thu hồi là 75,59 ha đất (gồm 75,0 ha đất nông nghiệp và 0,59 ha đất ở) với số tiền chi trả 113.654 triệu cho 2.315 hộ.
Có thể thấy là mặc dù đã có sự cố gắng của chính quyền các cấp nhưng công tác bàn giao mặt bằng cho nhà thầu thi công vẫn diễn ra còn chậm chạp, kéo dài và chưa giải quyết dứt điểm.
Trong quá trình thực hiện đền bù GPMB thì công tác tiếp nhận và giải quyết đơn thư về GPMB là thường xuyên và vô cùng cần thiết nhằm giải quyết những vướng mắc khiếu nại và đảm bảo quyền lợi của người dân có liên quan trong GPMB. Cụ thể tổng số đơn đề nghị về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư về GPMB là 36 đơn, trong đó: Dự án Cầu Thanh Trì đoạn nam vành đai III là 4 đơn, Dự án làng nghề tập trung xã Kiêu Kỵ là 01 đơn, Dự án cầu Đấu giá quyền sử dụng đất Trâu Quỳ 12 đơn, Dự án mở rộng nhà thi đấu huyện 1 đơn của 14 hộ và Dự án di chuyển các hộ sạt lở sông
nhưng chưa dứt điểm 07 đơn; đã họp và giải thích, trả lời nhưng chưa có văn bản giải quyết 25 đơn. Qua tìm hiểu cho thấy các đơn thư khiếu nại về GPMB chủ yếu là khiếu nại liên quan về khung giá đền bù thường thấp hơn và chênh lệch nhiều so với giá xây dựng nhà mới, giá chuyển nhượng thực tế ở địa phương; giá đất ở, đất vườn thấp hơn nhiều so với giá thị trường. Ngoài ra còn có các khiếu nại yêu cầu xem xét diện tích đất, vị trí đất làm căn cứ đền bù còn thiếu hoặc sai sót hay có những trường hợp đơn thư khiếu nại về tính lại giá đền bù đã nhận trước đây theo quy định mới về khung giá đất của UBND Thành phố do những dự án liên quan này thường có thời gian thực hiện kéo dài, phân đoạn đầu tư, thi công đến đâu GPMB đến đấy, dẫn đến trong thời gian thực hiện dự án chính sách đền bù và khung giá đền bù có những sự thay đổi theo thời gian.
1.2. Đánh giá các kết quả đạt được
1.2.1. Các vấn đề tồn tại
Trong nhiều năm gần đây, công tác đền bù GPMB ngày càng cần thiết phục vụ cho xây dựng cơ sở vật chất, phát triển kết cấu hạ tầng, xây dựng khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, các dự án trọng điểm của Nhà nước, cũng như góp phần chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, ổn định đời sống sản xuất cho người có đất bị thu hồi. Nhờ những cải thiện về quy định pháp luật về phương pháp tổ chức, về năng lực cán bộ thực thi giải phóng mặt bằng, tiến độ giải phóng mặt bằng trong các dự án đầu tư gần đây đã được rút ngắn hơn so với các dự án cũ, góp phần giảm bớt tác động tiêu cực đối với người dân cũng như đối với dự án. Tuy nhiên bên cạnh những thành công đó, việc đền bù GPMB vốn phức tạp và còn vấp phải những trở ngại, vướng mắc làm ảnh hưởng đến tiến độ của các dự án gây tổn thất về tài chính và thời gian cũng như tài nguyên đất.
Tình hình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư GPMB và giải quyết đơn thư của huyện Gia Lâm cũng không nằm ngoài tình hình chung đó, các vấn đề còn tồn tại chủ yếu bao gồm:
-Thứ nhất, quản lý đất đai không hiệu quả dẫn đến khó khăn trong việc xác định nguồn gốc đất, nhà làm cơ sở để bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho xác định nguồn gốc đất, nhà làm cơ sở để bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người dân.
Công tác quản lý đất đai hiện nay còn rất thiếu và yếu, hồ sơ quản lý địa chính hiện có không đủ điều kiện xác định nguồn gốc, quá trình quản lý, sử dụng để lập phương án đền bù nhất là việc xác định các trường hợp đất thuộc diện được bồi thường, hỗ trợ hay không đối với những trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất chưa được quy định cụ thể gây khó khăn trong áp dụng trên thực tế.