Bình đẳng giới trong các hoạt động khuyến nông + Chỉ người đàn ông tiếp nhận, tham gia tập huấn KN 10 16,

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả và tác động từ hoạt động khuyến nông của Trạm khuyến nông huyện Yên Thế - tỉnh Bắc Giang (Trang 52 - 57)

+ Chỉ người đàn ông tiếp nhận, tham gia tập huấn KN 10 16,67 + Chỉ người phụ nữ tiếp nhận, tham gia tập huấn KN 5 8,33

+ Cả hai đều có thể tham gia 45 75,00

II. Đánh giá của hộ về khuyến nông - -

1. Đánh giá về các hoạt động KN của trạm - -

+ Đủ về nội dung và rất bổ ích 45 75,00

+ Đủ về nội dung những chưa bổ ích 5 8,33

+ KN chỉ có vai trò giúp chính quyền chỉ đạo sản xuất 7 11,67 + Chưa đủ về nội dung và không bổ ích 3 5,00

2. Đánh giá về CBKN - -

+ Năng lực chuyên môn tốt 50 83,33

+ Năng lực chuyên môn khá nhưng thiếu kinh nghiệm 7 11,67 + Có kinh nghiệm nhưng thiếu năng lực chuyên môn 3 5,00

Còn lại các mô hình trình diễn, hội nghị, hội thảo và tài liệu khuyến nông là các cách truyền đạt được người dân đánh giá hiệu quả là gần như nhau và không cao bằng tập huấn. Tuy nhiên mỗi phương thức lại có những ưu và nhược điểm riêng. Tài liệu khuyến nông tốn ít chi phí, có phạm vi ảnh hưởng - phân phát rộng nhưng lại nặng về lý thuyết, hộ dân khó áp dụng. Trình diễn giúp người dân nhận thức ngay vấn đề, có thể áp dụng ngay nhưng số lượng người tham gia lại hạn chế và tốn nguồn kinh phí lớn. Hai phương pháp này được người dân đánh giá là hiệu quả nhất ở mức 21,67% và 25%.

Truyền thông đại chúng là phương thức khuyến nông được người dân đánh giá có hiệu quả kém nhất. Mặc dù có trên 90% số hộ đã có đài PTTH và 100% số xã có loa truyền thanh nhưng các chương trình khuyến nông phát trên các phương tiện này còn chậm so với thực tế sản xuất, quá thưa thớt (đài truyền thanh huyện phát 1 chương trình khuyến nông/1 tháng với thời lượng 30 phút). Mặt khác các chương trình này phát còn chưa bám sát với nhu cầu của người dân. Chính vì vậy chỉ có 8,33% số hộ dân ở Yên Thế cho rằng đây là cách truyền đạt kiến thức khuyến nông hiệu quả nhât.

Cũng qua phỏng vấn hộ, chúng tôi nhận thấy rằng hiện nay nhu cầu của nông dân về KTTB, kiến thức khuyến nông đang có chiều hướng thay đổi tích cực. Chỉ có 51/60 hộ (85%) cho rằng họ mong muốn được cung cấp kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản. Trong khi đó có tới 56/60 hộ (93,33%) cho rằng họ mong muốn được cung cấp kiến thức về thị trường, CNCB, TTNS. Nguyên nhân của việc thay đổi này là do trong những năm qua sản xuất nông nghiệp của các hộ dân này và của toàn huyện có sự phát triển cao trong khi thị trường, giá cả, marketing, chế biến tiêu thụ sản phẩm ở địa phương đang gặp nhiều khó khăn. Nông sản làm ra không có chỗ tiêu thụ, hoặc giá bán quá thấp, thiếu CNCB bảo quản, chủ yếu bán sản phẩm thô chưa qua chế biến.

Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội vấn đề giới ở nông thôn Yên Thế cũng đã và đang được người dân nhận thức khá tốt. Có tới 75% chủ hộ

cho rằng cả vợ và chồng đều có thể tham gia tiếp cận với khuyến nông. Chỉ còn 25% chủ hộ phát biểu rằng chỉ có vợ hoặc chồng tham gia tiếp cận khuyến nông. Đa phần các hộ này lại có vợ hoặc chồng tham gia công tác xã hội, công tác chính quyền nên công việc đồng áng chỉ do người còn lại thực hiện (hoặc ở những hộ chưa có nhận thức rõ về vấn đề giới trong khuyến nông). Như vậy vấn đề giới trong KN&PTNT nói riêng và vấn đề bình đẳng giới nói chung ở Yên Thế là rất tiến bộ so với các vùng nông thôn khác.

Khi hỏi về những đánh giá của hộ về khuyến nông, chúng tôi cũng nhận được những câu trả lời khá đầy đủ và nghiêm túc. Có 45/60 hộ (75%) cho rằng các hoạt động khuyến nông đang triển khai tại huyện là đủ về nội dung và rất bổ ích. Trong khi đó có tới 50/60 hộ (tức 83,33%) cho rằng CBKN có năng lực chuyên môn tốt. Còn lại 25% số hộ cho rằng các hoạt động khuyến nông chưa đạt yêu cầu và 17,67% số hộ cho rằng CBKN hoạt động chưa tốt. Đây là những đánh giá khá chính xác và đầy đủ về công tác khuyến nông ở Yên Thế. Hầu hết các hộ cho rằng hoạt động khuyến nông chưa tốt lại rơi vào các hộ coi SXNN chỉ là phụ, Họ đầu tư nhiều thời gian và nguồn lực cho sản xuất CN-TTCN hoặc buôn bán nhỏ nên dành ít sự quan tâm cho SXNN cũng như hoạt động của khuyến nông. Cũng có thể thấy rằng, hầu hết CBKN đang hoạt động tại huyện Yên Thế đều có trình độ đại học nhưng họ chỉ được đào tạo ở một chuyên ngành hoặc trồng trọt, hoặc chăn nuôi thú y, hoặc lâm nghiệp. Vì vậy họ rất khó khăn khi phải tiếp nhận một công việc tổng hợp như khuyến nông. Mặt khác họ không được đào tạo kỹ năng về PTNT, kỹ năng về PTCĐ, kỹ năng sư phạm nên trong các buổi tập huấn ở trạm và ở cơ sở còn có CBKN chưa dám đứng lớp hoặc làm nhiệm vụ này chưa tốt. Chính vì thế những đánh giá của nông dân về đội ngũ này như trên là rất ưu ái và thể hiện sự tin tưởng lớn vào tiềm năng của đội ngũ CBKN ở huyện Yên Thế. Những đánh giá này là vô cùng ý nghĩa và có giá trị cao cho chiến lược hoàn thiện công tác khuyến nông thời gian tới.

Nhà tôi có 5 sào ruộng, trong đó có 3 sào lúa. Năm nào tôi cũng tham gia tập huấn khuyến nông, mỗi lần vậy tôi đều được nhận tài liệu khuyến nông. Nhưng thật ra mà nói tôi áp dụng những thứ tai được nghe, mắt được đọc ấy vào thực tế sản xuất là không nhiều. Bởi một lý do có lẽ cũng nhiều người như tôi cảm thấy, đó là tính bảo thủ trong suy nghĩ của chúng tôi. Trong khi đó những điều mới được tiếp nhận lại không đầy đủ. Tôi nghe CBKN nói thì chỉ tiếp thu được 10-20% thôi! Tôi đọc tài liệu thì cũng chỉ ghi nhớ được một vài ngày thôi, sau đó đâu còn giữ lại được gì! Chủ yếu chúng tôi sản xuất vẫn dựa vào kinh nghiệm là chính. Nếu muốn thay đổi thì chúng tôi phải được nhìn CBKN làm, được họ hướng dẫn và chính tay chúng tôi phải được làm thử.

Chị Giáp Thị Phúc, thôn Xuân Lan, xã Bố Hạ Hộp 2: Tâm sự của một nông dân xã Đồng Kỳ

Nếu bảo tôi đánh giá về CBKN và hoạt động của cơ quan khuyến nông ở đây

chắc cũng như những người dân khác thôi. Chúng tôi thấy họ rất nhiệt tình và năng nổ. Họ nắm bắt tình hình sản xuất và sâu bệnh là tốt đấy. Họ ra thông báo và chỉ đạo sản xuất của chúng tôi là kịp thời lắm. Tuy nhiên muốn hoạt động khuyến nông thật sự hiệu quả thì những cố gắng của riêng họ như vậy là chưa đủ đâu. Bởi một lẽ là khi họ “khuyến nông” những người chăm chú nghe - nghiêm túc thì chẳng nói làm gì, lại còn có những đối tượng đi chỉ để điểm danh, để nhận tiền của khuyến nông thôi. Ngay như tôi đây luôn xác định đi là để tiếp thu kỹ thuật mới, vậy mà khi đi vào sản xuất thực tế lại luôn thấy bỡ ngỡ, chúng tôi học trước quên sau mà! CBKN chỉ nói thôi thì chúng tôi nghe, nhưng khó nhớ, nhanh quên lắm!

Tôi cho rằng quan trọng nhất vẫn là tầm nhận thức của người dân và kỹ năng tiếp cận của CBKN với nông dân ra sao thôi. Còn chuyên môn của họ, chắc họ đều có đủ cả bởi họ được đào tạo tại các trường đại học ra mà!

Hôp 3: Tâm sự của một nông dân xã Tân Sỏi

Hiện nay chúng tôi đang thực hiện chủ trương dồn điền đổi thửa để thúc đẩy phát triển kinh tế hàng hoá. Bản thân tôi thấy điều đó là rất đúng, và đại bộ phận bà con nông dân trong xã đều hưởng ứng nhiệt tình. Tuy nhiên có một khó khăn gặp phải là: Việc phân hạng đất như trước đây đã ăn sâu vào suy nghĩ của bà con nông dân. Nhiều người được những mảnh ruộng màu mỡ, đất tốt thì không sao. Còn những người được nhận những mảnh ruộng vừa không thuận nước vừa không thuận đường giao thông thì chắc chắn họ sẽ cảm thấy bị thiệt, rồi lại kiện cáo, rồi kéo theo hàng trăm thứ khác nữa. Điều đó đặt ra một yêu cầu với CBKN là làm sao giúp chính quyền tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ. Khuyến nông vừa phải giúp nông dân mở mang sản xuất vừa phải giúp họ nhận thức rõ chủ trương chính sách của cấp trên, đồng thời phải giúp chính quyền thực hiện các chính sách đó. Chúng tôi cần một CBKN vừa giỏi chuyên môn nông nghiệp đồng thời có tầm nhận thức tốt về pháp luật và phải có phương pháp tiếp cận khuyến nông thật sự chuyên nghiệp.

Anh Nguyễn Văn Hải, Phó chủ tịch UBND xã Tân Sỏi 4.2.2. Đánh giá kết quả hoạt động khuyến nông của Trạm

Qua thảo luận và phỏng vấn các hộ dân đã cho chúng tôi thấy được những đánh giá mang tính tổng quát của nhân dân địa phương về hoạt động khuyến nông và đội ngũ CBKN đang hoạt động tại Yên Thế. Tuy nhiên để có cái nhìn cụ thể hơn, chúng ta cần dựa trên hệ thống số liệu được tổng hợp qua bảng 12 như sau:

4.2.2.1. Đánh giá kết quả hoạt động thông tin tuyên truyền

Có thể nói, thông tin tuyên truyền là hoạt động rất cần thiết trong phòng trừ dịch bệnh, thông tin về thời tiết khí hậu, thông tin về giá cả nông sản… Thông tin tuyên truyền tác động đến quyết định sản xuất và thành quả đạt được của hộ. Đồng thời hoạt động thông tin tuyên truyền luôn truyền tải thông tin một cách nhanh nhất, rẻ tiền nhất và được đông đảo bà con nông dân tiếp nhận.

Qua bảng 12 cho thấy, hoạt động thông tin tuyên truyền của Trạm khá phong phú và đa dạng. Trạm đã kết hợp với đài PTTH huyện sản xuất chương trình phát thanh hàng tháng và trước mỗi thời vụ. Ngoài ra trạm còn phát hành tài liệu kỹ thuật, tờ rơi, tờ bướm, cấp phát nông lịch, tạp chí khuyến nông… với số

lượng tăng dần qua các năm. Trong đó số lượng tờ rơi, tờ bướm và tài liệu kỹ thuật về SXNN là nhiều nhất. Loại tài liệu này thường được cấp phát cho hộ nông dân thông qua khuyến nông cơ sở hoặc qua các CLBKN. Do số lượng tạp chí khuyến nông và nông lịch ít nên chỉ phát cho các xã lưu tại văn phòng hoặc tủ sách của xã phục vụ cho số lượng ít nông dân có điều kiện đến tham quan học tập. Loại tài liệu này cấp phát theo tháng, mỗi xã được nhận 1 cuốn/ tháng.

Qua điều tra cho thấy, hoạt động thông tin tuyên truyền của trạm còn chưa phát huy được khả năng của mình, chưa đáp ứng được nhu cầu về thông tin của nhân dân. Số lần đài phát thanh huyện và hệ thống loa truyền thanh của các xã đưa tin về khuyến nông còn ít. Trạm chưa có các văn bản soạn thảo về quy trình kỹ thuật, cơ cấu mùa vụ, quy trình chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng vật nuôi để gửi đến đài truyền thanh huyện, tỉnh. Nguyên nhân của hạn chế này là do nguồn đầu tư kinh phí cho hoạt động thông tin tuyên truyền là quá eo hẹp, Trạm chưa có cán bộ phụ trách mảng thông tin tuyên truyền. Thực trạng đó đòi hỏi Trạm cần quan tâm hơn nữa đến hoạt động này trong thời gian tới.

4.2.2.2. Đánh giá kết quả tập huấn kỹ thuật

Tập huấn kỹ thuật là một hoạt động chính của công tác khuyến nông. Hoạt động này không thể thiếu được khi thực hiện việc chuyển giao KTTB vào sản xuất. Xác định được điều đó, trạm khuyến nông huyện Yên Thế đã mở được nhiều lớp tập huấn, thu hút được sự quan tâm đón nhận của đông đảo bà con nông dân. Kết quả tập huấn qua 3 năm được thể hiện qua bảng 13 như sau:

Bảng 13: Số lượng các buổi tập huấn kỹ thuật qua 3 năm (2004 - 2006)

CHỈ TIÊU ĐVT Năm So sánh (%)

2004 2005 2006 05/04 06/05 BQ

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả và tác động từ hoạt động khuyến nông của Trạm khuyến nông huyện Yên Thế - tỉnh Bắc Giang (Trang 52 - 57)