Giải pháp nâng cao trình độ và khả năng cua đội ngũ những người làm công tác giảng dạy.

Một phần của tài liệu Giải pháp, phương thức và mô hình thích hợp về đào tạo cán bộ thư viện thông tin ở Việt Nam (Trang 77 - 79)

2. Các giải pháp về đào tạo cán bộ thư viện thông tin 1 Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo

2.2. Giải pháp nâng cao trình độ và khả năng cua đội ngũ những người làm công tác giảng dạy.

làm công tác giảng dạy.

Trong bất cứ một nhà trường nào người giáo viên cũng giữ một vai trò hết sức quan trọng. Tục ngữ Việt Nam có câu: “Không thầy đố mày làn nên”. Mặc dù thực tế đã có nhiều thay đổi, phương châm giáo dục mới là lấy người học là trung tâm nhưng không vì thế mà vị thế của người thày giảm sút. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào người thày luôn giữ vị trí quan trọng quyết định chất lượng đào tạo của một ngành nghề. Trong bối cảnh hiện nay người thày thực sự đã trở thành chuyên gia về việc học, là người tổ chức và hướng dẫn quá trình dạy - tự học, quá trình kết hợp cá nhân hoá với xã hội hoá việc học của người học". Giảng viên là người chủ động điều hành mối tương tác giữa thày-trò và tri thức, phát huy tính năng động tích cực của sinh viên giúp họ nắm được các kiến thức, trau dồi các kỹ năng một cách hiệu quả nhất. Để đào tạo ra đội ngũ cán bộ TVTT có trình độ đòi hởi người giảng viên cần phải có kiến thức chuyên môn giỏi, có khả năng quản lý và kiến thức sư phạm. Đáng tiếc là hiện tại ngành TVTT chưa có được một đội ngũ cán bộ giảng dạy đạt được đầy đủ các tiêu chuẩn kể trên. Nằm trong bối cảnh chung của giáo dục đại học của Việt Nam đội ngũ cán bộ giảng dạy của các trường đào tạo ngành TVTT cũng không tránh khỏi tình trạng "vừa thiếu lại vừa yếu (như nhận định của Thủ tướng Phan Văn Khải trong Hội nghị giáo dục đại học tổ chức vào táng 10 năm 2001). Số lượng các cán bộ giảng dạy tại Các trường đào tạo nghề TVTT còn quá ít ỏi (Bộ môn thông tin thư viện Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Hà Nội đông nhất cũng chỉ có 19 người, các khoa khác tại các trường đại học khác chỉ có từ 6 đến 15 người). Do không tiến hành đào tạo tiến sĩ ở trong nước nên chỉ có rất ít giảng viên có điều kiện đi học tiến sĩ ở

nước ngoài. Do không có sự bồi dưỡng liên tục nên 2/3 trong số đó là các giảng viên trẻ. Trong các chương trình đào tạo cán bộ TVTT hiện nay chưa có một chương trình đào tạo riêng cho giáo viên. Trong chương trình đào tạo thạc sĩ tất cả các học viên đều được học phương pháp giảng dạy đại học. Nhưng điều đó không có nghĩa là mọi thạc sĩ đều có khả năng đứng trên bục giảng làm thày.

Để nâng cao trình độ và khả năng của những người làm công tác giảng dạy có thể áp dụng một số biện pháp cụ thể sau:

- Phải hình thành các trung tâm đào tạo giáo viên ngành TVTT càng sớm càng tốt. Nhiệm vụ cơ bản của trung tâm này là đào tạo và kiểm tra chất lượng của giáo viên ngành TVTT. Nội dung đào tạo có thể hướng tới các vấn đề như: phương pháp giảng dạy, tri thức về chuyên ngành thư viện, ngoại ngữ và quản lý.

- Để hình thành đội ngũ cán bộ giảng dạy đảm trách các môn gắn với công nghệ thông tin và khai thác mạng có thể áp dụng một trong ba biện pháp sau: cử các giảng viên có trình độ nghiệp vụ trong đơn vị đi đào tạo và công nghệ thông tin ứng dụng; tiếp nhận kỹ sư công nghệ thông tin đào tạo tại chỗ hoặc gửi đi đào tạo về nghiệp vụ thư viện hoặc mời các cán bộ, các chuyên gia giỏi về nghiệp vụ thư viện, hiểu sâu về công nghệ thông tin của các thư viện và cơ quan thông tin làm cán bộ giảng dạy kiêm nhiệm.

- Đối với các giảng viên trẻ chưa có kinh nghiệm thực tiễn nghề nghiệp cần gửi đến các thư viện và cơ quan thông tin trong khoảng thời gian từ 1 đến 2 năm. Có thể liên hệ với các thư viện và cơ quan thông tin cho các cán bộ giảng dạy làm viện bán thời gian để tăng cường kinh nghiệm nhất là đối với các môn đòi hỏi thực hành nhiều. Không thể rèn luyện kỹ năng cho sinh viên nếu bản thân người thày không có kỹ năng thực sự.

mới. Để theo học các khoá đào tạo về công nghệ hoặc những vấn đề mới các cán bộ giảng dạy này thường có tâm lý ngại ngùng. Để khắc phục điểm hạn chế này đòi hỏi phải đẩy mạnh sinh hoạt chuyên môn và tổ chức các lớp học tại chỗ cho giảng viên. Vấn đề cập nhật kiến thức cho các giáo viên là một vấn đề cần phái được quan tâm thoả đáng.

- Các giáo viên được tuyển chọn về các cơ sở đào tạo không chỉ đơn thuần tốt nghiệp từ cơ sở đào tạo đó với kết quả học tập cao mà còn từ nhiều khoa khác trường khác. Nên ưu tiên cho các cán bộ TVTT có kinh nghiệm công tác và khả năng sư phạm.

- Cơ cấu về tuổi tác cần hợp lý để cân bằng tỷ lệ của những người có khả năng, kinh nghiệm và những người trẻ tuổi còn thiếu kinh nghiệm.

- Các giáo viên cần được khuyến khích tham gia nghiên cứu khoa học và các buổi hội thảo, sinh hoạt chuyên môn để mở mang kiến thức, trau dồi học thuật.

- Để mỗi giáo viên có thể đứng vững trên bục giảng đòi hỏi từng cán bộ giáo viên phải hết sức nỗ lực phấn đấu song mặt khác Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Văn hoá Thông tin và trực tiếp là lãnh đạo các trường có cơ sở đào tạo chuyên ngành khoa học thư viện thông tin cần phải có những chính sách cán bộ hợp lý, đảm bảo đời sống cho những người làm công tác giảng dạy. Cần phải tăng cường đầu tư' cho công tác nghiên cứu khoa học, nàng cao trình độ tin học, ngoại ngữ và khả năng sử dụng các phương tiện hiện đại cho các giảng viên. Cần tạo điều kiện cho các giảng viên có cơ hội đi dự các cuộc hội thảo, học tập tham quan ở nước ngoài bằng kinh phí của nhà nước. Ở Việt Nam hiện nay chưa có đào tạo tiến sĩ Ở trong nước do đó cần tạo điều kiện cho các giảng viên ra nước ngoài để học tập.

- Các cán bộ làm công tác giảng dạy cần có sự hợp tác chặt chẽ với các nhà khoa học, các cán bộ giảng dạy của các cơ sở đào tạo khác để đảm bảo nguồn lực cán bộ giảng dạy.

Một phần của tài liệu Giải pháp, phương thức và mô hình thích hợp về đào tạo cán bộ thư viện thông tin ở Việt Nam (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w