo. Để đẩy mạnh sự phát triển của giáo dục và đào tạo một trong những giải pháp hàng đầu đã được Đảng ta xác định là: Tăng cường các nguồn lực cho giáo dục và đào tạo một trong những giải pháp hàng đầu đã được Đảng ta xác định là: Tăng cường xã hội hoá công tác giáo dục và đào tạo.
Trên thực tế, Xã hội hoá công tác giáo dục đào tạo là một những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước.
Xã hội hoá công tác giáo dục là một giải pháp tối ưu để thực hiện chủ trương về một nền "giáo dục nhân dân" vốn có của dân tộc Việt Nam. Nó góp phần giải quyết những mâu thuẫn mang tính thời đại trong công tác đào tạo nói chung và đào tạo cán bộ TVTT nói riêng của Việt Nam và thế giới. Đó là các mâu thuẫn:
- Mâu thuẫn giữa tốc độ và qui mô phát triển vê nhu cầu đào tạo của xã hội với những năng lực đáp ứng của hệ thống giáo dục đào tạo của Nhà nước.
- Mâu thuẫn giữa những đòi hỏi về năng lực và chất lượng cán bộ với nội dung chương trình đào tạo của nhà trường.
- Mâu thuẫn giữa tính đa dạng về điều kiện, về nhu cầu, về trình độ, về lứa tuổi của người đọc với tính chặt chẽ, hàn lâm, quan liêu của hệ thống đào tạo.
Để thúc đẩy công tác xã hội hoá đào tạo cán bộ TVTT có ba vấn đề cần quan tâm xem xét:
- Nhu cầu thực tế về đào tao cán bộ TVTT và khả năng đáp ứng nhu cầu đó
- Phương hướng và mục tiêu của xã hội hoá đào tạo cán bộ TVTT. - Các giải pháp và phương hướng đẩy mạnh xã hội hoá trong đào tạo cán bộ TVTT ở Việt Nam hiện nay.
Chúng ta sẽ xem xét từng vấn đề.
Thứ nhất: nhu cầu thực tế về đào tạo cán bộ TVTT và khả năng đáp ứng nhu cầu đó
Theo con số thống kê của Vụ Thư viện - Bộ Văn hoá thông tin đến nay cả nước có khoảng 26.000 thư viện, tủ sách, phòng đọc với mạng lưới thư viện rộng khắp cả nước vì thế nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng để nâng
cơ sở đào tạo hiện nay chưa có khả năng đáp ứng được các yêu cầu đang đặt ra của thực tế.
Như vậy, xét về nhu cầu đào tạo chuyên nghiệp và đào tạo lại cán bộ TVTT là rất lớn, trong khi chỉ tiêu đào tạo và ngân sách cho đào tạo nói chung và chuyên ngành TVTT nói riêng là rất hạn chế. Vì vậy, một số cơ sở đào tạo cán bộ TVTT đã thực hiện Nghị quyết số: 90-CP của chính phủ về "Phương hướng và chủ trương xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá " bằng các hình thức: Thành lập trường đại học dân lập (như khoa Thông tin và Quản trị thông tin tại Trường đại học dân lập Đông Đô); ở các cơ sở đào tạo công lập ngoài việc đào tạo chính quy, tại chức, các cơ sở này mở thêm các lớp ngắn hạn, một số liên kết với các cơ sở khác mở các lớp hệ cao đẳng hoặc dưới dạng dạy nghề, mở các khoá bồi dưỡng kiến thức mới cho các cán bộ đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học về thư viện thông tin từ nhiều năm trước. Tuy nhiên, do bị hạn chế về nhiều mặt như: lực lượng cán bộ giảng dạy mỏng, trình độ giảng viên còn hạn chế, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo, chương trình, giáo trình chưa phù hợp, phương thức đào tạo đơn giản,... nên chất lượng đào tạo chưa cao và không mở rộng được quy mô đào tạo Mặt khác, cơ chế chính sách để thực thi Nghị quyết: 90-CP của chính phủ còn nhiều bất cập như chính sách thuế, đất đai, tín dụng, huy động vốn, đầu tư, quản lý tài sản,... và chưa cụ thể hoá - nhất là đối với công tác đào tạo cán bộ ngành Văn hoá Thông tin nói chung và ngành Thư viện- Thông tin nói riêng.
Thứ hai: Phương hướng và mục tiêu của xã hội hoá đào tạo cán bộ Theo quan điểm của Đảng, xã hội hoá giáo dục là huy động mọi lực lượng xã hội bao gồm các tầng lớp nhân dân, các cộng đồng, tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp cùng tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục – đào tạo, tham gia quá trình giáo dục dưới sự quản lý của nhà nước đồng thời tạo điều kiện để mọi người dân được thừa hưởng thành quả do hoạt động giáo dục đem
lại tạo nên một phong trào học tập trong toàn dân, tiến tới xây dựng và hình thành một xã hội học tập.
Trên cơ sở mục tiêu tổng quát trên, xã hội hóa công tác đào tạo cán bộ TVTT hướng tới các mục tiêu cụ thể sau:
- Phát triển các nguồn lực đào tạo cán bộ TVTT ngoài công lập
- Tạo lập đội ngũ giảng viên bán chuyên nghiệp tham gia quá trình đào tạo cán bộ TVTT
- Mở rộng cơ hội và điều kiện học tập cho mọi người
- Tạo sự đa dạng và phong phú về nội dung, chương trình và phương thức đào tạo, làm cho mục tiêu đào tạo của nhà trường tương hợp với yêu cầu của xã hội.
*Phát triển các nguồn lực đào tạo cán bộ TVTT ngoài công lập.
Từ trước đến nay trách nhiệm đào tạo cán bộ TVTT hoàn toàn do nhà nước đảm nhiệm. Sở dĩ có tình trạng này là vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Thứ nhất vì nghề TVTT hiện nay chưa phải là một nghề hấp dẫn về phương diện thu nhập. Thứ hai, phần lớn cán bộ TVTT từ trước đến nay chỉ làm việc trong các cơ quan của nhà nước. Vì hai lý do trên, các cơ sở đào tạo dân lập chưa chú ý đến ngành học này. Các cơ sở đào tạo cán bộ TVTT hiện do Bộ Văn hoá Thông tin quản lý và một vài cơ sở khác do Bộ Giáo dục Đào tạo và Bộ Quốc phòng quản lý, chưa đáp ứng được nhu cầu học ngày càng cao của xã hội. Đơn cử như: Trường Đại học Văn hoá Hà Nội hằng năm có từ 2 đến 3 nghìn thí sinh đăng ký dự thi, nhưng chỉ có thể tuyển được khoảng 120 sinh viên, Trường Cao đẳng Văn hoá TP. HCM có từ 1 .500 đến 2.000 thí sinh đăng ký dự thi cũng chỉ có thể tuyển từ 70 đến 80 sinh viên theo chỉ tiêu hằng năm…
Vì thế giảm áp lực cho các cơ sở đào tạo cán bộ TVTT công lập, việc thành lập một hệ thống dào tạo không chính quy và ngoài công lập là cần thiết và hoàn toàn khả thi trong điều kiện hiện nay, bởi vì hoạt động TVTT
kinh tế khác nhau, và nhu cầu khai thác và sở hữu thông tin tăng nhanh về số lượng cũng như về chất lượng theo tốc độ phát triển của xã hội.
*Tạo lập đội ngũ giảng viên bán chuyên nghiệp tham gia quá trình đào tạo cán bộ TVTT:
Hiện nay, đội ngũ giảng viên giảng dạy chuyên nghiệp chủ yếu được biên chế ở các cơ sở đào tạo công lập, mà số lượng giảng viên của các trường đại học chức chưa vượt quá 70 người. Đông nhất, Bộ môn Thông tin - Thư viện học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội có 19 người và 4 cán bộ kiêm nhiệm, tiếp theo là Khoa TVTT trường Đại học Văn hoá Hà Nội có 1 5 người, 5 cán bộ kiêm nhiệm. Khoa Thông -tin - Thư viện trường Cao đẳng Văn hoá Từ. Hồ Chí Minh có 6 người, 4 cán bộ kiêm nhiệm… Một lực lượng như vậy quá khiêm tốn so vớt nhu cầu đào tạo hiện nay. Trong khi đó, ở nước ta hiện nay có một lực lượng khá đông đảo những chuyên gia thư viện có trình độ cao và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Họ là những cán bộ đã nghỉ hưu, những chuyên gia đang công tác tại các cơ quan TVTT. Đây là một tiềm năng hết sức to lớn trong việc đào tạo ngành của cán bộ TVTT.
Phương thức xã hội hoá chắc chắn sẽ đánh thức được tiềm năng vừa lý thuyết vừa thực tiễn ấy và sẽ tạo ra một sự đa dạng, phong phú và thực tiễn trong công tác đào tạo cán bộ TVTT.
*Mở rộng cơ hội và điều kiện học tập cho mọi người
Một khi nhu cầu thông tin của xã hội tăng lên thì sự nghiệp TVTT chắc chắn sẽ phát triển và nhu cầu học tập đối với người học cũng sẽ tăng lên. Xã hội hoá công tác đào tạo cán bộ TVTT sẽ mở rộng các cơ hội cho người có nhu cầu học, sẽ tạo ra một xuất phát điểm tương đối công bằng cho người học dù học ở trong những điều kiện và hoàn cảnh nào. Nó cũng sẽ cho phép người học dù họ ở trong nhưng loại trường lớp, những phương thức, những trình độ đào tạo phù hợp với năng lực và hoàn cảnh cá nhân.
Với phương thức xã hội hoá, sẽ không có một cá nhân nào có năng lực và có ước muốn mà không có cơ hội tham gia hoạt động trong ngành TVTT.
*Tạo sự đa dạng và phong phú về nội dung, chương trình và phương thức đào tạo, làm cho mục tiêu đào tạo của nhà trường tương hợp với yêu cầu của xã hội.
Từ trước đến nay, nội dung chương trình đào tạo ngành TVTT còn mang nặng tính kinh viện, hàn lâm. Người học không có được nhiều sự chọn lựa về kiến thức cần cho bản thân. Các chương trình đào tạo hầu như không có thay đổi lớn tại các cơ sở đào tạo khác nhau. Tính chất bảo thủ, giáo điều vẫn còn. Nhà trường cứ đào tạo theo chương trình đã định sẵn, việc ứng dụng ra sao là do khả năng của người học. Có một khoảng cách khá lớn giữa đào tạo và ứng dụng, học viên khi tốt nghiệp thường phái mất một thời gian khá lâu mới hoà nhập được các cơ sở thực tiễn ngành TVTT. Học viên cũng có cơ hội tiếp xúc được với môi trường công tác ngay trong quá trình đào tạo và nhờ đó nội dung chương trình đào tạ sẽ luôn được điều chỉnh tương hợp với yêu cầu thực tiễn, học viên cũng biết mình phải rèn luyện, chuẩn bị những kỹ năng, kiến thức gì cho công tác sau này. Tính thực dụng trong mục tiêu đào tạo vừa là sự tiết kiệm kinh phí và thời gian đào tạo, vừa làm nên sự đa dạng phong phú cho chương trình vừa tạo hưng phấn, kích thích tính sáng tạo và luyện thói quen phản ứng trước hoàn cảnh cho học viên.
Thứ ba: Các giải pháp và phương hướng đẩy mạnh xã hội hoá trong đào tạo cán bộ TVTT ở Việt Nam hiện nay.
Để thực hiện được các mục tiêu đã nêu ở trên cần phải xây dựng được các giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy xã hội hoá trong công tác đào tạo cán bộ TVTT. Hệ thống các giải pháp đó bao gồm:
- Đa dạng hoá các cơ sở và hình thức đào tạo cán bộ TVTT.
- Áp dụng chế độ kiêm chức đối với đội ngũ giảng viên bán chuyên nghiệp
- Tạo điều kiện để học viên có thể tiếp cận được với môi trường công tác ngay trong quá trình đào tạo.
- Tranh thủ sự hỗ trợ về mọi mặt của xã hội đối với công tác đào tạo cán bộ TVTT.
- Đảm bảo vai trò quản lý nhà nước.
Trong các giải pháp kể trên. đa dạng hoá các cơ sở và hình thức đào tạo cán bộ TVTT. Một nền giáo dục theo phương thức xã hội hoá là một nền giáo dục chia sẻ cho dân do dân và vì dân. Tính đa dạng về cơ sở đào tạo cũng như phương thức đào tạo là thực hiện mục tiêu đó. Sự đa dạng về cơ sở đào tạo vừa tạo thêm cơ hội cho người học vừa tạo điều kiện để mọi thành phần xã hội cùng với nhà nước phát triển sự nghiệp giáo dục. Đối với ngành TVTT, ngoài cơ sở đào tạo công lập như đã có từ trước đến nay, cần khuyến khích các trường dân lập mở ngành đào tạo TVTT, ngoài ra tạo điều kiện để các thư viện các trung tâm thông tin lớn cũng tham gia công tác đào tạo, và trở thành nơi đào tạo tay nghề cho học viên. Về phương thức đào tạo, cắn áp dụng nhiều phương thức như chính qui tập trung, đào tạo theo chế độ tín chỉ (để người học tự chọn môn học mình thích và thời điểm thuận lợi), đào tạo tại chức, đào tạo hàm thụ, bồi dưỡng huấn luyện ngắn ngày, thực tập tay nghề, chuyển giao công nghệ... các cơ sở đào tạo ngành TVTT có thể tiến hành nhiều hình thức đào tạo khác nhau như đào tạo không tập trung, đào tạo mở rộng:
- Hình thức đào tạo không tập trung: Do nhu cầu học tập để chuẩn hoá đội ngũ cán bộ các ngành, các địa phương, đặc biệt là nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp và tìm kiếm việc làm trong điều kiện nền kinh tế thị trường, ngoài phương thức đào tạo tại chức như trước đây còn có thêm phương thức đào tạo mở, đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn nên quy mô đào tạo không tập trung tăng rất nhanh.
- Hình thức đào tạo theo hợp đồng: ngoài đào tạo tại chức, các trường đại học, cao đẳng công lập còn thực hiện phương thức đào tạo theo hợp đồng. Đó là hình thức hợp tác giữa các trường đại học, các trung tâm đào tạo và các chính quyền địa phương để cung cấp các khoá học cao hơn.
- Hình thức đào tạo mở rộng: hình thức này là nhằm huy động thêm nguồn kinh phí của người học đóng góp thêm cho đào tạo, cho phép ngành Giáo dục - Đào tạo mở rộng quy mô, đáp ứng nhu cầu của người học muốn có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học. Hiện nay, hình thức này được gọi là hệ đào tạo chính quy không cấp phát kinh phí.
Bên cạnh đó cần coi trọng và đối xử bình đẳng đối với các sản phẩm và dịch vụ của cơ sở đào tạo ngoài công lập. Trong thời gian vừa qua, các nhà quản lý, tiếp nhận cán bộ chưa thật sự có sự đối xử công bằng đối với sán phẩm và dịch vụ đào tạo của các trường dân lập. Điều đó đã phần nào làm giảm uy tín và không khuyến khích phát triển hệ thống đào tạo ngoài công lập cả về phía người đầu tư lẫn người học. Có nhiều lý do dẫn tới thái độ thiếu bình đẳng trên, nhưng lý do quan trọng nhất là nhà nước chưa có một qui chế thật cụ thể đối với hoạt động của các trường dân lập dẫn đến chỗ các trường chạy theo xu hướng thương mại hoá, buông lỏng quản lý trong tuyển sinh và trong đào tạo, coi nhẹ chất lượng đào tạo. Việc coi trọng và đối xử bình đẳng đối với sản phẩm và dịch vụ đào tạo của hệ thống đào tạo ngoài công lập là cần thiết nhưng phải đi đôi với việc quản lý nghiêm minh của nhà nước cả về qui chế lẫn nội dung và chất lượng đào tạo.
Ngoài ra cần áp dụng chế độ kiêm chức đối với đội ngũ giảng viên bán chuyên nghiệp. Hiện nay ở nước ta có đội ngũ khá đông các chuyên gia thư viện có học vị cao và có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy cũng như công tác, nay theo qui định của nhà nước họ đã nghỉ hưu. Đây là một vốn chất xám rất quý đối với ngành TVTT của nước ta hiện nay.
Ngoài ra, còn một lực lượng lớn lao các cán bộ TVTT đầu ngành đang công tác tại các thư viện và trung tâm thông tin. Các cơ sở đào tạo kể cả công lẫn dân lập cần xây dựng một cơ chế kiêm chức hoặc hợp đồng ngoài biên chế để có thể tranh thủ được vốn kiến thức và kinh nghiệm quý giá