0
Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ TÁC ĐỘNG TỪ HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG CỦA TRẠM KHUYẾN NÔNG HUYỆN YÊN THẾ - TỈNH BẮC GIANG (Trang 88 -91 )

- Thường xuyên kiểm tra đánh giá

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

Công tác khuyến nông, nhất là chuyển giao KTTB tới nông dân ở huyện Yên Thế có vị trí hết sức quan trọng cho sự nghiệp xoá đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp và nông thôn.

Từ khi thành lập đến nay, trạm khuyến nông huyện Yên Thế đã có nhiều hoạt động thiết thực đóng góp vào thành tích trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện. Đồng thời những kết quả đạt được đã tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển của Trạm sau này.

Bên cạnh việc tổ chức hệ thống khuyến nông từ huyện xuống cơ sở, để công tác khuyến nông đi vào thực tế sản xuất của nông dân, trong phương hướng hoạt động đơn vị, trạm khuyến nông huyện Yên Thế đã chú trọng đến xây dựng các mô hình trình diễn, mở các lớp tập huấn… Hàng năm trạm phối hợp với TTKNKL tỉnh Bắc Giang và các ngành chức năng tổ chức hàng trăm lớp tập huấn với hàng ngàn lượt người tham gia về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và lâm nghiệp. Trạm phối hợp với đài PTTH huyện, đài truyền thanh các xã tuyên truyền, khuyến cáo các KTTB, các mô hình sản xuất hiệu quả cao, các kinh nghiệm sản xuất giỏi tới bà con nông dân. Đồng thời trạm còn phối kết hợp với TTKNKL tỉnh, các Viện, trường đào tạo mở các lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức, năng lực cho đội ngũ CBKN trạm và cơ sở.

Các hoạt động của trạm khuyến nông huyện Yên Thế đã thiết thực mang lại hiệu quả trong các phương diện kinh tế, xã hội và môi trường trong nông nghiệp nông thôn.

Về kinh tế, hoạt động khuyến nông đã tác động tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, ứng dụng KTTB vào sản xuất góp phần làm tăng

năng suất, sản lượng nông sản. Cơ cấu GTSXNN của huyện có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành chăn nuôi, thuỷ sản, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt. Những hộ nông dân tham gia vào các chương trình, các hoạt động của khuyến nông, tích cực đầu tư áp dụng KTTB thì có kết quả sản xuất và cho thu nhập cao hơn so với các hộ không áp dụng các KTTB.

Về xã hội và môi trường, khuyến nông có vai trò lớn trong chuyển giao KTTB, nâng cao nhận thức cho người nông dân, nâng cao thu nhập, góp phần cải thiện đời sống người nông dân cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Trong sản xuất, khuyến nông đã chú trọng đến vấn đề môi trường, CBKN đã hướng dẫn các hộ chăn nuôi xử lý chất thải bằng hầm BIOGAS, làm cho môi trường được trong lành, đảm bảo vệ sinh và sức khoẻ cộng đồng.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác khuyến nông của trạm còn một số hạn chế sau: Mạng lưới CBKN của huyện còn rất mỏng, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc được giao. Trình độ CBKN còn thiếu đồng bộ, tất cả chỉ mới được đào tạo 1 chuyên ngành, hầu hết họ còn thiếu kỹ năng phát triển cộng đồng, kỹ năng sư phạm nên còn gặp nhiều khó khăn khi hoạt động. Nội dung và các thông tin được truyền đạt trong các hoạt động khuyến nông còn chưa đầy đủ, mới chỉ thiên về các nội dung mang tính chất kỹ thuật. Chưa có khuyến nông thị trường, khuyến nông chế biến nông sản, khuyến nông xúc tiến thương mại, khuyến nông tư vấn dịch vụ kỹ thuật và khuyến nông hợp tác quốc tế.

Với thực trạng đó đòi hỏi phải có những giải pháp tích cực để hoàn thiện hơn nữa từ hệ thống tổ chức đến nội dung hoạt động và đội ngũ CBKN. Đòi hỏi trạm và cán bộ làm công tác khuyến nông nhận thức rõ trách nhiệm và vinh dự của mình để vươn lên thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Có vậy tài khuyến nông mới xứng đáng là người bạn đồng hành đáng tin cậy của nông dân trên bước đường phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

5.2. KIẾN NGHỊ

Qua khảo sát đánh giá tình hình thực hiện công tác khuyến nông ở huyện Yên Thế. Để tạo điều kiện cho công tác khuyến nông đảm bảo hoàn thành các chức năng nhiệm vụ theo tinh thần Nghị định 13/CP của Chính phủ góp phần đưa nông nghiệp huyện nhà phát triển hơn nữa trong thời gian tới, chúng tôi có một số kiến nghị sau:

5.2.1. Đới cấp Nhà nước và Chính phủ

Cần hoàn thiện hệ thống chính sách đối với công tác khuyến nông. Đặc biệt là chế độ đãi ngộ cho CBKN tạo điều kiện cho họ yên tâm làm việc với mức lương cao hơn, xứng đáng với những đóng góp của họ. Cần tăng cường và áp dụng hợp lý các chính sách tài chính để hỗ trợ, giúp đỡ nông dân (đặc biệt là những người nghèo) phát triển sản xuất, cải thiện đời sống và xây dựng nông thôn mới.

5.2.2. Đối với cấp tỉnh

Đề nghị UBND tỉnh và TTKNKL tỉnh Bắc Giang cần quan tâm hơn nữa đến hoạt động khuyến nông của Trạm. Tăng cường kinh phí cho hoạt động khuyến nông cấp huyện cũng như cơ sở để đơn vị hoạt động có hiệu quả hơn. Thường xuyên mở các lớp đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho CBKN các trạm, cho khuyến nông viên cơ sở. Phối hợp nhiều hơn nữa với các cơ quan nghiên cứu, các viện, các trường, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp để tiếp nhận nhiều hơn các KTTB. Đồng thời tiến hành điều tra, khảo sát để nắm chắc nhu cầu của các hộ nông dân, đánh giá đúng hiện trạng sản xuất ở địa phương. Từ đó xây dựng các chương trình, dự án khuyến nông “theo

nhu cầu” chuyển xuống cho cấp huyện. Phát hiện những mô hình nông dân sản

xuất giỏi, khuyến khích để họ phát triển. Thiết lập kênh thông tin hai chiều trong các chương trình dự án khuyến nông. Tăng cường tổ chức cho CBKN của các huyện đi tham quan các mô hình điển hình trong và ngoài tỉnh để từ đó xây dựng mô hình tại địa phương mình cho tốt hơn.

5.2.3. Đối với cấp huyện

Hàng năm huyện cần trích thêm kinh phí sự nghiệp cấp cho hoạt động khuyến nông. Đồng thời cần có biện pháp giám sát tốt hơn đối với các mô hình khuyến nông - khuyến lâm - khuyến ngư. Huyện cần có biện pháp hợp lý hỗ trợ đầu vào cho nông dân và hình thành bộ phận thu mua hoặc tìm đầu ra cho các nông sản hàng hoá để nông dân có điều kiện bán sản phẩm và yên tâm đầu tư thâm canh. Đồng thời huyện cần cấp thêm kinh phí cho trạm mua một số dụng cụ phục vụ hoạt động hội họp tại chỗ hoặc công tác chuyên môn. Nếu có điều kiện thì cần nâng cấp mở rộng thêm cơ sở vật chất kỹ thuật của trạm hơn nữa.

5.2.4. Đối với Trạm

Cần lựa chọn và xây dựng các chương trình khuyến nông phù hợp với điều kiện của mỗi xã, thị trấn. Đổi mới phương thức truyền đạt của CBKN cho phù hợp với trình độ của người nông dân. Xây dựng mạng lưới khuyến nông xuống tận thôn, xóm. Tăng cường hướng dẫn xây dựng, sinh hoạt và giám sát các CLBKN sao cho có hiệu quả nhất.

5.2.5. Đối với cơ sở

Đề nghị các cấp lãnh đạo ở xã phải quan tâm hơn nữa tới việc đưa KH - KTTB về cho bà con nông dân. Các xã cần phải hỗ trợ thêm kinh phí để khuyến nông tổ chức hội họp, in ấn tài liệu, tham quan xây dựng mô hình trình diễn phục vụ cho hoạt động khuyến nông ở cơ sở mình. Mỗi xã, CBKN phải tổ chức được ít nhất 1 mô hình khuyến nông tiêu biểu trong năm. Muốn vậy các xã phải tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho công tác khuyến nông, lắng nghe ý kiến của người dân và của CBKN để có định hướng đúng cho công tác khuyến nông tại địa phương mình.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ TÁC ĐỘNG TỪ HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG CỦA TRẠM KHUYẾN NÔNG HUYỆN YÊN THẾ - TỈNH BẮC GIANG (Trang 88 -91 )

×