Nhận xét chung

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Giải pháp & kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán TDCT tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội” pptx (Trang 40 - 41)

Từ khi NH ĐT & PT Nam Hà Nội được nâng cấp lên Chi nhánh cấp I đã đưa hoạt động TTQT vào cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Do kinh nghiệm cùng với sự phát triển của hoạt động TTQT và nhất là thanh toán TDCT, Ngân hàng gặp không ít các rủi ro trong công tác này, mặc dù lỗi từ phía ngân hàng hay khách hàng thì đều ảnh hưởng tới tình hình tài chính của ngân hàng và thương hiệu của BIDV.

Giai đoạn 2007-2009, rủi ro chủ yếu xảy ra trong năm 2007 và 2008 do kinh nghiệm còn thiếu vì Chi nhánh vừa mới được nâng cấp lên Chi nhánh cấp I nhưng sang năm 2009 thì rủi ro đã có xu hướng giảm đáng kể. Ta thấy

tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội các rủi ro chủ yếu do khách hàng gây ra làm thiệt hại cho ngân hàng trên trường quốc tế. Các rủi ro về các vụ lừa đảo, Chi nhánh cũng đã gặp phải nhưng do sự cảnh giác cao mà Chi nhánh cũng tránh được các rủi ro này, không gây tổn thất cho ngân hàng. Còn các rủi ro do phía ngân hàng chủ yếu là các rủi ro về nghiệp vụ do sơ suất hay không chú ý của nhân viên bộ phận TTQT để xảy ra các rủi ro không đáng có trong quá trình giao dịch thanh toán TDCT. Nhưng những rủi ro này cũng không gây thiệt hại lớn cho ngân hàng và có thể có biện pháp khắc phục kịp thời và rút ra bài học kinh nghiệm cho các lần giao dịch tiếp theo. Tuy nhiên cũng có những rủi ro mà không chỉ NH ĐT & PT Nam Hà Nội mà cho cả các NHTM khác và cả các khách hàng là doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK. Đó là các rủi ro mang tính chất khách quan từ môi trường vĩ mô như: pháp luật, chính sách, tỷ giá... Những rủi ro này khiến doanh nghiệp cũng như các NHTM khó có thể kiểm soát được. Vì vậy đã gây tổn thất cho các bên tham gia giao dịch do sự thay đổi từ môi trường vĩ mô.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Giải pháp & kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán TDCT tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội” pptx (Trang 40 - 41)