Thành lập Hội đồng đền bù GPMB và tổ công tác

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐỀN BÙ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM HÀ NỘI (Trang 25 - 28)

III. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC TỔ CHỨC THỰC HIỆN VIỆC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ

1. Thành lập Hội đồng đền bù GPMB và tổ công tác

Đồng thời với việc ban hành văn bản giới thiệu địa điểm đầu tư hoặc giao nhiệm vụ cho Tổ chức phát triển quỹ đất thực hiện thu hồi đất theo quy

hoạch đã được duyệt và công bố, UBND Thành phố ủy quyền cho UBND cấp huyện ký ban hành thông báo thu hồi đất. Thông báo thu hồi đất là căn cứ pháp lý để tổ chức được giao nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng và nhà đầu tư thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo trình tự, thủ tục quy định.

Nội dung thông báo thu hồi đất gồm: lý do thu hồi đất, diện tích và vị trí khu đất thu hồi trên cơ sở hồ sơ địa chính hiện có hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt và dự kiến về kế hoạch di chuyển.

Việc thông báo thu đất được thực hiện trên phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất, tại địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư có đất bị thu hồi.

Sau khi được UBND Thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư, chủ đầu tư hoặc tổ chức được giao nhiệm vụ giải phóng mặt bằng có trách nhiệm gửi văn bản đến UBND cấp huyện nơi có đất thuộc phạm vi dự án đề nghị thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đồng thời gửi Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng Thành phố để theo dõi, kiểm tra, chỉ đạo thực hiện. Văn bản gửi kèm theo gồm:

a) Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt, kèm theo phạm vi, ranh giới khu đất được chấp thuận chủ trương đầu tư;

b) Kế hoạch chi tiết tiến độ giải phóng mặt bằng.

c) Dự toán chi phí để tổ chức công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định hiện hành của UBND Thành phố;

d) Kế hoạch đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp và tuyển dụng lao động cho các hộ trong phạm vi thu hồi đất (nếu có);

đ) Văn bản cử đại diện tham gia Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và tham gia Tổ công tác giải phóng mặt bằng.

Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ quy định Ban bồi thường giải phóng mặt bằng cấp huyện có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, trình UBND cấp huyện ký quyết định thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và thành lập Tổ công tác.

Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và Tổ công tác tự chấm dứt hoạt động sau khi hoàn thành việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bàn giao đất cho chủ đầu tư.

a) Thành phần Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện gồm có:

- Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND cấp huyện là chủ tịch Hội đồng; - Trưởng Ban bồi thường, giải phóng mặt bằng làm Phó Chủ tịch thường trực của Hội đồng;

- Trưởng Phòng Tài nguyên và môi trường - ủy viên; - Trưởng Phòng Tài chính Kế hoạch - ủy viên;

- Trưởng Phòng Quản lý đô thị - ủy viên; - Trưởng Phòng Kinh tế - ủy viên;

- Chủ tịch UBND cấp xã nơi có đất thuộc phạm vi dự án - ủy viên; - Chủ đầu tư - ủy viên;

- Đại diện cho lợi ích hợp pháp của những người có đất thuộc phạm vi dự án (từ 1 đến 2 người) do UBND và Mặt trận tổ quốc cấp xã nơi có đất thuộc phạm vi dự án giới thiệu được tham gia khi thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Đại diện những người có đất thuộc phạm vi dự án có

trách nhiệm phản ánh nguyện vọng của những người có đất thuộc phạm vi dự án và vận động những chủ sử dụng đất nằm trong phạm vi dự án thực hiện di chuyển, bàn giao mặt bằng đúng tiến độ.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐỀN BÙ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM HÀ NỘI (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w