BQ người tham gia/lớp người 69 47 43 68.12 91.49 78

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả và tác động từ hoạt động khuyến nông của Trạm khuyến nông huyện Yên Thế - tỉnh Bắc Giang (Trang 58 - 60)

Nguồn: Trạm khuyến nông huyện Yên Thế

Các đợt tập huấn được tổ chức định kỳ hoặc theo mùa vụ sản xuất tại địa phương. Mỗi khi chuẩn bị đưa KTTB vào sản xuất, trạm kết hợp với cơ quan trong và ngoài ngành khảo sát thực tế địa phương, xây dựng kế hoạch triển khai trong đó có kế hoạch tập huấn cho cán bộ chỉ đạo và nhân dân trực tiếp sản xuất. Qua bảng 13 cho thấy, số lớp tập huấn tăng dần qua các năm (BQ 3 năm tăng 11,23%). Tuy nhiên số lượng người tham gia năm 2005 lại thấp hơn năm 2004 (bằng 72,18%) sau đó năm 2006 lại tăng 8,33% so với năm 2005). Điều này chứng tỏ đã có sự chọn lọc trong việc tham gia tập huấn của nông dân. Nông dân chỉ tham gia các lớp tập huấn khi họ thực sự thấy có ý nghĩa và thiết thực với sản xuất của mình. Do vậy mà số lượng người tham gia/lớp cũng đang có chiều hướng giảm xuống. Năm 2004 BQ 1 lớp có 69 học viên thì đến năm 2006 chỉ còn 43 học viên (BQ 3 năm giảm 21,06%). Điều này có tác động tích cực đến chất lượng dạy và học tại các lớp tập huấn. Tuy nhiên hiện nay phần lớn các lớp tập huấn vẫn được mở theo hình thức khuyến nông hỗ trợ hoàn toàn kinh phí và dụng cụ học tập cho nông dân, vì thế một số người tham gia học với ý thức không cao, dẫn đến kết quả chưa như mong muốn. Bên cạnh đó việc mở lớp tập huấn của Trạm luôn gặp phải những trở ngại về kinh phí. Đây là một vấn đề đòi hỏi Trạm cần sớm giải quyết, cần có sự giúp đỡ của chính quyền huyện và cơ sở.

Hoạt động tập huấn của trạm được thực hiện trên 4 lĩnh vực chính là: trồng trọt, CN-TS, lâm nghiệp, phát triển TT-CB-TTNS. Số lớp có nội dung tập huấn về trồng trọt vẫn là chủ yếu, chiếm tới 70/120 lớp (năm 2006). Số lớp tập huấn về chăn nuôi tuy còn ít nhưng đang có chiều hướng tăng nhanh và được đông đảo nông dân quan tâm. Đây là điều hợp lý vì ngành chăn nuôi đang có xu hướng phát triển mạnh cả về quy mô và yêu cầu chất lượng.

Qua bảng 13 chúng ta thấy, số lớp tập huấn về lâm nghiệp và phát triển thị trường - chế biến - TTNS Trạm tổ chức được còn rất ít (thậm chí không có). Điều này đòi hỏi trạm cần được tăng thêm biên chế hoặc bồi dưỡng thêm cho đội ngũ cán bộ hiện nay để họ có thể đảm nhận tốt 2 mảng hoạt động còn rất yếu này. Để từ đó đáp ứng tốt nhất yêu cầu của bà con nông dân, giải quyết đầu ra cho nông sản hàng hoá sản xuất tại địa phương.

Cũng qua bảng 13, không chỉ cán bộ của Trạm tổ chức được các lớp tập huấn mà bên cạnh đó CBKN cơ sở cũng đã tự mở được các lớp tập huấn cho nông dân với số lượng ngày càng tăng. Tuy số lượng còn hạn chế và chưa thu hút được nhiều người dân tham gia nhưng đây là những dấu hiệu đáng mừng thể hiện sự cố gắng và trình độ của CBKN cơ sở đã có bước tiến triển tích cực. Năm 2004 số lớp tập huấn do CBKN cơ sở mở được chỉ chiếm 38,14% nhưng đến năm 2006 đã lên tới 45,83% trong tổng số lớp tập huấn. Tuy nhiên do kinh nghiệm và kỹ năng sư phạm của một số CBKN cơ sở chưa thật sự tốt. Vì thế chất lượng một số buổi tập huấn còn chưa cao, chưa thu hút được sự chú ý của bà con nông dân. Để khắc phục hạn chế này đòi hỏi trong thời gian tới Trạm cần tạo điều kiện cho CBKN đi bồi dưỡng thêm, nâng cao trình độ cho họ.

Hộp 4: Tâm sự của một nông dân về việc tham gia tập huấn kỹ thuật

Tôi là người thường xuyên tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật SXNN.

Trung bình mỗi năm có đến gần 10 lớp tập huấn được tổ chức tại xã này. Tôi tham gia với tinh thần học tập nghiêm túc và mong thu nhận được nhiều kiến thức để về áp dụng tại gia đình mình. Về cơ bản tôi thấy các kỹ thuật mà CBKN chuyển giao cho là bổ ích và hay lắm!

Tuy nhiên cũng còn 2 điều mà tôi cho là chưa đạt yêu cầu đó là: (1) CBKN nhiều khi nói thì hay đấy nhưng khi làm thì còn ngượng ngùng lắm; (2) Chúng tôi đi học là cho mình, cớ sao khuyến nông lại phải đài thọ chúng tôi? Vì thế tôi thấy, nông dân chúng tôi cần những CBKN miệng nói tay làm cơ. Bên cạnh đó các chương trình khuyến nông phải phù hợp với yêu cầu trong sản xuất của chúng tôi thì mới thực sự tốt.

Ông Phạm Đức Hùng, thôn Đồng Lều, xã Bố Hạ

Qua các cuộc tham quan hội thảo người nông dân được “mắt thấy tai nghe” những kỹ thuật và kết quả của kỹ thuật mới. Hơn nữa họ được trực tiếp tiếp xúc với nông dân sản xuất giỏi, từ đó họ sẽ nhận thức đầy đủ hơn so với những thông tin họ được nghe thấy, làm cho họ tin tưởng hơn vào KTTB được chuyển giao. Mặt khác tham quan hội thảo có thể giúp cho nông dân nảy sinh những ý tưởng mới khi so sánh cái nhìn thấy và thực tế của mình. Từ đó định hướng cho gia đình mình trồng cây gì, nuôi con gì, ở đâu và như thế nào…? Do đó thông qua các đợt tham quan hội thảo người nông dân có thể tiếp thu những KTTB một cách nhanh chóng, có thể thay thế các CBKN chuyển giao KTTB tới bà con nông dân nơi mình sinh sống. Như vậy tham quan hội thảo đem lại hiệu quả cao trong hoạt động công tác khuyến nông.

Qua bảng 14 cho thấy, số lượng các buổi và số lượng người tham gia hội thảo khuyến nông liên tục tăng qua 3 năm. Nội dung các buổi hội thảo vẫn chủ yếu tập trung vào lĩnh vực trồng trọt (có đến 20/38 cuộc hội thảo là về lĩnh vực này). Trong khi đó lĩnh vực lâm nghiệp và phát triển thị trường, chế biến, tiêu thụ nông sản nhận được sự quan tâm rất ít của trạm. Năm 2006 chỉ có 3/38 cuộc hội thảo về chủ đề lâm nghiệp, và không có cuộc hội thảo nào về chủ đề phát triển TT, CB, TTNS. Đây là vấn đề đòi hỏi trạm cần nhanh chóng đổi mới và bổ sung.

Bảng 14: Kết quả tham quan hội thảo qua 3 năm (2004 - 2006)

CHỈ TIÊU ĐVT Năm So sánh (%)

2004 2005 2006 05/04 06/05 BQ

I. Số cuộc tham quan hội thảo Cuộc 29 31 38 106.90 122.58 114.471. Trồng trọt Cuộc 17 18 20 105.88 111.11 108.47

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả và tác động từ hoạt động khuyến nông của Trạm khuyến nông huyện Yên Thế - tỉnh Bắc Giang (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w