Một số biện pháp khác

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Giải pháp & kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán TDCT tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội” pptx (Trang 62 - 65)

Một là, thu hút khách hàng xuất khẩu.

Đây là giải pháp mang tính chiến lược. Nhất là những khách hàng có nguồn thu ngoại tệ lớn, đồng thời tăng cường nguồn kiều hối, thu đổi ngoại tệ,... Từ đó giúp ngân hàng cân đối được lượng ngoại tệ, chủ động được nguồn ngoại tệ thanh toán cho L/C NK giảm thiểu rủi ro về tỷ giá. Ví dụ khi

vào thời điểm căng thẳng nguồn ngọai tệ do tỷ giá tăng đột ngột, ngân hàng đã không mua được ngoại tệ cho khách hàng để thanh toán L/C. Trong nhiều trường hợp để giữ uy tín ngân hàng phải tạm ứng bán sau đó mua lại khi tỷ giá đã tăng và chịu rủi ro về tỷ giá. Để thực hiện giải pháp này, Ngân hàng cần có những chính sách ưu đãi đối với nhóm XK: ưu đãi về lãi suất, cho vay ngoại tệ thu mua XK, áp dụng biểu phí ưu đãi, có thể miễn phí thông báo của ngân hàng nếu L/C đã được thông báo qua một ngân hàng Việt Nam, cung cấp các dịch vụ tư vấn miễn phí,lập bộ chứng từ hộ khách hàng... Bám sát khách hàng từ khâu ký kết hợp đồng cho đến khi hàng hóa được XK để đảm bảo có thể thanh toán nhanh chóng đòi tiền nước ngoài, tăng uy tín của NH ĐT & PT Việt Nam.

Hai là, tăng cường công tác tuyên truyền, tư vấn nghiệp vụ, phải đưa ra được các dự báo chính xác về sự biến động của thị trường và xu hướng biến động của các loại ngoại tệ. Thường xuyên cung cấp các thông tin này cho bộ phận tiếp thị và bộ phận quan hệ khách hàng để bộ phận này cung cấp cho khách hàng các phương tiện rào chắn rủi ro liên quan tới tỷ giá. Thông qua việc ngân hàng thường xuyên tổ chức các cuộc hội nghị khách hàng và hội thảo nhằm tạo mối quan hệ hiểu biết và nắm vững thông tin khách hàng. Hoạt động này đặc biệt quan trọng với nhóm khách hàng mới tránh được các rủi ro khi thiếu thông tin về khách hàng và phòng ngừa rủi ro bị khách hàng lừa đảo trong thanh toán TDCT tại ngân hàng.

Ba là, tiếp tục đẩy mạnh công nghệ ngân hàng, đẩy nhanh tiến độ hiện đại hóá công nghệ. Công tác này có ý nghĩa rất quan trọng, giúp ngân hàng có thể cạnh tranh với ngân hàng các ngân hàng khác và hạn chế được rủi ro trong TTQT. Nếu ngân hàng không chú trọng quan tấm đúng mực đến vấn đề đổi mới công nghệ ngân hàng thì sẽ rễ bị đảo thải hoặc nhấn chìm bởi những đợt sóng cách mạng công nghệ diễn ra liên tiếp. Vì mới được nâng cấp lên Chi

nhánh cấp I , quy mô Chi nhánh còn nhỏ nên ảnh hưởng ít nhiều tới hoạt động đầu tư công nghệ. Trước tiên, ngân hàng cần trang bị thêm nhiều máy tính và các thiết bị văn phòng hiện đại, tạo điều kiện tối đa cho cán bộ thanh toán thực hiện nghiệp vụ. Đẩy nhanh giao dịch, và phòng ngừa được rủi ro do mất dự liệu hay không phát được điện đi nước ngoài. Cần phát huy thế mạnh của phần mềm mời T24, tìm tòi, đào tạo để mọi cán bộ nhân viên trong ngân hàng đều có thể làm chủ công nghệ này, phục vụ hiệu quả cho công việc và giao dịch thườngngày. Để thực hiện giải pháp này NH ĐT & PT Nam Hà Nội cần có sự hỗ trợ về vốn và kỹ thuật từ NHTW.

Bốn là, tăng cường vai trò của khối quản lý rủi ro.

Trong các năm qua khối quản lý rủi ro cũng đã đạt được một số thành công nhất định nhưng thực sự vấn đề rủi ro trong hoạt động TTQT vẫn chưa thực sự được chú trọng. Đó là một vấn đề đặt ra cần nâng cao trách nhiệm và vai trò của khối quản lý rủi ro và đặc biệt là phòng Quản lý rủi ro trong việc quản lý rủi ro TTQT nói chung và thanh toán TDCT nói riêng. Căn cứ và nhiệm vụ của Phòng Quản lý rủi ro như đã nêu tại chương I, thì việc cần làm ngay trước mắt của Phòng là:

- Cần xây dựng hệ thống chế độ báo cáo rủi ro theo thang bậc trong cơ cấu tổ chức, mức độ chi tiết và thường xuyên của báo cáo.

- Xây dựng quy định về các biện pháp rào chắn rủi ro.

+ Quy định về bảo hiểm: Cần quy định bắt buộc mua bảo hiểm trươc khi mở L/C với những hàng hóa có điều kiện cơ sở giao hàng mà bảo hiểm không bao gồm trong thị giá hàng hóa.

+ Quy định về trách nhiệm trong quá trình tác nghiệp:

Thứ nhất, đối với cá nhân mang lại hiệu quả: Được hưởng một số % nhất định trong tổng thu nhập mà các cá nhân đó mang lại.

Thứ hai, đối với những thiệt hại: Quy định tỷ lệ bội thường thiệt hại đối với TTV, KSV và Lãnh đạo.

Có như vậy mới nâng cao được tinh thần trách nhiệm của các cá nhân trong quá trình thực hiện nghiệp TTQT.

- Đưa ra các yêu cầu đối với Trung tâm công nghệ thông tin của NH ĐT & PT Viêt Nam để xây dựng phần mềm hỗ trợ việc quản lý rủi ro như phần mềm chấm điểm tín dụng, thiết kế báo cáo rủi ro, bảng tính điểm và phân loại khách hàng...

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Giải pháp & kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán TDCT tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội” pptx (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)