.Đối với các doanh nghiệp XNK

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Giải pháp & kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán TDCT tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội” pptx (Trang 70 - 76)

- Thứ nhất, thận trọng lựa chọn bạn hàng nước ngoài.

Ngoài việc thận trọng khi ký kết hợp đồng, các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ đối tác nước ngoài tránh rủi ro gian lận trong thanh toán TDCT có thể xảy ra gây thiệt cho mình. Các doanh nghiệp Việt nam có thể có nguồn thông tin qua: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Trung tâm Thông tin Tìn dụng của NHNN Việt Nam, Bộ Công Thương, Bộ Kế Hoạch

và Đầu Tư... kết hợp với các nguồn khác như báo chí, internet... và các doanh nghiệp có thể nhờ ngân hàng phục vụ mình tìm hiểu đôi tác kinh doanh thông qua hệ thống các ngân hàng đại lý ở nước ngoài.

- Thứ hai, cần tuân thủ chặt chẽ các quy định cơ bản của hoạt động thương mại quốc tế để không tạo sơ hở cho phía đối tác bắt lỗi dủ là nhỏ nhất và từ chối thanh toán. Khi thanh toán TDCT, doanh nghiệp XNK cần am hiểu thấu đáo việc áp dụng pháp luật và thông lệ quốc tế, cũng như các thỏa thuận song phương, đa phương giữa các quốc gia bởi rủi ro có thể xảy ra khi chưa có sự hiểu biết đầy đủ, do không đủ khả năng hoặc không thể tiên liệu được việc thay đổi của pháp luật và chính sách nước ngoài và chính sách của Việt Nam; hoặc rủi ro liên quan đến việc thi hành phán quyết của của trọng tài và tòa án nước ngoài...

-Thứ ba, nâng cao trình độ nghiệp vụ ngoại thương và TTQT.

Một trong số nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động thanh toán TDCT tại Ngân hàng đó là do trình độ nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm của doanh nghiệp XNK còn hạn chế. Vì vậy, vấn đề cấp thiết của các doanh nghiệp XNK Việt Nam là phải tổ chức đào tạo cán bộ, nâng cao trình độ nghiệp vụ ngoại thương, trình độ pháp lý trong thương mại quốc tế. Ngoài ra, doanh nghiệp cần nắm vững nội dung của UCP và cần phải hiểu rằng hợp đồng và L/C, chứng từ và hàng hóa là độc lập với nhau, cần nâng cao lý thuật kiểm tra bộ chứng từ...

- Thứ tư, doanh nghiệp cần tăng cường mối quan hệ với Ngân hàng nhằm tranh thủ được sự tư vấn và ưu đãi từ phía ngân hàng.

Để tranh các rủi ro cho mình, các doanh nghiệp XNK Việt Nam ngoài việc tranh thủ sự hỗ trợ về vốn của ngân hàng, còn phải dựa vào ngân hàng để nắm bắt thông tin, xin tư vấn thêm về các điều khoản TTQT trước khi ký kết hợp đồng ngoại thương. Ngay cả khi có tranh chấp xảy ra thì ngân hàng cũng

có thể hạn chế tối đa các thiệt hại cho khách hàng Việt Nam nhất là đối với thanh toán TDCT.

- Thứ năm, khi có tranh chấp phát sinh, biện pháp đầu tiên nên sử dụng là thương lượng bằng khiếu nại hoặc đàm phán trực tiệp và nên chú ý tới mục tiêu hàng đầu của việc giải quyết tranh chấp là lợi ích kinh tế chứ không phải là việc thắng hay thua. Luôn sử dụng các biện pháp mang tính thiện chí, giữ gìn và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần lường trước những bất lợi khi có tranh chấp xảy ra và bị khời kiện ra nước ngoài. Trong nhiều trường hợp này, do khả năng về tài chính và nghiệp vụ có hạn nên phía Việt Nam ít thành công trong các phiên tòa quốc tế. Do vậy, khi được quyền lựa chọn tòa án khi có tranh chấp nên chọn tòa án xét xử trong nước (Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam) để tránh rủi ro trên.

- Ngoài ra, mỗi doanh nghiệp nên thiết lập một phòng ban hay một bộ phận pháp chế hay sử dụng tư vấn về pháp luật để có thể tránh được các bất đồng hoặc tranh chấp có thể xảy ra trong kinh doanh và TTQT. Và khi soạn thảo hợp đồng ngoại thương, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kỹ thủ tục, cân nhắc kỹ các điều khoản, đặc biệt là điều khoản thanh toán trước khi ký hợp đồng

KẾT LUẬN

Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập với nên kinh tế khu vực và thế giới. Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta cùng ngày càng được cải thiện và phát triển. Trước sự phát triển mạnh mẽ và đa dạng của thương mại quốc tế thì rủi ro trong hoạt động TTQT nói chung và thanh toán TDCT nói riêng là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng thanh toán TDCT và phòng ngừa rủi ro là hết sức cần thiết.

Qua thời gian thực tập tại NHĐT & PT Nam Hà Nội em càng nhận thức rõ càng phải hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán theo phương thức TDCT cho nên em đã có những cố gắng để nghiên cứu đề tài này.

Với mục đích là hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế

Báo cáo thực tập đã trình bày những nhiệm vụ sau:

- Thứ nhất, giới thiệu khái quát về NH ĐT & PT Việt Nam và NH ĐT & PT Nam Hà Nội.

- Thứ hai, phản ánh tình hình hoạt động TTQT và thực trang rủi ro trong thanh toán TDCT tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội.

- Thứ ba, đề tài đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán TDCT tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Giáo trình:

1) PGS. TS. NGUYỄN THỊ HƯỜNG (2002), Giáo trình:Quản trị dự án

và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - FDI (tập I), NXB Thống kê, Hà Nội.

2) PGS. TS. NGUYỄN THỊ HƯỜNG VÀ TS. TẠ LỢI (2007), Giáo trình: Nghiệp vụ ngoại thương lý thuyết và thực hành (Tập I),NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân .

3) PGS. TS. NGHUYỄN THỊ HƯỜNG (2003), Giáo trình: Kinh doanh quốc tế, NXB Lao động – Xã hội.

4) TS. NGUYỄN VĂN TIẾN (1999), Giáo trình: Quản trị rủi ro trong

kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.

5) TS. Nguyễn Văn Tiến (2003), Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.

6) TS. NGUYỄN MINH KIỀU (2008), Giáo trình: Nghiệp vụ ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.

7) Đinh xuân Trình (2007), Bộ tập quán quốc tế về L/C, Bản dịch, NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân.

8) ICC: The uniform customs & practice for documentary credit, 2007 revision, Icc publication No. 600, Paris.

9) ICC: Internetional standard banking practice for the examination of documents under documentary credit, ISBP 681.

Website:

1) www.bidv.com.vn (Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam) 2) www.sbv.gov.vn (Ngân hàng Nhà nước)

3) www.vietnamnet.vn

5) www.vnba.org.vn (Hiệp hội ngân hàng) 6) www.gso.gov.vn ( Tổng cục Thống kê)  Báo cáo:

1) NH ĐT & PT Nam Hà Nội (2007 – 2009), Báo cáo thường niên.

2) NH ĐT & PT Nam Hà Nội (2007 - 2009), Báo cáo kết quả hoạt động

kinh doanh.

3) NH ĐT & PT Nam Hà Nội (2007 - 2009), Báo cáo tổng hợp hoạt động

TTQT.

4) NH ĐT & PT Nam Hà Nội (2007 - 2009), Quản lý rủi ro trong ngân

hàng.

Luận văn:

1) Nguyễn Gia Khánh (2007), Giải pháp nâng cao chấtlượng thanh toán

TDCT phục vụ nhập khẩu hàng hóa tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội, khóa luận tốt nhiệp, Học Viện Ngân Hàng, Hà Nội.

2) Lưu Tiến Hà (2009), Biện pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán TDCT

tại Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam – Techcombank, chuyền đề tôt nghiệp, Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Giải pháp & kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán TDCT tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội” pptx (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)