Phương thức hoạt động và tổ chức mạng lướ

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả và tác động từ hoạt động khuyến nông của Trạm khuyến nông huyện Yên Thế - tỉnh Bắc Giang (Trang 40 - 44)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.2.2. Phương thức hoạt động và tổ chức mạng lướ

TRÌNH ĐỘ Cán bộ của trạm Cán bộ khuyến nông các xã

SL (người) CC (%) SL (người) CC (%)

Đại học 5 100,00 16 80,00

Cao đẳng - - 2 10,00

Trung cấp - - 2 10,00

Chưa qua đào tạo - - - -

Hệ thống khuyến nông Nhà nước ở Yên Thế hoạt động theo phương thức: CBKN của trạm trực ban liên tục tại trạm, còn lại CBKN cấp xã hoạt động tại cơ sở, ưu tiên cho người sống tại địa bàn xã đó. Hàng tháng toàn bộ hệ thống họp giao ban một lần tại trụ sở của trạm. Các CBKN xã sẽ viết và trình bày báo cáo về tình hình hoạt động khuyến nông diễn ra trên địa bàn xã sau 1 tháng và định hướng giải pháp cho tháng tiếp theo. Cán bộ của trạm sẽ tổng hợp thành báo cáo tháng và báo cáo quý chung cho toàn huyện. Qua nghiên cứu cho thấy hầu hết CBKN xã đã được trang bị kỹ năng tổng hợp hoạt động và viết báo cáo khá tốt, các chương trình khuyến nông được giám sát và theo dõi thống kê đầy đủ.

Tổ chức mạng lưới khuyến nông của trạm được thực hiện dựa trên các mối quan hệ với các cơ quan trong và ngoài ngành, các tổ chức đoàn thể, các HTX NN và hộ nông dân. Các mối quan hệ này được thể hiện qua sơ đồ 2.

Sơ đồ 2: Hệ thống tổ chức hoạt động khuyến nông của Trạm

Chú thích: Quan hệ chỉ đạo Quan hệ phối hợp

Cơ quan trong ngành

- Trạm thú y - Trạm BVTV

- Công ty giống vật tư - HTX dịch vụ NN - Các phòng ban NN

Trạm Khuyến

nông Các cơ quan ngoài ngành

- Các tổ chức quần chúng - Ngân hàng

- HTX tín dụng

- Cơ quan thông tin đại chúng

- Nông dân sản xuất giỏi - Nông dân tiên tiến

- Ban KN xã - KN viên

CLB KN

Nông dân sản xuất đại trà

Trạm Khuyến nông

Xuất phát từ yêu cầu SXNN của huyện và sự chỉ đạo của TTKNKL tỉnh, trạm khuyến nông huyện Yên Thế ngoài việc hướng dẫn chỉ đạo sản xuất còn thực hiện chương trình khuyến nông với sự kết hợp cùng các cơ quan.

* Đối với cơ quan trong ngành: Trạm kết hợp 2 chiều với trạm BVTV, trạm

Thú y, công ty giống vật tư nông nghiệp, HTX dịch vụ NN, phòng ban nông nghiệp để xây dựng các mô hình trình diễn, mô hình thí điểm khảo nghiệm giống và kỹ thuật mới. Trạm kết hợp trực tiếp với trạm BVTV để hỗ trợ công tác phòng trừ dịch hại cây trồng, kết hợp với trạm Thú y để triển khai công tác phòng chống bệnh tật cho gia súc, gia cầm của nông dân. Ngược lại các cơ quan này khi tiếp nhận được các KTTB thường kết hợp với trạm khuyến nông để thực hiện khuyến cáo, chuyển giao tới nông dân.

* Đối với cơ quan ngoài ngành: Trạm kết hợp với các cơ quan này để hỗ trợ

làm nhiệm vụ truyền bá, hướng dẫn KTTB tới nông dân. Kết hợp với các tổ chức quần chúng để tổ chức các cuộc tập huấn kỹ thuật cho nông dân. Trạm kết hợp với đài PTTH huyện xây dựng các chương trình làm cầu nối giữa nông dân với khuyến nông. Đặc biệt là tuyên truyền những thông tin về giống, kỹ thuật và tình trạng sâu bệnh hại cây trồng vật nuôi cho nông dân. Ngoài ra trạm còn phải kết hợp với các tổ chức tín dụng để tạo điều kiện cho nông dân vay vốn sản xuất. Qua tìm hiểu chúng tôi thấy việc kết hợp với các tổ chức tín dụng của trạm ít được thực hiện và chủ yếu là kết hợp vay vốn để sử dụng vào công tác xây dựng mô hình trình diễn và mua vật dụng cho trạm. Sự kết hợp với các cơ quan trong và ngoài ngành đã tạo điều kiện hỗ trợ rất tốt cho công tác khuyến nông huyện, góp phần rất lớn trong việc thực hiện các chương trình khuyến nông. Nhưng qua thực tế thì sự kết hợp này chưa thực sự khăng khít và hài hoà, chưa thực sự mang lại hiệu quả như mong muốn. Vì vậy cần thúc đẩy các mối quan hệ này hơn nữa nhằm gắn kết chặt chẽ giữa trạm với các cơ quan, giúp hoạt động khuyến nông được hiệu quả hơn.

* Đối với mạng lưới khuyến nông cơ sở: Đây là lực lượng bám sát cơ sở nắm

bắt rõ tình hình thực tế và nhu cầu sản xuất của nông dân ở địa bàn phụ trách. Lực lượng này chịu sự quản lý của trạm thông qua ban khuyến nông xã. Đây là lực lượng chân rết cho trạm giúp trạm nắm bắt kịp thời tình hình thực tế sản xuất của cơ sở cũng như yêu cầu nguyện vọng của bà con từ đó trạm có những khuyến cáo sát thực và kịp thời tới nông dân. Qua tìm hiểu chúng tôi thấy lực lượng khuyến nông viên ở các xã, nhìn chung đã xây dựng được ban khuyến nông nhưng các thành viên của ban thường là các cán bộ xã kiêm giám sát khuyến nông của xã. Thực tế cho thấy các ban khuyến nông này hoạt động chưa có hiệu quả, chưa tổ chức được các buổi sinh hoạt định kỳ hàng tháng. Các khuyến nông viên hàng tháng chưa có các buổi sinh hoạt báo cáo tình hình sản xuất của xã.

Bên cạnh các khuyến nông viên làm chân rết cho trạm còn có các CLBKN, những nông dân tiên tiến, điển hình sản xuất giỏi. Đây là bộ phận trực tiếp xây dựng các mô hình khảo nghiệm. Họ là lực lượng tiên phong trong việc áp dụng KTTB vào sản xuất. Các cơ sở sản xuất của họ sẽ trở thành những mô hình trình diễn, họ có thể thay CBKN để thực hiện chuyển giao KTTB cho nông dân khác. Thực tế ở địa bàn huyện các CLBKN được xây dựng khá nhiều, toàn huyện hiện có 26 CLB, các CLB này chỉ hoạt động trên một lĩnh vực nhất định. Việc thành lập CLB còn mang tính tự phát, hiệu quả hoạt động thấp, thiếu sự hướng dẫn chỉ đạo của cán bộ địa phương, các CLBKN chưa thường xuyên tổ chức được các buổi sinh hoạt, các thành viên chưa thực sự gắn kết lại với nhau.

Tóm lại, ngoài việc kết hợp chặt chẽ với cơ quan trong và ngoài ngành Trạm đã xây dựng được một mạng lưới khuyến nông từ huyện xuống các xã tương đối hoàn thiện. Cùng với mạng lưới khuyến nông làm chân rết thì còn có các CLBKN giúp nông dân liên kết hỗ trợ nhau trong sản xuất. Bên cạnh những kết quả đã đạt được ở trên thì hình thức hoạt động và tổ chức mạng lưới của trạm vẫn còn những tồn tại mà cán bộ - nhân viên của trạm cần nhanh chóng

động trên địa bàn rộng. Trạm chưa xây dựng được mạng lưới khuyến nông thôn xóm; (2) Trong quá trình hoạt động các khuyến nông viên hoạt động theo ban khuyến nông, chưa có sự kết hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể, đài truyền thanh xã nên hoạt động chưa đạt hiệu quả cao. Các thành viên của ban khuyến nông chưa quan hệ chặt chẽ với các tổ chức quần chúng do đó việc tổ chức các cuộc tập huấn nhiều khi còn gặp khó khăn; (3) Các CLBKN hoạt động kém hiệu quả, chưa có sự chỉ đạo chặt chẽ của trạm, của cán bộ địa phương; (4) Mảng hoạt động khuyến nông về chế biến, tiêu thụ nông sản và cung cấp thông tin về thị trường còn rất thiếu.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả và tác động từ hoạt động khuyến nông của Trạm khuyến nông huyện Yên Thế - tỉnh Bắc Giang (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w