3. Nhận xét về công tác đào tạo cán bộ thư viện thông tin.
3.3 Nhận xét chung về công tác đào tạo cán bộ thư viện ở Việt Nam.
Qua nghiên cứu, tìm hiểu, khảo sát và điều tra về công tác đào tạo cán bộ thư viện, thông tin chúng tôi có một số nhân xét sau: Nhìn chung công tác đào tạo cán bộ thư viện thông tin trong những năm qua đã có những bước chuyển mình quan trọng theo kịp những biến động và đáp ứng được yêu cầu đặt ra của thực tế. Do chưa có sự kiểm soát và điều tiết của một cơ quan hoặc hiệp hội ngành nghề việc đào tạo cán bộ thư viện thông tin chủ yếu phụ thuộc vào cơ sở đào tạo và bộ chủ quản. Vì thế những người làm công tác đào tạo chưa tìm được một tiếng nói chung. Mặc dù vậy nhìn chung công tác đào tạo cán bộ thông tin thư viện ở Việt Nam có những đặc điểm sau:
Về mục tiêu đào tạo: các cơ sở đào tạo lớn kể trên đều mở rộng mục tiêu đào tạo từ cán bộ thư viện chuyển thành thông tin thư viện hoặc thư viện thông tin nhưng về cơ bản vẫn nặng về chuyên ngành thư viện. Tuy nội dung giảng dạy tại các cơ sở này có khác nhau một chút nhưng các cử nhân tốt nghiệp chuyên ngành thông tin thư viện ở Việt Nam đều có một đặc điểm chung là không có phân ban. Tất cả các trường đều có xu hướng đào tạo thống nhất theo một ca ứng trình của trường mình mà không có sự chia nhỏ theo các chuyên ngành hẹp. Do vậy nhìn chung mục tiêu và mô hình đào tạo cán bộ thông tin thư viện ở Việt Nam còn rất đơn điệu và đồng nhất.
Về chương trình đào tạo: Nhìn chung tất cả các cơ sở đào tạo thư viện thông tin đều có chỉnh lý và bổ sung các môn học mới. Hầu hết các
trường đào tạo cán bộ thư viện thông tin của Việt Nam đều tuân theo chương trình chuẩn của IFLA. Bộ môn thông tin thư viện Trường đại học quốc gia Hà Nội và Khoa Thư viện Thông tin học Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh đều đã đưa môn học lưu trữ vào chương trình đào tạo của mình. Trong các cơ sở đào tạo kể trên chương trình đào tạo của bộ môn thông tin thư viện trường đại học khoa học xã hội và nhân văn thuộc Trường đại học quốc gia Hà Nội có phần đổi mới hơn cả nhưng trên thực tế nhìn chung chương trình đào tạo của các trường cũng còn có nhiều điểm bất cập chưa thực sự đúng với mục tiêu đã đặt ra. Trong cấu trúc chương trình của các trường đều có phân ra thành các phần: Môn bắt buộc và môn tự chọn nhưng việc tự chọn này chủ yếu là do thày chọn chứ không phải do sinh viên chọn. Vì thế nhìn chung các chương trình đào tạo của các trường đều là chương trình “cứng" chưa có trường nào xây dựng được các chương trình đào tạo "mở ' theo đúng nghĩa của nó.
Về phương thức đào tạo của các cơ sở đào tạo mặc dù đã có những đổi mới nhất định nhưng nhìn chung còn đơn điệu, phương tiện giảng dạy còn lạc hậu thô sơ, ít hấp dẫn do chưa áp dụng công nghệ mới vào công tác giảng dạy. Tại Việt Nam hiện nay chỉ có một hình thức học duy nhất là học tại trường lớp với phương thức chủ yếu là thày giảng trò nghe.
Về cơ sở vật chất các trường đã bước đầu được trang bị những phương tiện hiện đại để làm công cụ và phương tiện cho giảng dạy nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu và tính chất đào tạo ngành nghề. Trong 5 cơ sở đào tạo cán bộ TVTT trình độ đại học chỉ có Khoa thông tin thư viện Trường Đại học Văn hoá Hà Nộ: và có được
một thư viện thực hành tương đối quy củ với hơn 6000 tài liệu. Nhưng thực chất thư viện này mới chỉ là mót nơi chứa tài liệu thực hành đơn thuần chứ chưa phải là một thư viện thực hành theo đúng nghĩa của nó. Những tài liệu có trong thư viện chủ yếu là sách báo truyền thống, những dạng vật mang tin khác hầu như không có, bò máy tra cứu của thư viện còn hết sức nghèo nàn.
Về hình thức đào tạo nhìn chung các trường trong những năm gần đây đều có sự đổi mới đáng khích lệ. Thực hiện chủ trương đa dạng hoá các loại hình đào tạo, ngoài việc đào tạo chính quy tại chức, các trường đều có mở thêm các lớp ngắn hạn và một số trường còn tiến hành liên kết với một số cơ sở đào tạo khác mở các lớp hệ cao đẳng hoặc dưới hình thức dạy nghề. Riêng Khoa thư viện thông tin Trường Đại học Văn hoá Hà Nội còn thường xuyên mở các lớp cơ sở thư viện học và các lớp bồi dưỡng kiến thức mới cho các cán bộ đã tết nghiệp đại học từ nhiều năm trước.
Về chất lượng đào tạo nhìn chung cán bộ thông tin thư viện được đào tạo tại các trường đã phần nào đáp ứng được yêu cầu của thực tế. Điều đó đã được khẳng định trong kết quả điều tra và phỏng vấn nhưng qua đó theo nhận xét của các nhà quản lý trong ngành các cán bộ thư viện thông tin của Việt Nam còn chưa có khả năng sử dụng thành thạo máy tính và các phương tiện hiện đại, yếu về mặt ngoại ngữ và chưa thật năng động trong công tác.
Về đội ngũ cán bộ giảng dạy nhìn chung còn mỏng và trình độ chuyên môn chưa cao, chưa đạt được sự phát triển tương ứng với nhu cầu đặt ra của thực tế. Số lượng cán bộ giáo viên trong các cơ sở đào tạo đều bị cắt giảm và ít so với trước đây (điển hình là khoa thông tin thư viện Trường Đại học Văn hoá Hà Nội chỉ còn hai phần ba so với trước). Đông nhất là