Đánh giá hoạt động khuyến nông của Trạm (kênh KN nhà nước)

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả và tác động từ hoạt động khuyến nông của Trạm khuyến nông huyện Yên Thế - tỉnh Bắc Giang (Trang 75 - 77)

I. Trồng trọt

4.2.5.2.Đánh giá hoạt động khuyến nông của Trạm (kênh KN nhà nước)

4. Tổng đàn gia cầm Con 525000 880000 2263000 167.62 257

4.2.5.2.Đánh giá hoạt động khuyến nông của Trạm (kênh KN nhà nước)

Từ khi thành lập, đặc biệt là từ năm 2004 đến nay trạm khuyến nông huyện Yên Thế đã thu được những thành công nhất định và rút ra nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.

Thành công lớn nhất phải kể đến là trong thời gian ngắn đã xây dựng được hệ thống khuyến nông hoàn chỉnh từ cấp huyện xuống cơ sở. Khuyến nông đã đáp ứng được yêu cầu chỉ đạo của các cấp Đảng, chính quyền và tạo được lòng tin đối với nhân dân trong huyện. Các chương trình khuyến nông trực tiếp mang lại hiệu quả kinh tế cao, được nông dân áp dụng rộng rãi trong sản xuất. Góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và chuyển đổi cơ cấu kinh tế của huyện. Thu nhập của người dân được nâng cao, đời sống được cải thiện, vấn đề môi trường sống, đa dạng sinh học cũng được chú ý hơn.

Bài học kinh nghiệm rút ra sau quá trình hoạt động là rất quý báu bao gồm: (1) Chương trình khuyến nông chỉ đạt kết quả cao, được duy trì và mở rộng khi có sự tham gia của người dân. Trong hoạt động khuyến nông không chỉ thực hiện việc xây dựng mô hình trình diễn mà phải triển khai tổng hợp các hoạt động như tập huấn, tham quan, hội thảo, thông tin tuyên truyền; (2) Phải xây dựng hoàn thiện hệ thống tổ chức khuyến nông, trong đó đặc biệt chú trọng đến lực lượng khuyến nông cơ sở. Hiện nay lực lượng này không nằm trong biên chế Nhà nước mà thực hiện chế độ hợp đồng dài hạn. Đây là cách làm hay, bộ máy khuyến nông vừa được tăng cường, vừa tránh được sự cồng kềnh trong cơ quan lãnh đạo; (3) Tranh thủ được sự chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền ở địa phương là yếu tố quyết định đến thành công của các hoạt động khuyến nông.

Có những thành công trên đây chúng ta cũng không thể bỏ qua những tồn tại và hạn chế trong công tác khuyến nông ở Yên Thế mắc phải trong thời gian gần đây. Cụ thể được chỉ ra như sau:

(1) Số lượng CBKN của trạm và các xã hiện nay là rất mỏng so với lượng công việc của 21 xã - thị trấn. Họ đều là cán bộ kỹ thuật làm công tác khuyến nông, chưa qua đào tạo đúng chuyên môn và phương pháp khuyến nông. Họ lại phải phụ trách tất cả các mảng về: trồng trọt, CN, lâm nghiệp, TS… nên trong hoạt động còn chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của công việc.

(2) Hoạt động khuyến nông mới chỉ chú trọng đến mặt kỹ thuật sản xuất, chưa có nhiều hoạt động trong tổ chức thị trường, chế biến, tiêu thụ nông sản, dịch vụ nông nghiệp. Do đó hiệu quả hoạt động khuyến nông mang lại là chưa cao. (3) Kinh phí cho hoạt động khuyến nông còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao trong việc chuyển giao KTTB vào sản xuất. Chế độ đãi ngộ, lương cho khuyến nông viên cơ sở chưa thật thoả đáng. Vì vậy CBKN chưa thật sự yên tâm công tác, một số xã CBKN hoạt động kém hiệu quả.

(4) Trong khi thực hiện chuyển giao KTTB thông qua các mô hình trình diễn, các buổi tập huấn, hội thảo thì trạm còn thiếu sự quan tâm đến nhu cầu của người dân. Đa phần vẫn là thực hiện sự chuyển giao theo hướng từ trên xuống. Mặt khác còn duy trì chế độ “Thầy trả tiền cho Trò đi học” nhiều khi không sát với yêu cầu của sản xuất. Vì vậy nhiều người đi học chỉ là lấy lệ, không quan tâm đến kiến thức mạng lại từ buổi học. Trong khi đó kinh phí cho xây dựng mẫu vật, bản đồ, tiêu bản phục vụ trực tiếp cho tập huấn hầu như không có. Vì thế chất lượng các buổi học chưa cao.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả và tác động từ hoạt động khuyến nông của Trạm khuyến nông huyện Yên Thế - tỉnh Bắc Giang (Trang 75 - 77)