Giải pháp đào tạo thường xuyên

Một phần của tài liệu Giải pháp, phương thức và mô hình thích hợp về đào tạo cán bộ thư viện thông tin ở Việt Nam (Trang 79 - 81)

2. Các giải pháp về đào tạo cán bộ thư viện thông tin 1 Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo

2.3Giải pháp đào tạo thường xuyên

Học tập thường xuyên suốt đời có một ý nghĩa rất quan trọng đối với nghề thư viện thông tin vì những cán bộ của ngành này phải trực tiếp tham gia vào việc phục vụ cho việc học suất đời của xã hội. Họ sẽ phải đóng góp một phần tích cực vào việc xây dựng một xã hội học tập - một sứ mệnh hết sức cao cả.

Chất lượng của dịch vụ TVTT phụ thuộc vào chất lượng của đội ngũ cán bộ TVTT. Năng lực của người cán bộ TVTT chỉ có thể được duy trì và hoàn thiện thông qua việc thường xuyên được đào tạo bồi dưỡng. Chính vì lý do đó đào tạo thường xuyên đã được IFLA xác định là một trong những chương trình cốt lõi.

Đào tạo thường xuyên là một quá trình liên tục học tập để cập nhật các tri thức và kỹ năng trên cơ sở các kỹ năng và tri thức đã có trước của các cá nhân. Đào tạo nghề nghiệp thường xuyên là một biện pháp quan trọng để giành được ưu thế cạnh tranh của một nghề nghiệp. Trong bối cảnh công nghệ không ngừng thay đổi, đào tạo thường xuyên sẽ tạo điều kiện, khả năng bồi dưỡng cập nhật thêm cho đào tạo cơ bản, giúp cho người cán bộ TVTT nắm được những khái niệm mới, theo kíp những kiến thức và kỹ năng mới cần thiết cho việc thực thi các công việc của mình. chuẩn bị cho sự hình thành tính chất chuyên môn hoá trong nghề thư viện.

Công tác đào tạo thường xuyên cần được đẩy mạnh và được sự quan tâm hơn nữa của các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp, các thư viện, trung tâm thông tin lớn, các tổ chức nghề nghiệp: Hội, Liên hiệp.

Để công tác đào tạo thường xuyên đạt được hiệu quả cao đòi hỏi các nhà tổ chức các lớp học phải phân tích và đánh giá được các yêu cầu và nhu cầu đào tạo thường xuyên của các cán bộ TVTT trong thực tế, bao gồm:

- Sắp xếp tổ chức công việc là yếu tố liên tục thay đổi thông qua đầu vào tri thức mới, công nghệ mới và những mong đợi từ phía công chúng

đối với công tác phục vụ, môi trường chính là động lực thúc đẩy và định hướng của đào tạo thường xuyên

- Nhu cầu mối quan tâm của học viên

- Những kinh nghiệm đào tạo nghề nghiệp có chất lượng cao để quyết định khả năng thiết kế và phân phát của các nhà cung

Bên cạnh đó khi tiến hành đào tạo thường xuyên, đòi hỏi các cơ sở đào tạo và các thư viện cơ quan thông tin phải xác định được các nhóm mục tiêu.

- Đối với những người chưa có văn bằng đào tạo chuyên nghiệp hiện đang làm công tác thư viện hoặc có nhu cầu làm công tác thư viện cần tiến hành tổ chức các khoá đào tạo các kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cơ bản.

Đối với các cán bộ đã được đào tạo cơ bản, tốt nghiệp một trình độ nhất định có thể tiến hành đào tạo liên tục dưới dạng cập nhật kiến thức mới, đào tạo nâng cao, đào tạo chuyên sâu.

Đào tạo thường xuyên có thể được thực hiện bởi các cơ sở đào tạo các thư viện trung tâm, các thư viện lớn các trung tâm thông tin đứng đầu hệ thống các hội các liên hiện. Về hình thức có thể tổ chức đào tạo thường xuyên dưới các dạng tập huấn, lớp học, hội thảo... Sau khi các học viên tham dự các lớp tập huấn, lớp học có thể cấp cho họ các chứng chỉ phù hợp với nội dung và chương trình đào tạo.

Một phần của tài liệu Giải pháp, phương thức và mô hình thích hợp về đào tạo cán bộ thư viện thông tin ở Việt Nam (Trang 79 - 81)