Rủi ro tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội thường xảy ra đó là rủi ro về nghiệp vụ do cả hai phía khách hàng và ngân hàng.Bởi phương thức thanh toán TDCT đòi hỏi phải nghiêm ngặt về tính phù hợp của chứng từ, phù hợp với tiêu chuẩn, tập quán quốc tế nên dù bất cứ một sai sót nhỏ nào trong quá trình thực hiện giao dịch cũng đều tiềm ẩn rủi ro.
- Rủi rothường gặp đối với L/C NK.
+ Rủi ro này do ngân hàng phía nước ngoài xuất trình bộ chứng từ muộn mà không có lý do hay vì mục đích muốn lợi dụng sự thiếu kinh nghiệm của ngân hàng để nhằm thu lợi ích riêng cho mình. Ví dụ, như sau khi NH ĐT & PT Nam Hà Nội phát hánh bảo lãnh nhận hàng thì mới xuất trình bộ chứng từ gốc để đưa ra hóa đơn có giá trị cao hơn hay giữ lại vận đơn gốc
để đòi tiền lần hai. Tuy nhiên, ngân hàng đều cảnh giác và phòng ngừa rủi ro này, nhiều trường hợp ngân hàng tránh được những tổn thất nặng nề do rủi ro nay gây nên. Bên cạnh đó trong thanh toán L/C hàng NK, NH ĐT & PT Nam Hà Nội chỉ đóng vai trò là NHPH và kiểm tra bộ chứng từ được phía nước ngoài gửi đến. Bộ chứng từ có tỷ lệ lỗi rất ít khi đến ngân hàng do được phía nước ngoài kiểm tra. Một số lỗi về sô lượng và mâu thuẫn chứng từ thường gặp đều được ngân hàng điện thông bảo sửa đổi và bổ sung chứng từ rồi mới thanh toán L/C NK. Vì vậy không gây tổn thất cho ngân hàng và khách hàng + Trong khâu giao dịch L/C NK một số rủi ro thường xuất hiện tại ngân hàng do sự mất tập trung hoặc sơ suất của TTV cũng để xảy ra một số lỗi trong quá trình giao dịch. Như: TTV đánh sai lỗi chính tả phần mô tả hàng hóa, đánh sai số tiền khi làm điện thanh toán trong khâu điện mở, sửa đổi, thanh toán L/C hay chậm trễ trong việc kiểm tra chứng từ chỉ vào thời điểm giao thời giữa UCP600 và UCP500, đến nay thì rủi ro này tại Ngân hàng đã hạn chế rất nhiều do đã quen sử dụng UCP600. Những rủi ro này làm ngân hàng phát sinh thêm chi phí hay phạt lãi trả chậm. Tuy nhiên, nếu không phòng ngừa và hạn chế tối đa rủi ro này sẽ làm mất độ tín nhiệm của BIDV. Năm 2009, BIDV được xếp hạng BBB do VietNam Credit (Công ty TNHH Thông tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam) công bố trong báo cáo xếp hạng các ngân hàng Việt Nam.
- Rủi ro thường gặp đối với L/C XK:
Tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội tỷ trọng L/C NK luôn cao hơn so với L/C XK rất nhiều. Tuy nhiên không phải vì thế mà không có hay ít gặp rủi ro trong quá trình thanh toán L/C XK. Những rủi ro này chủ yếu do phía doanh nghiệp gây ra. Do nghiệp vụ XNK của doanh nghiệp còn hạn chế nên khi lập bộ chứng từ thanh toán hầu như đều mắc sai sót và phải sửa đổi phát sinh thêm chi phí tại ngân hàng (10 bộ chứng từ gửi tới đòi tiền thì có tới 7 bộ bị
sai sót như tên, địa chỉ, số lượng...). Những sai sót đều không lớn, nhưng nếu không chú ý rất dễ là căn cứ để phía nước ngoài không chấp nhận thanh toán L/C và còn làm giảm thương hiệu của BIDV. Nhờ có đội ngũ TTV có năng lực và kinh nghiệm nên cũng đã phát hiện kịp thời và báo cho khách hàng sửa đổi, giảm được rủi ro cho cả ngân hàng và khách hàng.