Những quy định về hạn chế XNK của Nhà nước cũng là nguyên nhân gây nên rủi ro cho người XK. Trường hợp: vào năm 2007 Công ty cung ứng vật tư xây dựng ký hợp đồng thương mại XK gỗ cho một công ty thương mại ở Trung Quốc, trị giá hóa đơn là 12,075 USD. Và NH ĐT & PT Nam Hà Nội đóng vai trò là NHTB. Sau khi ký hợp đồng, Nhà nước ban hành quyết định tăng thuế, hạn chế XK mặt hàng này. Vì vậy, Công ty đáp ứng được 2/3 khối lượng hàng giao theo hợp đồng cho bên mua. Bên mua phạt và giảm giá hàng bán vì việc không thực hiện đầy đủ hợp đồng, gây thiệt hại rất lớn cho Công ty. Lệnh cấm vận đối với một quốc gia không chỉ mang lại tổn thất cho chính quốc gia đó mà còn là nguyên nhân dẫn đến rủi ro cho cả doanh nghiệp XNK và Ngân hàng. Năm 2008, Công ty XNK Bảo Tuấn xuất khẩu lô hàng sang Iraq với thời hạn thanh toán là 90 ngày sau ngày giao hàng. Nhưng đến
thời hạn trả tiền, NH ĐT & PT Nam Hà Nội đòi tiền thì Ngân hàng Iraq không thể thanh toán được vì lý do Iraq bị cấm vận.
Bên cạnh đó, những quy định về biểu thuế thay đổi liên tục làm cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc tính toán hiệu quả kinh doanh. Từ đó dẫn đến nhiều trường hợp do gặp thua lỗ trong kinh doanh vì thuế thay đổi mà các doanh nghiệp kéo dài thời gian thanh toán cho đối tác, gây giảm sút uy tín cho Ngân hàng. Cùng với thủ tục hành chính trong quản lý XNK còn rườm rà, mất nhiều thời gian, gây phiền toái thậm chí mất cơ hội kinh doanh cho cả doanh nghiệp và Ngân hàng. Do các Bộ ngành liên quan phối hợp chưa chặt chẽ gây trở ngại cho hoạt động TTQT.