NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC ĐỀN BÙ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐỀN BÙ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM HÀ NỘI (Trang 35 - 39)

GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG

1. Pháp luật, chính sách, biện pháp quản lý nhà nước về đất đai

1.1. Chính sách pháp luật

Chính sách pháp luật là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến công tác đền bù GPMB , là căn cứ pháp lý để thực hiện công tác này bao gồm: nội dung đền bù, mức đền bù, giá đền bù, đối tượng đền bù, các phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải quyết khiếu nại tranh chấp, tố cáo. Công tác đền bù GPMB muốn được thực hiện nhanh, hiệu quả đúng tiến độ đòi hỏi cần phải có hệ thống chính sách đồng bộ, đúng đắn, thốông nhất; đồng thời phải cụ thể công khai, thỏa đáng đảm bảo lợi ích của các bên liên quan: chủ đầu tư, người bị thu hồi, đối tượng bị thu hồi. Chính sách và các bản quy phạm pháp luật cứng nhắc, thiếu tính khả thi gây khó khăn trong công tác thực hiện do không phù hợp với tình hình thực tế dẫn đến tình trạng trong quá trình đền bù GPMB, có chính sách, chỉ thị văn bản hướng dẫn song không thể áp dụng được mà phải căn cứ vào tình hình thực tế, dự án cụ thể; phải kiến nghị quy định hướng dẫn bổ sung hoàn thiện chính sách mới có thể giải quyết được, làm chậm tiến độ của dự án.

1.2. Công tác quản lý đất đai

Công tác quản lý nhà nước về đất đai bao gồm:

a) Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó;

b) Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính;

c) Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;

d) Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

đ) Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất;

e) Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

g) Thống kê, kiểm kê đất đai; h) Quản lý tài chính về đất đai;

i) Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản;

k) Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất;

l) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai;

m) Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai;

n) Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.

Công tác quản lý đất đai bao gồm rất nhiều nội dung phức tạp và thực tế cho thấy công tác quản lý nhà nước của ta về đất đai còn nhiều yếu kém, thiếu chặt chẽ, tác động không ít đến công tác đền bù GPMB. Công tác quản lý cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các sở, ban, ngành chức năng; thực hiện tốt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hiệu quả. Để đạt được điều này thì phải đảm bảo bước đầu tiên trong quản lý là xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ

sơ địa chính nhằm nắm được hiện trạng đất đai: phân bổ, cơ cấu, chủng loại đất đai. Khi lập quy hoạch,kế hoạch sử dụng đất phải xem xét toàn diện các khía cạnh, đảm bảo tính khoa học, khả thi của công tác đền bù GPMB, tối thiểu hóa chi phí đền bù nhưng vẫn đáp ứng đầy đủ lợi ích kinh tế – xã hội – môi trường.

Công tác quản lý, đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở cũng tác động đến GPMB. Giấy chứng nhận quyền sử dụng là căn cứ pháp lý, cơ sở để xác định tính hợp pháp của mảnh đất và nhà ở nhằm xem xét khả năng được đền bù của mảnh đất, nhà ở và phương án bồi thường, hỗ trợ hợp lý.

Công tác đền bù GPMB mang tính phức tạp gắn liền với quyền lợi, lợi ích về tài chính; do đó còn nhiều khó khăn chưa được giải quyết; trong quá trình thực hiện không tránh khỏi tranh chấp, khiếu kiện, tố cáo vi phạm sử dụng và quản lý đất. Việc giải quyết, tranh chấp đất đai, khiếu nại tố cáo thường xuyên, nhanh, gọn sẽ góp phần ổn định tư tưởng, tăng niềm tin của nhân dân, đảm bảo lợi ích quyền lợi của người dân, là nhân tố tác động đến hiệu quả, tiến độ của GPMB.

2. Yếu tố định giá đất và giá đất

Đất đai là vật phẩm có giới hạn về mặt diện tích nhưng nhu cầu sử dụng đất đai ngày càng tăng lên; sử dụng càng hiệu quả thì giá trị càng cao. Yếu tố định giá đất và giá đất là một trong những tác độông ảnh hưởng quan trọng đến tiến độ của công tác đền bù GPMB. Bởi lẽ, việc đền bù bồi thường thiệt hại phải dựa trên giá trị của đất đai – là cơ sở xác định giá cả đền bù đất; đây cũng chính là điểm phát sinh nhiều tranh cãi và vướng mắc hiện nay trong công tác đền bù, làm chậm tiến độ GPMB. Mặc dù đã sử dụng hệ số điều

chỉnh K song giá đền bù thường thấp hơn so với giá chuyển nhượng thực tế dẫn đến người dân không chấp nhận, khiếu kiện đất đai gia tăng.

3. Ý thức chấp hành của người dân

Thực tế cho thấy tiến độ thực hiện của công tác đền bù GPMB còn bị ảnh hưởng bởi ý thức chấp hành của đối tượng bị thu hồi đất. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ trong công tác thực hiện, một trong số đó là sự hạn chế hiểu biết của người dân về chính sách, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; nhất là ở những vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa nơi có mặt bằng dân trí thấp. Một số trường hợp đối tượng bị thu hồi đất gây khó khăn, cản trợ các cán bộ thực hiện đến định giá, kiểm tra, khảo sát, tiến hành GPMB nhằm đòi hỏi quyền lợi, lợi ích cá nhân hoặc không thực hiện nghĩa vụ, trái lại còn lợi dụng khe hở của pháp luật để chuộc lợi. Như vậy, chính đối tượng bị thu hồi đất cũng là tác nhân ảnh hưởng đến tiến độ, hiệu quả GPMB.

4. Vai trò quản lý của chính quyền địa phương và sự phối hợơp giữa các cấp các ngành quản lý có liên quan. các cấp các ngành quản lý có liên quan.

Chính quyền địa phương là cơ quan trực tiếp quản lý về đất đai, nắm rõ tình hình phát triển kinh tế xã hội và đời sống nhân dân, chỉ đạo quản lý phòng, ban chuyên môn trực tiếp tham gia GPMB, thực hiện sự hướng dẫn chỉ đạo, chính sách pháp luật của cơ quan quản lý cấp trên. Chính quyền địa phương có quản lý sâu sát, áp dụng linh hoạt các chính sách vào tình hình thực tế vừa đảm bảo lợi ích của các bên liên quan, vừa thực hiện tốt chức năng, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình thì chắc chắn công tác GPMB sẽ thành công. Tuy nhiên, cũng có thể thấy, tại cùng một địa phương có thể có nhiều dự án triển khai cùng một lúc trong khi đội ngũ cán bộ trực tiếp tham gia công tác GPMB còn hạn chế, thiếu cả về chất và lượng dẫn đến quá tải, chồng chéo và kiêm nhiệm công việc, kéo dài thời gian GPMB.

CHƯƠNG 2 CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐỀN BÙ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM HÀ NỘI BẰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM HÀ NỘI (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐỀN BÙ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM HÀ NỘI (Trang 35 - 39)