Giải pháp về truyền thông

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐỀN BÙ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM HÀ NỘI (Trang 98 - 103)

- Nếu không đủ cơ sở áp dụng giá bồi thường đất ở theo vị trí 2 đường Quốc lộ 1B thì đề nghị cho áp dụng hệ số k=1,2 cụ thể như sau:

5. Giải pháp về truyền thông

Đặc điểm của công tác đền bù GPMB là mang tính đa dạng, khó khăn và phức tạp vì nó tác động đến mọi mặt của đời sống, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích kinh tế của các bên liên quan.

Công tác tuyên truyền phải được xác định là khâu then chốt nhằm nâng cao nhận thức và ý thức của người có đất bị thu hồi, đất trong dự án. Do đó,

chức quần chúng trong hệ thống chính trị từ cơ sở đến thành phố tuyên truyền bằng nhiều hình thức tới toàn thể cán bộ đảng viên, nhân dân, đến từng thôn xóm, đến từng tổ dân cư về nhu cầu sử dụng đất, cơ cấu lại quỹ đất phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế của huyện và của Thành phố, hiểu được chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Nhà nước và ý nghĩa, sự cần thiết phải thu hồi đất để thực hiện các công trình phát triển kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật nhất là Luật Đất đai, các Nghị định Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của các bộ, ngành hướng dẫn thi hành pháp luật đất đai, các chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Tuyên truyền, vận động, thuyết phục bằng nhiều hình thức tới các đối tượng có đất bị thu hồi, trước hết là những cán bộ, đảng viên, quần chúng gương mẫu nhận thức rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi trong việc chấp hành chủ trương thu hồi đất của Nhà nước.

Tại mỗi địa phương, cần xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên mạnh có kiến thức pháp luật, làm nòng cốt cho công tác tuyên truyền, thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng, phát hành các loại tài liệu tuyên truyền gọn nhẹ, dễ dọc, dễ hiểu tới tận tay người dân ở những khu vực triển khai dự án. Ở những địa phương phức tạp tổ chức họp đến cơ sở và đối thoại với nhân dân để lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, trực tiếp giải đáp thắc mắc của nhân dân, tạo niềm tin trong nhân dân trong công tác GPMB. Khi hiểu được pháp luật, hiểu được lợi ích từ công tác GPMB và được lắng nghe, người dân sẽ tích cực tham gia ủng hộ công tác GPMB và hạn chế được khiếu nại tố cáo.

Đối với chủ đầu tư cần tăng cường kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu với chính quyền địa phương và tổ chức làm công tác bồi thường, tổ chức tư vấn thực hiện đầy đủ quy trình công khai, minh bạch để khắc phục hạn chế đến mức thấp nhất những thắc mắc, khiếu kiện của người có đất bị thu hồi.

KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu tìm hiểu về công tác đền bù GPMB trên địa bàn huyện Gia Lâm, Hà Nội, nhận thấy được vai trò quan trọng của công tác GPMB trong xây dựng, phát triển kinh tế xã hội, quyết định tiến độ của các dự án đầu tư; là công việc mang tính phức tạp và nhạy cảm.

Hiệu quả công tác đền bù GPMB chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan như hệ thống chính sách pháp luật về BT, HT, TĐC, công tác quản lý đất đai, yếu tố định giá đất, ý thức chấp hành của người dân cũng như bộ máy quản lý và cán bộ thi hành. Tuy nhiên, việc GPMB phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô vẫn đang đối mặt với không ít các vấn đề nan giải, khó khăn, bức xúc trong khi các chủ trương, chính sách lại chưa đồng bộ, chưa thật sự phù hợp và nếu không giải quyết kịp thời, kiên quyết, dứt điểm sẽ gây những thiệt hại không đáng có về kinh tế, mà còn gây tiềm ẩn nguy cơ về mất ổn định trật tự xã hội, làm suy giảm niềm tin của nhân dân. Do đó trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Thủ đô thì việc tập trung hoàn thiện và đẩy mạnh tiến độ công tác đền bù GPMB là cấp thiết hiện nay. Các giải pháp hoàn thiện không chỉ tập trung riêng về phía xây dựng chính sách của Nhà nước mà còn cần nâng cao ý thức, trình độ hiểu biết của cộng đồng về tầm quan trọng của GPMB; khơi dậy sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở nhằm đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư đồng thời đảm bảo được lợi ích của người bị thu hồi đất.

Với những giải pháp phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng có liên quan; Chủ đầu tư với đơn vị trực tiếp thực hiện công tác GPMB như Ban bồi thường GPMB của huyện; giữa các phòng, ban của huyện; tăng cường biên chế cán bộ thực hiện công tác GPMB; tăng cường giao lưu đối thoại giữa chính quyền và người dân để giải quyết các khiếu nại tố cáo liên quan đến

chính sách bồi thường hỗ trợ; hy vọng trong thời gian tới, công tác GPMB ở huyện sẽ có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao, thì không ai khác, chính bản thân mỗi người dân phải đồng lòng với chính quyền, hiểu pháp luật, lợi ích của các dự án, nhận thức đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, cùng chăm lo cho sự phát triển của huyện thì công tác GPMB mới đạt hiệu quả như mong muốn.

Do hạn chế về thời gian và nhận thức nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót; rất mong nhận được sự góp ý bổ sung của thầy cô. Cuối cùng, một lần nữa em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Kim Hoàng đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐỀN BÙ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM HÀ NỘI (Trang 98 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w