PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả và tác động từ hoạt động khuyến nông của Trạm khuyến nông huyện Yên Thế - tỉnh Bắc Giang (Trang 35 - 36)

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Nghiên cứu này được tiến hành trong địa bàn huyện Yên Thế. Vì vậy, nghiên cứu sử dụng các thông tin và số liệu của cả 21 xã và thị trấn trong huyện để đánh giá hoạt động công tác khuyến nông trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn lực, thời gian và theo yêu cầu của quá trình thực tập nên chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát các hoạt động khuyến nông và các chương trình chuyển giao KTTB điển hình, nghiên cứu tập trung khảo sát chủ yếu tại 3 xã đại diện của huyện. Đây là ba xã có diện tích đất nông nghiệp lớn và trong 3 năm qua được chọn là điểm trình diễn nhiều mô hình khuyến nông.

Xã Bố Hạ là xã bao quanh thị trấn Bố Hạ, nằm ven bờ sông Thương, không có dự án nước ngoài tài trợ. Bố Hạ đại diện cho những xã mà hoạt động khuyến nông hầu như chỉ tiến hành theo kênh khuyến nông Nhà nước.

Xã Đồng Kỳ là xã được hưởng lợi từ dự án PLAN, WB và hoạt động khuyến nông do các doanh nghiệp tiến hành rất mạnh đặc biệt là các công ty TAGS, thuốc thú y và thuốc BVTV. Đồng Kỳ đại diện cho những xã có tác động mạnh mẽ từ khuyến nông của các tổ chức quốc tế và của doanh nghiệp.

Xã Tân Sỏi có mạng lưới khuyến nông thôn bản hoạt động rất hiệu quả thông qua các câu lạc bộ khuyến nông (CLBKN). Các CBKN thôn bản được cử ra và hàng tháng ngoài nguồn phụ cấp do xã đài thọ còn được hưởng một phần hoa lợi tăng thêm do tác động của việc chuyển giao KTTB. Tân Sỏi đại diện

Bảng 6: Xã và các tiêu thức lựa chọn

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả và tác động từ hoạt động khuyến nông của Trạm khuyến nông huyện Yên Thế - tỉnh Bắc Giang (Trang 35 - 36)