- Giá đất giao đất ở tái định cư:
2.3. Các vấn đề vướng mắc trong GPMB xây dựng Cầu Phù Đổng 2 (gói thầu 6)
thầu 6)
Thực hiện quyết định 2397/QĐ-UBND ngày 12/06/2007 và Quyết định 4832/QĐ-UBND ngày 18/09/2009 của UBND thành phố Hà Nội về việc thu hồi đất tại xã Cổ Bi, Phù Đổng và Dương Hà huyện Gia Lâm giao cho Ban quản lý dự án Thăng Long để xây dựng cầu Phù Đổng 2 – Quốc lộ 1A, UBND đã tổ chức triển khai thực hiện dự án. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện công tác GPMB gặp phải không ít những khó khăn vướng mắc, chủ yếu là về giá bồi thường đất ở và giá bồi thường các nhà, vật kiến trúc.
2.3.1. Giá bồi thường đất ở
Ngày 2/2/2010, ngày 12/4/2010, ngày 14/4/2010 UBND xã Phù Đổng đã có các thông báo số 7/TB-UBND, 17/TB-UBND, 19/TB-UBND về việc trả lời tiền bồi thường, hỗ trợ cho 30 hộ dân nhưng chỉ có 3 hộ nhận tiền; 27 hộ còn lại không đồng ý với phương án bồi thường, hỗ trợ, không nhận tiền bồi thường và có đơn kiến nghị với nội dung: không đồng ý với giá bồi thường đất ở và giá bồi thường các nhà, vật kiến trúc theo các quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để xây dựng cầu Phù Đổng 2 của UBND huyện Gia Lâm ban hành ngày 28/01/2010 vì giá bồi thường, hỗ trợ thấp không phù hợp với giá thực tế. Ngoài ra các hộ không đồng ý xác định vị trí đất ở của các hộ theo đoạn đường vòng cung nối tiếp đường Bắc đê sông Đuống đoạn qua xã Yên Viên, xã Dương Hà (Quốc lộ 1A đến Quốc lộ 1B); các hộ dân đề nghị được bồi thường theo giá đất ở có vị trí giáp đường Quốc lộ 1 (từ cầu Thanh Trì đi Lạng Sơn) được quy định tại quyết định 124/2009/QĐ-UBND ngày 29/12/2009 của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định giá các loại đất trên địa bàn thành phố năm 2010 và giá xây dựng mới nhà ở, vật kiến trúc năm 2010.
Ban Bồi thường GPMB huyện Gia Lâm được UBND huyện giao xem xét trả lời đơn kiến nghị của các hộ dân. Sau khi nhận được đơn đề nghị của các hộ dân thôn Phù Dực 1 xã Phù Đổng ngày 28/4/2010 UBND huyện tổ chức họp với các hộ dân có đơn để giải đáp thắc mắc và khẳng định việc UBND huyện ra các quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ thiệt hại về đất, tài sản, cây cối, hoa màu cho các hộ là đúng chính sách, quy định hiện hành và cùng ngày Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng của huyện đã có công văn số 11/GPMB về việc trả lời đơn các hộ xã Phù Đổng về chính sách bồi thường, hỗ trợ GPMB tuy nhiên vẫn chưa nhận được sự nhất trí và đồng thuận của người dân. Các hộ dân vẫn tiếp tục có đơn đề nghị trả lời tại sao vị trí các thửa đất ở của các hộ có một mặt tiếp giáp với chân đường quốc lộ 1B lại không được áp giá đất ở theo đường quốc lộ 1B đã được quy định tại quyết định 124/2009/QĐ-UBND mà lại áp giá đất ở theo vị trí đường đê sông Đuống có giá đất ở thấp hơn. Tuy nhiên thực tế cho thấy, các hộ dân có một mặt tiếp giáp với quốc lộ 1B nhưng có rào chắn do quy định tại vị trí quốc lộ 1B không cho phép tiếp cận với dân sinh để đảm bảo an toàn giao thông, mọi sinh hoạt của người dân đều theo hướng bờ đê sông Đuống; do đó việc áp giá bồi thường theo vị trí đường Quốc lộ 1B là không hợp lý.
Về giá bồi thường đất ở: áp dụng theo Công văn số 8378/UBND-TNMT chấp thuận đề nghị của Liên ngành Thành phố về giá đất GPMB xây dựng cầu Phù Đổng 2. Đây là chính sách quy định về giá đất ở đặc thù áp dụng riêng cho dự án. Mặc dù, ngày 29/12/2009 UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 124/2009/QĐ-UBND về việc ban hành quy định giá các loại đất trên địa bàn TP Hà Nội năm 2010, nhưng giá đất ở năm 2010 đối với đường đê sông Đuống đoạn từ xã Yên Viên đến xã Trung Màu và Quốc lộ 1B vẫn giữ nguyên giá năm 2009 theo Quyết định 62/2008/QĐ-UBND (Giá đất
ven trục đầu mối giao thông chính thuộc huyện theo Quyết định 62/2008/QĐ- UBND và Quyết định 124/2009/ QĐ-UBND không có gì thay đổi)
Trong đó vị trí 1 áp dụng đối với thửa đất của một chủ sử dụng có ít nhất một mặt giáp với đường, phố; vị trí 2 áp dụng đối với thửa đất của một chủ sử dụng có ít nhất một mặt giáp với ngõ, ngách, hẻm (sau đây gọi chung là ngõ) có mặt cắt ngõ nhỏ nhất (tính từ đường, phố tới vị trí thửa đất) từ 3,5m trở lên; vị trí 3 áp dụng đối với thửa đất của một chủ sử dụng có ít nhất một mặt giáp với ngõ có mặt cắt ngõ nhỏ nhất (tính từ đường, phố tới vị trí thửa đất) từ 2m đến dưới 3,5m; vị trí 4 áp dụng đối với thửa đất của một chủ sử dụng có ít nhất một mặt giáp với ngõ có mặt cắt ngõ nhỏ nhất (tính từ đường, phố tới vị trí thửa đất) dưới 2m.
Bảng 2- Giá đất làm cơ sở tính bồi thường khi thu hồi về đất tại xã Phù Đổng
Tên đường phố Giá đất ở
Áp dụng trong phạm vi từ chỉ giới hè đường đến
200m phạm vi Ngoài 200m VT 1 VT 2 VT 3 VT 4 Quốc lộ 1B đi Trung Màu 3.000.000 2.300.000 1.800.000 1.500.000 Tính từ chỉ giới hè Đường Bắc đê
sông Đuống đoạn qua xã Yên Viên, xã Dương Hà (QL 1A đên QL 1B)
4.500.000 3.360.000 2.640.000 2.040.000
Đường Bắc đê sông Đuống đoạn qua xã Phù Đổng, xã Trung Màu (QL
1B đến hết địa phận HN)
3.000.000 2.300.000 1.800.000 1.500.000
Đường Nam đê
sông Đuống 3.000.000 2.300.000 1.800.000 1.500.000
(Nguồn: Bảng giá đất ven trục đầu mối giao thông chính thuộc huyện Gia Lâm năm 2010)
2.3.2. Về giá bồi thường nhà, công trình xây dựng
Giá bồi thường nhà, công trình xây dựng áp dụng theo Quyết định số 40/2008/QĐ-UBND ngày 22/10/2008 và Quyết định số 105/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của UBND thành phố Hà Nội để làm căn cứ lập phương án bồi thường nhà, vật kiến trúc liên quan đến GPMB. Thực tế cho thấy giá xây mới nhà ở, nhà tạm, vật kiến trúc thường thay đổi theo giá thị trường và có xu hướng tăng, thậm chí tăng cao; do đó chính sách giá xây dựng của Thành phố không thường xuyên được cập nhật chỉnh sửa cho phù hợp với thực tế gây ra tình trạng khiếu kiện trong công tác GPMB của các hộ dân như trong dự án này. Có thể thấy sau gần 2 năm, UBND Thành phố mới ban hành Quyết định số 32/2010/QĐ-UBND ban hành giá xây dựng mới nhà ở, nhà tạm, vật kiến trúc làm cơ sở xác định giá trị bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất; chính thức có hiệu lực từ ngày 1-8-2010, thay thế cho Quyết định số 40/2008/QĐ-UBND ngày 22-12-2008.
Như vậy là mặc dù có kiến nghị của người dân không đồng ý với giá bồi thường do thấp hơn giá thực tế nhưng UBND không có quyết định điều chỉnh giá thì Ban Bồi thường GPMB của huyện là cơ quan thực thi cũng không thể sửa đổi được phương án bồi thường. Qua nghiên cứu thực tế cho thấy, một trong những vướng mắc trong khâu GPMB đó là vấn đề thực hiện chính sách được ban hành do các cấp bộ, sở, ban, ngành, UBND Thành phố và các phòng ban chuyên môn của UBND huyện là cơ quan chịu trách nhiệm thực thi. Tuy nhiên quá trình thực hiện thường phát sinh nhiều tình huống trong khi chính sách và các văn bản quy phạm pháp luật không thể áp dụng trực tiếp ngay được; thậm chí không áp dụng được; mà cơ quan trực tiếp thực hiện phải xem xét vào tình hình thực tế cụ thể để có những phương án đánh giá, kiến nghị đề xuất sửa đổi bổ sung đến người làm chính sách sao cho đảm bảo được lợi ích
thường mất rất nhiều thời gian, trong khi đó việc đảm bảo tiến độ của dự án là việc vô cùng cần thiết nhưng dự án không thể triển khai khi mặt bằng chưa được bàn giao vì còn vẫn còn khiếu nại của dân chưa được giải quyết, chưa thỏa mãn với phương án đền bù.
Theo báo cáo của UBND xã Phù Đổng và qua khảo sát giá chuyển nhượng đất ở tại xã Phù Đổng năm 2009 và đầu năm 2010 thì giá đất ở chuyển nhượng tại khu vực trên từ 10.000.000 đ/m2 đến 15.000.000 đ/m2 . Do vậy để giảm bớt chênh lệch giữa giá bồi thường đất ở và giá chuyển nhượng đất ở thực tế trên thị trường và tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ dân, UBND huyện Gia Lâm đề nghị Ban chỉ đạo GPMB thành phố Hà Nội xem xét và báo cáo UBND Thành phố Hà Nội cho tăng giá bồi thường đất ở cho các hộ dân ở xã Phù Đổng một trong hai phương án trong tờ trình số 524/BCĐ-NV2 ngày 28/7/2010 (kèm theo tờ trình số 596/UBND-GPMB của UBND huyện Gia Lâm