Kết quả đợt trưng cầ uý kiến bằng an két

Một phần của tài liệu Giải pháp, phương thức và mô hình thích hợp về đào tạo cán bộ thư viện thông tin ở Việt Nam (Trang 53 - 61)

3. Nhận xét về công tác đào tạo cán bộ thư viện thông tin.

3.2. Kết quả đợt trưng cầ uý kiến bằng an két

Trong quá trình thực hiện đề tài, ngoài việc phỏng vấn trao đổi với các chuyên gia đầu ngành về vấn đề đào tạo cán bộ thư viện thông tin, chúng tôi còn tiến hành một cuộc điều tra bằng anket.

Đối tượng người xin trưng cầu ý kiến là các cán bộ lãnh đạo, các nhà quản lý, phụ trách các cơ quan thông tin thư viện lớn như: Thư viện quốc gia, Trung tâm khoa học & công nghệ quốc gia, Viện thông tin khoa học xã hội, Thư viện trung ương quân đội, các thư viện tỉnh thành phố, thư viện trường đại học, cao đẳng và thư viện chuyên ngành.

Tổng số phiếu phát ra 1 10 phiếu. Tổng số phiếu thu được 98 phiếu.

Sau đây chúng tôi xin tổng kết các số liệu thu được trong quá trình điều tra.

1. Về số lượng cán bộ thông tin Thư viện hiện có và nhu cầu sử dụng cán bộ thông tin Thư viện của các Thư viện và cơ quan thông tin qua điều tra chúng tôi thu được kết quả như sau:

Có khoảng 20 % thư viện không trả lời câu hỏi này bằng các con số cụ thể. 45% không trả lời về số lượng cán bộ dự kiến đến năm 2010. Lý do bản thân các thư viện không thể tự quyết hoàn toàn bề mặt biên chế.

Qua việc điều tra kết hợp với phỏng vấn, chúng tôi nhận thấy nhìn chung trình độ đào tạo của đội ngũ cán bộ thư viện ở Việt Nam còn chưa cao. Chỉ có 3% cán bộ đang công tác tại các thư viện và trung tâm thông tin được điều tra có trình độ trên đại học (thạc sĩ và tiến sĩ), 73% có trình độ đại học và cao đẳng (bao gồm cả đại học cao đẳng ngành thư viện và các ngành khác), trong đó có 5% cán bộ tốt nghiệp đại học ngành khác nhưng chưa có nghiệp vụ thư viện, 16% cán bộ thư viện có trình độ trung cấp thư

viện 8% cán bộ thư viện tốt nghiệp trung cấp ngành khác hoặc trung học phổ thông chưa được đào tạo nghề thư viện. Nhu cầu sử dụng cán bộ theo dự kiến đến năm 2010 có tăng lên nhiều cả về số lượng lẫn chất lượng.

Hầu hết các thư viện và cơ quan thông tin được điều tra đều có dự kiến sẽ tăng số lượng cán bộ thư viện lên so với hiện tại. Chẳng hạn như: Thư viện Quốc gia hiện tại có 175 cán bộ, vào năm 2010 dự kiến có khoảng 200 người; Trung tâm Thông tin Thư viện trường Đại học Quốc gia hiện có 65 cán bộ, dự kiến sẽ có 105 cán bộ. 15% thư viện có dự kiến tăng số lượng cán bộ lên gấp rưỡi, tập trung vào các tỉnh Trung và miền Nam (Ví dụ như: Thư viện tỉnh Phú Yên hiện tại có 21 cán bộ dự kiến sẽ có 30 cán bộ,Thư viện tỉnh An Giang hiện tại có 1 9 cán bộ dự kiến sẽ có 30 cán bộ, Thư viện tỉnh Đồng Tháp hiện tại có 1 4 cán bộ dự kiến sẽ có 20 cán bộ, Thư viện tỉnh Khánh Hoà hiện tại có 27 cán bộ dự kiến sẽ có 40 cán bộ..). Một số rất ít thư viện có dự kiến tăng số lượng cán bộ lên gấp đôi, gấp ba (Ví dụ như: Thư viện tỉnh Bình Dương hiện tại có 15 cán bộ dự kiến sẽ có 3 1 cán bộ, Thư viện đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh: hiện tại có 21cán bộ dự kiến sẽ có 35 cán bộ, Thư viện tỉnh Tây Ninh hiện tại có 18 cán bộ dự kiến sẽ có 50 cán bộ). Hầu hết các nhà quản lý, lãnh đạo thư viện lớn đều khẳng định sẽ không tuyển dụng cán bộ hệ tại chức và hệ trung cấp, họ chỉ tuyển cán bộ tốt nghiệp hệ chính quy.

2. Ý kiến đánh giá về chất lượng cán bộ thư viện, thông tin tốt nghiệp từ các trường Đại học nói chung và được đào tạo từ Trường Đại học Văn hoá Hà Nội nói riêng. Trong phiếu điều tra chúng tôi có thăm dò ý kiến đánh giá về cán bộ thư viện tốt nghiệp đại học văn hoá Hà Nội, đại học quốc gia Hà Nội và các trường đại học khác nhưng khi nhận lại các ý kiến phản hồi, chúng tôi chỉ nhận được chủ yếu là các ý kiến nhận xét về cán bộ được đào tạo tại đại học văn hoá và các đại học khác. Kết quả cụ thể như sau:

STT Ý kiến đánh giá

Cán bộ được đào tạo tại Trường ĐHVHHN

Cán bộ được đào tạo tại các trường khác Số ý kiến Tỉ lệ % Số ý kiến Tỉ lệ % 1 Đã đáp ứng được yêu

cầu của cơ quan về nghiệp vụ thư viện.

71 72,4 56 57,2

2 Năng động có khả

năng làm việc độc lập 34 34,6 39 39,8

3 Chưa có kỹ thuật chuyên sâu trong các khâu xử lý.

29 29,6 35 35,7

4 Chưa cập nhật kiến

thức mới 38 38,7 39 39,8

5 Chưa biết sử dụng các

phương tiện hiện đại. 49 50 36 36,8

6 Nghiệp vụ chuyên

môn yếu. 7 7,1 18 13,3

Riêng ý kiến đánh giá thêm, chúng tôi tập hợp lại như sau: * Nguyễn Thị Phương - Giám đốc Thư viện tỉnh Hải Dương.

- Số cán bộ tốt nghiệp đại học Thư viện ở Thư viện Hải Dương đều là học sinh Trường Đại học Văn hoá Hà Nội. Nhìn chung: Hệ chính quy, các học sinh đều phát huy tốt. Riêng học sinh tại chức thì còn có nhiều hạn chế; đặc biệt là các lớp hiện đang học.

*Ts Chu Ngọc Lâm: Các cán bộ tốt nghiệp đại học thư viện nhìn chung còn yếu về ngoại ngữ. Khả năng tuyên truyền giỏi thiệu sách cũng còn yếu.

* Ông Bùi Minh Tiến, Giám đốc Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc: Khả năng của cán bộ tốt nghiệp đại học thư viện về tuyên truyền giới thiệu sách, tiếp

cận xã hội còn rất hạn chế. Đề nghị tăng cường các kỹ năng trên khi đào tạo và cần luyện cho sinh viên biết viết chữ thư viện.

* Bà Nguyễn Thị Hồng Dung, Phó Giám đốc Thư viện tỉnh Yên Bái: kiến thức xã hội và hiểu biết xã hội của các sinh viên tốt nghiệp đại học thư viện còn yếu. Khả năng độc lập triển khai công việc (tổ chức điều hành) còn yếu. Chưa có kỹ năng tuyên truyền miệng, phần lớn chỉ thừa hành công việc mà thiếu sự nhạy bén, phát hiện tham mưu, góp ý cho sự phát triển của thư viện.

* Ông Nguyễn Minh Hiệp, Giám đốc Thư viện Đại học khoa học tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh: Khả năng tiếp thu chuyên môn mới của cán bộ thư .

* Ông Lê Đình Hào, giám đốc thư viện tỉnh Quảng Trị: Tri thức xã hội của các cán bộ tốt nghiệp đại học thư viện chưa toàn diện.

* Bà Nông Thị Vinh, Giám đốc thư viện tỉnh Cao Bằng: Các cán bộ trẻ mới ra trường thường không có khả năng làm marketing và thư mục chuyên đề.

* Bà Hoàng Thị Hà, phụ trách Thư viện đại học Y Hà Nội: cần cho sinh viên thâm nhập vào thực tế nhiều hơn để các em không bị quá bỡ ngỡ khi ra trường còng tác

3. Ý kiến về nhu cầu cử cán bộ đi học của các cơ quan thông tin Thư viện.

STT Lớp học Nhu cầu Tỷ lệ % Xếp TT

1 Lớp bổ túc kiến thức mới cho cán bộ đã tốt nghiệp đại học thư viện từ nhiều năm trước.

76 77 1

2 Văn bằng 2 cho cán bộ đã tốt

nghiệp đại học khác. 38 38,7 6

3 Lớp hướng dẫn sử dụng máy vi

tính và hệ quản trị CSDL. 39 39,8 4

7 Thư mục và Biên soạn thư mục. 22 22,4 9 8 Các quy tắc biên mục, giới thiệu

về MARC. 37 37,7 7

9 Quản lý Thư viện và các cơ

quan TT. 39 39,8 4

Qua việc tổng hợp các ý kiến về việc mở lớp, chúng ta thấy hầu hết các cơ quan thông tin và Thư viện đều có nhu cầu cừ cán bộ đi học các lớp bổ túc kiến thức mới cho các cán bộ đã tốt nghiệp đại học Thư viện từ nhiều năm trước. Đây là một nhu cầu nổi bật đặt lên hàng đầu mà các cơ sở đào tạo nói chung và Trường Đại học Văn hoá Hà Nội nói riêng cần quan tâm hơn nữa.

Ngoài ra còn có một số ý kiến đề xuất về việc mở lớp, chúng tôi tập hợp lại như sau:

* Ông Hà Xuân Đào, Giám đốc Thư viện khoa học tổng hợp Đà Nẵng: Nên tổ chức các lớp theo khu vực và thời gian không quá dài để các thư viện có thể cử cán bộ đi học mà không ảnh hưởng nhiều đến công việc.

* Ông Bùi Minh Tiến, Giám đốc Thư viện khoa học tổng hợp tỉnh Vĩnh Phúc: Các lớp học trên trước khi tổ chức cần thông báo rx nội dung chi tiết.

* Bà Nguyễn Thị Hoà Vinh, Giám đốc thư viện tỉnh Thừa Thiên Huế: Nên mở thêm các lớp về nối mạng, truy cập Internet và thiết kế trang Web.

* Bà Lê Thị Tiến, Giám đốc thư viện thành phố Hai Phòng: Nên mở thêm các khoá đào tạo chuyên đề về bảo quản tài liệu.

* Bà Nguyễn Thị Hồng Dung, Phó Giám đốc Thư viện tỉnh Yên Bái: Nếu các lớp đào tạo kỹ năng chuyên biệt là lớp học thuộc dạng đào tạo tiếp tục, cập nhật thông tin và yêu cầu nâng cao thì thư viện sẽ cử người đi học. Đối với những lớp về công nghệ thông tin , hướng dẫn sứ dụng máy tính và quản trị các cơ sở dữ liệu giống như Thư viện Quốc gia đã tổ chức thì thư viện cũng cần phải xem xét thêm.

* Ông Dương Thái Nhơn, Giám đốc Thư viện tỉnh Phú Yên: Cần tổ chức thêm các lớp học về vấn đề tổ chức hạ tầng cơ sở thông tin và quán trị mạng, tổ chức ngân hàng dữ liệu trong thư viện.

* Ông Đỗ Đăng Đông, Phụ trách Thư viện trường Cao đẳng Sư phạm Thanh Hoá: Đề nghị sớm thường xuyên mở các lớp đào tạo kỹ thuật kỹ năng chuyên biệt tại các đơn vị có yêu cầu (bồi dưỡng nghiệp vụ theo chuyên đề). Ngoài ra nên sớm mở lớp đào tạo đại học thứ 2 cho những người đã có bằng cử nhân.

* Bà Nguyễn Thị Minh Thư, Giám đốc Thư viện tỉnh Phú Thọ: Các lớp tập huấn, đào tạo ngắn ngày nên ưu tiên tập trung vào nội dung kỹ thuật nghiệp vụ, giảm bớt báo cáo chuyên đề ngoại khoá và tham quan thực tế.

* Ông Nguyễn Hữu Thọ: Trưởng phòng thông tin tư liệu Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia Phân viện Đà Năng: Nên mở nhiều lớp bồi dưỡng kiến thức cơ bản về thư viện để những cán bộ có trình độ đại học khác đang làm công tác thư viện được học. Đối tượng này nhìn chung còn lớn và nhu cầu học còn nhiều.

4. Ý kiến về đào tạo theo chuyên khoa.

STT Các chuyên khoa đào tạo Số lượng ý kiến Tỉ lệ %

1 Cán bộ Thư viện khoa học tổng hợp 71 72,4

2 Cán bộ Thư viện chuyên ngành 52 53

3 Cán bộ Thư viện đại chúng 37 37,7

4 Quản trị thông tin 33 33,6

5 Cán bộ Thư viện thiếu nhi và thư viện trường học.

39 39,8

Có một số ý kiến góp ý cụ thể về đào tạo theo chuyên khoa, chúng tôi tổng hợp lại như sau.

thiếu nhi, Thư viện Trường học chứ không nên đào tạo thành các chuyên khoa lẻ như vậy.

* Ông Kiều Văn Hốt, Phó giám đốc Thư viện Quốc gia Việt Nam: Nếu mở thêm các môn học hoặc chuyên đề tự chọn, phục vụ các nhu cầu muốn học thêm các chuyên ngành hẹp của học sinh, kinh nghiệm ở các nước ngoài, trong chương trình đào tạo bao giờ cũng bao gồm phần cứng (bắt buộc mọi học sinh đều phải học) và phần mềm (do học sinh tự chọn). Có những phần học chỉ có 5, 6 học sinh có nhu cầu học nhưng việc giảng dạy vẫn được tiến hành. Có như vậy mới đáp ứng sát lại yêu cầu thực tế. Không chia các chuyên khoa và với giải pháp như vậy công tác đào tạo sẽ đạt hiệu quả hơn. Một mặt vừa đáp ứng yêu cầu đào tạo chuyên biệt vừa tạo ra một sản phẩm đào tạo năng động.

* Bà Nguyễn Thị Hoà Vinh, Giám đốc thư viện tỉnh Thừa Thiên Huế: Nên đào tạo cán bộ TVTT theo mô hình chung để có thể làm ở bát cứ thư viện và cơ quan thông tin nào cũng được.

* Ông Bùi Minh Tiến, Giám đốc thư viện tỉnh Vĩnh Phúc: Không nên đào tạo chuyên khoa ở bậc đại học, có thể bổ sung thêm một số chuyên đề tự chọn cho đối tượng cần quan tâm và muốn tìm hiểu sâu. Riêng đối với chuyên đề về thư viện thiếu nhi và Thư viện trường học cần trang bị thêm kiến thức về phương pháp giáo dục thiếu nhi.

Nhìn chung những ý kiến đóng góp thêm đều không tán thành phương án đào tạo theo chuyên khoa. Giải pháp chung được đề xuất: để đáp ứng nhu cầu đào tạo chuyên khoa của thực tế là mở thêm các chuyên đề gắn với các chuyên khoa đó để học viên có thể lựa chọn.

5. Ý kiến về năng lực phẩm chất cơ bản mà người cán bộ TVTT hiện đại phải có.

Mặc dù đây là câu hỏi mở nhưng những ý kiến đề xuất khác tập trung vào những điểm sau:

- Có năng lực truyền bá và phổ biến thông tin.

- Có khả năng sử dụng các phương tiện hiện đại và các công nghệ mới vào công tác thư viện.

- Có khả năng nghiên cứu khoa học. - Yêu nghe.

- Giỏi ngoại ngữ.

- Có hiểu biết xã hội phong phú. - Năng động.

- Có sức khoẻ

Cá biệt có một số người nêu ý kiến yêu cầu thêm:

* Bà Nguyễn Thị Bắc, giám đốc thư viện thành phố Hồ Chí Minh và ông Trần Văn Bé, phó giám đốc thư viện tỉnh Bình Thuận yêu cầu: người cán bộ TVTT có khả năng thích ứng với sự biến đổi.

* Bà Trương Thị Hoa, phó giám đốc thư viện tỉnh Lạng Sơn: người cán bộ TVTT phải có tác phong công nghiệp.

* Bà Nguyễn Thị Hai, giám đốc thư viện tỉnh Bình Dương: Cán bộ TVTT cần phải kiên nhẫn và năng động, nhiệt tình trong công việc,

* Ông Đặng Vinh Huề, giám đốc thư viện tỉnh Khánh Hoà: Cán bộ TVTT cần chịu khó học hỏi nghiên cứu; biết cách làm công tác vận động quần chúng

* Ông Nguyễn Thanh Luân, Giám đốc thư viện tỉnh Trà Vinh: Cán bộ TVTT phải luôn cập nhật cái mới, năng nổ nhạy bén trong công việc.

*Bà Mai Thị Loan, Giám đốc thư viện tỉnh Gia Lai: Cán bộ TVTT cần có khả năng soạn thảo các văn bản thông thường trong cơ quan.

* Ông Bùi Minh Tiến, Giám đốc thư viện tỉnh Vĩnh Phúc: Cán bộ TVTT cần có năng lực hoạt động xã hội, có khả năng tuyên truyền mở rộng mạng lưới để phục vụ cho quảng đại quần chúng nhân dân.

* Bà Nguyễn Thị Lý, phó giám đốc thư viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh. Cán bộ TVTT trường đại học Y dược cần có kiến thức chuyên ngành y dược.

* Ông Nguyễn Đình Giáp, Giám đốc thư viện tỉnh Thái Nguyên: Cán bò TVTT cần phải trung thực, ứng xử linh hoạt, hoà nhã, tác phong nhanh nhẹn, đấu tranh thẳng thắn, có tư duy đổi mới.

Một phần của tài liệu Giải pháp, phương thức và mô hình thích hợp về đào tạo cán bộ thư viện thông tin ở Việt Nam (Trang 53 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w