Giải pháp chung

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả và tác động từ hoạt động khuyến nông của Trạm khuyến nông huyện Yên Thế - tỉnh Bắc Giang (Trang 80 - 82)

I. Trồng trọt

4.3.2.1.Giải pháp chung

4. Tổng đàn gia cầm Con 525000 880000 2263000 167.62 257

4.3.2.1.Giải pháp chung

Để thực hiện được các định hướng nêu trên và để khuyến nông thực sự trở thành người bạn tin cậy của nhà nông, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau:

(1) Đội ngũ CBKN của trạm cần được nâng cao hơn nữa về năng lực, chuyên môn, đặc biệt là nâng cao kỹ năng tiếp cận cộng đồng và phương pháp khuyến nông. Muốn vậy trạm phải thường xuyên mở lớp tập huấn đào tạo cho CBKN, mời các chuyên gia giỏi về giảng dạy và chọn lựa địa điểm - thời gian tập huấn thuận lợi để nâng cao chất lượng học tập.

(2) Hoàn thiện hệ thống tổ chức khuyến nông, phát huy vai trò của các tổ chức xã hội (Hội phụ nữ, hội nông dân, đoàn thanh niên…) để tổ chức tốt các đợt tập huấn, xây dựng các mô hình trình diễn thành công. Hệ thống tổ chức khuyến nông huyện cần đảm bảo trao đổi thông tin theo cả 2 chiều.

(3) Trạm cần phối hợp với các phòng ban liên quan tiến hành điều tra khảo sát nông nghiệp nông thôn để phát hiện những khó khăn, trở ngại của nông thôn, nhu cầu của nông dân để triển khai các chương trình cho phù hợp và hiệu quả.

(4) Xây dựng chế độ lương - phụ cấp tốt hơn cho CBKN giúp họ yên tâm công tác, nhiệt tình với công việc. Các cơ quan chức năng cần có chính sách hợp lý, có chế độ đãi ngộ tốt hơn cho CBKN. Ngoài khoản phụ cấp của huyện thì các xã phải có phần kinh phí cho khuyến nông, góp phần nâng cao thu nhập cho họ.

(5) Cần tạo điều kiện tốt nhất cho CBKN được phép cung ứng dịch vụ đầu vào, bao tiêu sản phẩm đầu ra cho nông dân.

(6) Trạm khuyến nông cần phải phối hợp với ngân hàng, quỹ tín dụng tạo điều kiện cho nông dân vay vốn, đầu tư cho sản xuất theo hướng áp dụng các KTTB mà CBKN đã hướng dẫn. Do hiệu quả SXNN chưa cao, khả năng tích luỹ vốn để đầu tư tái sản xuất thấp. Vì vậy nhiều khi các chương trình khuyến nông được triển khai nhưng nông dân không áp dụng do thiếu vốn.

(7) Trạm khuyến nông cần phải phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các kênh khuyến nông khác (Dự án quốc tế, doanh nghiệp, …) để thực hiện việc huyển giao KTTB vào sản xuất của nông dân sao cho có hiệu quả cao nhất, đồng bộ nhất. Tránh tình trạng chồng chéo hoặc đối lập giữa các kênh khuyến nông.

(8) Trạm khuyến nông cần tích cực vận động nông dân tham gia thành lập và đưa các CLBKN vào hoạt động. Vì số lượng CLBKN ở Yên Thế chưa nhiều, hoạt động lại cầm chừng, sinh hoạt không liên tục. Trong khi CLBKN là một hình thức để tạo ra môi trường xúc tác cho nông dân tiếp cận khuyến nông, thoả mãn nhu cầu, mong muốn của họ về hiểu biết, cập nhật các kinh nghiệm và thông tin KHKT áp dụng trong sản xuất. Là diễn đàn để mọi người thể hiện chính kiến của mình, để trao đổi chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, cách thức làm ăn, người biết nhiều hướng dẫn cho người biết ít. Từ đó áp dụng vào thực tiễn, nâng cao hiệu quả sản xuất và xoá đói giảm nghèo một cách bền vững. CLBKN còn là nơi cung cấp dịch vụ - vật tư nông nghiệp và là đầu mối tiêu thụ nông sản cho nông dân.

(9) UBND các xã cần tạo điều kiện và yêu cầu CBKN của xã mình tham gia vào các cuộc họp giao ban, họp ra quyết định. Để từ đó CBKN sẽ có cái nhìn toàn diện và đầy đủ hơn về tình hình phát triển KTXH của xã, nâng cao năng lực lãnh đạo và phát huy tinh thần trách nhiệm với công việc.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả và tác động từ hoạt động khuyến nông của Trạm khuyến nông huyện Yên Thế - tỉnh Bắc Giang (Trang 80 - 82)