2. Đào tạo bồi dưỡng
2.1. Thư viện Quốc gia Việt Nam
Thư viện quốc gia Việt Nam được thành lập năm 1957 trên cơ sở Thư viện Trung ương xứ Đông Dương. Đây là thư viện lớn nhất toàn quốc. Thư viện quốc gia có quan hệ với gần 300 tổ chức, thư viện của gần 100 nước trên thế giới. Thư viện quốc gia được đặt dưới sự chỉ đạo của Bộ Văn hoá thông tin. Tuy không phải là cơ sở đào tạo chuyên nghiệp nhưng thư viện quốc gia đã đóng một phần không nhỏ vào việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ thư viện ở Việt Nam. Một trong những chức năng quan trọng thư viện quốc gia hiện đang đảm nhiệm là đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho hệ thống thư viện công cộng.
Ngay từ khi mới thành lập, Thư viện quốc gia đã tổ chức được nhiều lớp học sơ cấp, trung cấp cho các cán bộ thư viện tỉnh thành phố và thư viện cơ sở. Chỉ tính riêng cuối thập kỷ 50 đầu thập kỷ 60 Thư viện quốc gia đã tổ chức được trên 70 lớp ngắn hạn cho hơn hai nghìn người cho các thư viện công đoàn, thư viện các lực lượng vũ trang, thư viện trường học, thư viện các hợp tác xã nông nghiệp và các cơ quan. Năm 1961 khi cơ sở đào tạo chuyên nghiệp là Khoa thư viện Trường lý luận và nghiệp vụ được thành lập và sau đó nhiều cơ sở đào tạo chuyên ngành thư viện thông tin xuất hiện, tính chất đào tạo của thư viện quốc gia thay đổi và hiện nay chủ yếu thư viện chỉ còn đào tạo với hình thái đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ. Với vị trí thư viện đầu ngành có trách nhiệm hướng dẫn và chỉ đạo nghiệp vụ cho các thư viện địa phương nên việc đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cá nhân cán bộ thư viện tỉnh, thành phố, huyện thị và đặc biệt là đào tạo cán bộ tin học cho toàn hệ thống thư viện công cộng là một trong những công tác trọng tâm cảu thư viện quốc gia. Hiện nay phòng quản lý nghiệp vụ được giao chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về khâu công tác này. Theo định hướng của ban giám đốc thư viện quốc gia Thư viện sẽ thường xuyên tiến hành việc mở những lớp chuyên đề về các vấn đề mới trong lĩnh vực công tác thư viện như chính sách nhà nước về công tác
thư viện, đầu tư và kinh tế trong công tác thư viện, tin học hoá công tác thư viện và các đầu vào thư viện… bên cạnh việc mở định kỳ các lớp và vấn đề kỹ thuật cơ bản trong công tác thư viện như xử lý tài liệu, làm tờ khai tiền máy, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thư viện. Những lớp học này thường được tổ chức dưới dạng lớp học tập trung với thời gian từ 1 tuần đến 1 tháng tuỳ theo yêu cầu và tính chất của
Thiếu trang 55
thông tin và hình thành “Văn hoá thông tin” ở nước ta có một ý nghĩa quốc sách, chiến lược hàng đầu trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia và hội nhập vào xã hội thông tin toàn cầu sắp tới”, ông Tạ Bá Hưng, Giám đốc Trung tâm – luôn rất quan tâm đến việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ thông tin, thư viện trong toàn hệ thống. Trung tâm đã đi đầu tiên phong trong việc tổ chức được nhiều lớp học về vấn đề áp dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động thông tin tư liệu và những vấn đề mới được nhiều người hoan nghênh như: “Marketing trong hoạt động thông tin tư liệu”, “Xây dựng và quản trị CSDL tư liệu bằng phần mềm CDS/ISIS”, “Xử lý bao gói thông tin”, “Tổ chức đảm bảo thông tin”, “Khai thác và sử dụng nguồn lực thông tin”, “Khai thác các dịch vụ trên Internet”, “Quản trị thông tin trong môi trường điện tử”, “Cài đặt và sử dụng Winisis”, “Xây dựng tiềm lực, tổ chức và khai thác các nguồn lực thông tin khoa học và công nghệ”…
Hàng năm Trung tâm được Bộ Khoa học cung cấp một khoản kinh phí lớn cho việc mở các lớp học bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ. Ngoài ra Trung tâm còn chủ động trong việc hợp tác với nước ngoài trong việc tổ chức các khoá đào tạo. Trong khuôn khổ Dự án Mạng thông tin cho tương lai, từ năm 2001 đến 2004, Trung tâm đã phối hợp với trường quản trị thông tin
những chuyên đề về việc ứng dụng các công nghệ mới được toàn ngành hết sức quan tâm như: Chính sách thông tin quốc gia và nhu cầu thông tin quốc gia, Số hoá các nguồn tin, Dịch vụ thông tin, Phân tích nhu cầu tin, Trình bày thông tin đa phương tiện, Kỹ thuật số hoá nâng cao, Kỹ thuật đánh giá các dịch vụ thông tin…
Trên thực tế đối tượng tham gia các lớp tập huấn tại Trung tâm đã không chỉ dừng lại trong phạm vi hệ thống thư viện khoa học kỹ thuật và các cơ quan thông tin mà còn mở rộng ra trong toàn ngành thư viện thông tin và thu hút cả giảng viên cảu các trường đại học. Tính chất các lớp đào tạo bồi dưỡng của trung tâm cũng hết sức đa dạng với các lớp cơ sở, chuyên đề và nâng cao.