CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH PHÒNG GIAO DỊCH TRẦN XUÂN SOẠN (Trang 43)

1.4.1. Nhân tố kinh tế xã hội.

TT KDTM có phát triển hay không phụ thuộc vào sự phát triển của kinh tế xã hội. Ở những nước phát triển cao, TT KDTM đã hoàn toàn trở thành hình thức thanh toán hiện đại phổ biến, còn đối với những nước đang phát triển như Việt Nam, các nước trong khối Asean, nền kinh tế tiền mặt vẫn ở mức cao. Kinh tế có phát triển, thu nhập của người dân sẽ tăng lên. Ngoài những những nhu cầu sử dụng các sản phẩm mang tính thông thường thiết yếu, lúc này, người dân có thu nhập cao hơn sẽ phát sinh nhu cầu về những dịch vụ chất lượng và có nhiều tiện ích. Họ sẽ tiêu dùng những sản phẩm cao cấp, đắt tiền, sử dụng các dịch vụ tại các trung tâm mua sắm, siêu thị, các khu vui chơi giải trí…việc mang theo nhiều tiền mặt lúc này trở nên bất tiện, không đảm bảo an toàn bằng TT KDTM . Ở Việt Nam, nền kinh tế đang phát triển, thu nhập của đại bộ phận dân cư còn chưa cao, bên cạnh đó lại chưa hình thành các trung tâm thương mại lớn, các siêu thị chưa phân phối rộng khắp, còn thiếu các điểm chấp nhận thanh toán chuyển khoản, do đó chưa thể đáp ứng nhu cầu mua bán không dùng tiền mặt, người dân vẫn phải mang tiền theo để thanh toán, mặc dù họ có tài khoản thanh toán qua ngân hàng. Vì vậy, thúc đẩy sự phát triển kinh tế chính là nhân tố sẽ thúc đẩy TT KDTM phát triển theo.

Nhân tố văn hóa xã hội cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc TT KDTM có phát triển được hay không. Văn hóa người Việt Nam với thói quen sử dụng

tiền mặt đã làm hạn chế sự phát triển các phương thức TT KDTM tiên tiến như thẻ, thanh toán qua Internet, thanh toán bằng tài khoản. Thói quen thì khó bỏ, họ lại ngại tiếp cận với những phương thức thanh toán mới. Trình độ dân trí của người dân chưa cao nên khó khăn khi sử dụng các dịch vụ công nghệ hiện đại, mà họ cho là phức tạp phiền phức. Trong tương lai, khi trình độ dân trí tăng cao, hiểu biết của người dân về những tiện ích của TT KDTM cao hơn, thì nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng sẽ trở nên phổ biến hơn. Hiện nay, nhu cầu thanh toán qua ngân hàng mới chỉ dừng lại ở các thành phố lớn, khu trung tâm kinh tế mà chưa thật sự ở những khu vực nông thôn cũng là do sự phát triển kinh tế, trình độ dân trí và khả năng thích nghi với cái mới, thay đổi thói quen của hai vùng là khác nhau.

1.4.2. Nhân tố pháp lý.

TT KDTM cũng có những rủi ro của nó. Vì trong thanh toán không có sự xuất hiện của tiền mặt nên người cung cấp hàng hóa dịch vụ sẽ cảm thấy không yêu tâm. Để tạo tâm lý an tâm cho khách hàng, đảm bảo tính an toàn bảo mật thông tin cho khách hàng, tính công bằng hợp lý, tránh những rủi ro cho cả khách hàng và ngân hàng thì cần có một hệ thống pháp lý đầy đủ, chặt chẽ, sát thực hợp lý để bảo vệ khách hàng như vậy mới thúc đẩy được TT KDTM phát triển. Các văn bản pháp lý điều chỉnh các thể thức TT KDTM như các Nghị quyết, Nghị định, Quy định, thông tư hướng dẫn…do cơ quan Nhà Nước ban hành sẽ là cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp phát sinh, bảo vệ lợi ích cho khách hàng. Những quy định về thủ thục thanh toán được đơn giản hóa, dễ hiểu, dễ sử dụng, theo thông lệ quốc tế sẽ đẩy nhanh tốc độ thanh toán và thu hút được nhiều khách hàng tham gia. Hệ thống các văn bản pháp lý liên quan đến TT KDTM quy định về quyền hạn, trách nhiệm các bên tham gia vào quá trình thanh toán, giám sát và xử lý rủi ro, tranh chấp trong thanh toán, các văn bản về quản lý cung cấp các thông tin thanh toán cũng như các vấn đề có liên quan làm cho khách hàng đang tham gia vào quá trình

thanh toán sẽ yên tâm và tiếp tục gắn bó với ngân hàng, tiếp tục sử dụng các dịch vụ TT KDTM. Vì vậy nếu các văn bản pháp lý bảo vệ được khách hàng,TT KDTM sẽ phát triển, còn văn bản pháp lý chưa hoàn thiện, còn nhiều bất cập chưa bảo vệ được quyền lợi khách hàng và tạo ra niềm tin cho người sử dụng dịch vụ này, thì TT KDTM sẽ không thể phát triển được.

1.4.3. Nhân tố khoa học công nghệ.

Khoa học, công nghệ là yếu tố ảnh hưởng, tác động mạnh mẽ mang tính chất quyết định đến sự phát triển của công nghệ thanh toán và sự phát triển của TT KDTM. Sự tiến bộ của công nghệ đã tạo điều kiện cho hệ thống thanh toán ngân hàng và các thành viên của hệ thống có thể xử lý một khối lượng lớn thanh toán lớn không chỉ với tốc độ nhanh chóng mà còn đảm bảo tính chính xác cao. Nếu như trước đây, TT KDTM chủ yếu dùng các chứng từ thanh toán và phải luân chuyển khá lớn, luân chuyển qua đường bưu điện, thời gian thanh toán lâu, thậm chí gặp phải nhầm lẫn, sai sót khiến cho TT KDTM chưa thật sự có những tiện ích hơn so với thanh toán bằng tiền mặt. Hiện nay với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, lượng chứng từ đã giảm đi rất nhiều, luân chuyển chứng từ cũng nhanh hơn, độ chính xác cao hơn, giảm được khối lượng lớn các giấy tờ và công đoạn thanh toán, thời gian thanh toán sẽ nhanh hơn.

Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, cụ thể là sự phát triển của Internet và điện thoại là các công cụ hỗ trợ quyết định tới sự phát triển của thanh toán điện tử, như Internet banking, mobile banking, phone- banking, ATM… do đó nó cũng thúc đẩy TT KDTM phát triển. Nếu như Internet và điện thoại đã trở thành phổ biến đối với người dân, thì khách hàng có thể tiếp cận được một cách dễ dàng hơn với các dịch vụ thanh toán hiện đại này. Nhờ có sự tiến bộ của khoa học, các công nghệ hiện đại ứng dụng trong thanh toán điện tử liên ngân hàng, thanh toán bù trừ điện tử, liên minh thẻ giữa các ngân hàng, liên minh thẻ giữa ngân hàng với các công ty cung cấp hàng hóa dịch vụ khác...đã

hỗ trợ cho TT KDTM được phát triển. Sự liên minh thẻ giữa các NH giúp cho khách hàng không phải sử dụng nhiều loại thẻ của nhiều NH khác nhau, mà chỉ cần sử dụng một chiếc thẻ có thể giao dịch ở bất kỳ một NH nào, mang lại sự tiện ích cho khách hàng. Nếu không có sự liên kết, thiếu đồng bộ, hệ thống kĩ thuật không thống nhất, các phần mềm và chương trình ứng dụng của các ngân hàng khác nhau không tương thích sẽ gây ra phiền phức cho khách hàng, và cả sự nhầm lẫn sai sót, sẽ không phát huy được lợi ích của việc không sử dụng tiền mặt. Vì vậy, không có sự phát triển của khoa học công nghệ, thì TT KDTM sẽ khó có thể phát triển được.

1.4.4. Nhân tố con người.

 Về phía khách hàng:

Hành vi tiêu dùng của dân cư quyết định đến sự phát triển của TT KDTM hay không. Ở đâu có cầu thì ở đó có cung. Tức là nếu có nhu cầu thanh toán qua ngân hàng thì TT KDTM sẽ có cơ hội phát triển. Nếu như thói quen tiêu dùng bằng tiền mặt vẫn còn tồn tại trong dân cư, và KH không thích thanh toán qua NH thì việc có cố gắng phát triển TT KDTM cũng là việc rất khó khăn.

 Về phía ngân hàng:

Ban lãnh đạo ngân hàng: Là người đưa ra các chiến lược kinh doanh, quyết sách, đường lối của NH. NH có đẩy mạnh công tác TT KDTM hay không là phụ thuộc vào chiến lược NH. Vì vậy năng lực, trình độ thái độ, quan điểm, tính nhạy cảm trong kinh doanh sẽ là những nhân tố để người lãnh đạo có thể định hướng đúng đắn con đường phát triển của NH mình. Hầu hết các NH hiện nay đều có những chiến lược đẩy mạnh công tác TT KDTM, tuy nhiên, sự thành công hay không còn phụ thuộc vào NH đó đã có những chiến lược như thế nào, đầu tư như thế nào để đạt hiệu quả.

Nhân viên NH: Nhân viên tác nghiệp sẽ là người trực tiếp tiếp xúc, giao dịch với khách hàng. Họ cần phải nắm rõ quy trình các loại sản phẩm dịch vụ,

hiểu biết về các sản phẩm đó thì mới có thể tư vấn phục vụ KH tốt được. Một nhân viên có đầy đủ những tố chất sẽ tạo cho KH cảm thấy an tâm thoải mái, và muốn gắn kết hơn nữa với những dịch vụ thanh toán tiện ích của NH.

1.4.5. Các nhân tố khác:

 Quy trình thủ tục:

Một quy trình thủ tục phức tạp rườm rà sẽ khiến cho người dân ngại sử dụng các dịch vụ thanh toán hiện đại, ngược lại một quy trình nhanh chóng, đơn giản, đáp ứng mọi yêu cầu của KH sẽ được KH thích sử dụng dịch vụ này hơn. Ví dụ phát hành thẻ ATM với cách thức đơn giản, không cần điều kiện, không mất nhiều thời gian sẽ làm cho KH sử dụng thẻ nhiều hơn

 Chính sách khách hàng:

Chính sách nhằm thu hút các KH như giảm phí giao dịch, miễn phí giao dịch qua ATM, miễn phí mở tài khoản...Nếu như không có những chính sách thu hút KH, thì khó có thể kéo người tiêu dùng ra khỏi thói quen dùng tiền mặt, thậm chí họ đang sử dụng TT KDTM sẽ có thể quay trở lại với cách dùng tiền mặt, nếu như tính phí không phù hợp.

 Kênh phân phối:

NH có mạng lưới phân phối thanh toán qua NH rộng khắp sẽ được KH thích sử dụng hơn. Nếu có một mạng lưới phân phối mạnh, đi đến đâu, ở bất cứ nơi nào KH vẫn có thể thanh toán được. Còn không có mạng lưới phân phối sẽ gây bất tiện cho KH vì muốn thanh toán cũng không có địa điểm chấp nhận thanh toán cho mình.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG VPBANK TRẦN XUÂN SOẠN.

2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VPBANK TRẦN XUÂN SOẠN. XUÂN SOẠN.

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.

Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBANK):

Được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04 tháng 9 năm 1993 theo Giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UB ngày 04 tháng 09 năm 1993. Lĩnh vực hoạt động :

• Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các tổ chức và cá nhân.

• Tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước.

• Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác.

• Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân.

• Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá.

• Hùn vốn, liên doanh và mua cổ phần theo pháp luật hiện hành.

• Thực hiện dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng.

• Thực hiện kinh doanh ngoại tệ.

• Huy động nguồn vốn từ nước ngoài.

• Thanh toán quốc tế và thực hiện các dịch vụ khác liên quan đến thanh toán quốc tế.

• Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức, đặc biệt chuyển tiền nhanh.

Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ VND. Sau đó, do nhu cầu phát triển, VPBank tiếp tục tăng vốn điều lệ. Đến tháng 8/2006, vốn điều lệ của VPBank đạt 500 tỷ đồng. Tháng 9/2006, VPBank nhận được chấp thuận của NHNN cho phép bán 10% vốn cổ phần cho cổ đông chiến lược nước ngoài là Ngân hàng OCBC - một Ngân hàng lớn nhất Singapore, theo đó vốn điều lệ sẽ được nâng lên trên 750 tỷ đồng. Tiếp theo, đến cuối năm 2006, vốn điều lệ của VPBank sẽ tăng lên trên 1.000 tỷ đồng. Và hiện nay vốn điều lệ của VPBank đã tăng lên 2.117 tỷ đồng vào tháng 12/2008.

Lịch sử hình thành và phát triền của NHTM CP các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBANK) Trần Xuân Soạn -Chi nhánh Hà Nội:

Được hoạt động theo quyết định số 46-2006/QĐ- HĐQT của Hội đồng quản trị ngày 22/03/2006 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của các Chi nhánh và Phòng giao dịch VPBank. Căn cứ Quyết định 888/2005/QĐ- NHNN về việc mở, thành lập và chấm dứt hoạt động của các chi nhánh, phòng giao dịch. Căn cứ theo QĐ mở PGD số 606-2007- HĐQT, VPBank Trần Xuân Soạn bắt đầu đi vào hoạt động từ đầu năm 2007.

Với nội dung hoạt động là:

 Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư trong nước và ngoài nước bằng VNĐ và bằng ngoại tệ.

 Cho vay có đảm bảo bằng tài sản tối đa không quá 500 triệu cho một khách hàng, cho vay chiết khấu, cầm cố giấy tờ có giá.

 Kinh doanh ngoại hối.  Dịch vụ thanh toán quốc tế.

 Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác.  Cung cấp các dịch vụ giao dịch giữa các khách hàng.

 Các dịch vụ ngân hàng khác theo quy định của ngân hàng nhà nước Việt Nam.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của PGD VPBank Trần Xuân Soạn.

Cơ cấu tổ chức của PGD Trần Xuân Soạn:

Sơ đồ 7: Cơ cấu tổ chức của PGD VPBank Trần Xuân Soạn.

Trưởng phòng giao dịch VPBank Trần Xuân Soạn Phòng kế toán giao dịch Phòng phục vụ khách hàng Phòng kế toán tin học Phòng giao

Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban của PGD Trần Xuân Soạn:

Phòng kế toán giao dịch :

Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng, các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính chi tiêu nội bộ tại Phòng giao dịch, cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của Nhà nước và Ngân hàng VPBANK. Phòng kế toán giao dịch: thực hiện chức năng nhiệm vụ của phòng Kế toán tin học và phòng giao dịch kho quỹ thực hiện một số chức năng chính sau:

- Chào đón khách hàng (KH), giới thiệu và bán chéo sản phẩm, dịch vụ ngân hàng (NH).

- Giải đáp và hướng dẫn KH sử dụng các tiện ích về sản phẩm dịch vụ của NH.

- Giải đáp thắc mắc, yêu cầu của KH về sản phẩm NH, về tài khoản của KH.

- Thu thập các thông tin về khách hàng; cập nhật thay đổi, bổ sung thông tin về KH.

- Thực hiện mở các loại tài khoản KH (tiền gửi, tiết kiệm, tiền vay…) và thay đổi bổ sung các thông tin về các tài khoản KH.

- Quản lý các loại tài khoản dùng trong giao dịch với khách hàng.

- Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản tiền gửi như tiền gửi, rút tiền, chuyển tiền, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, phát hành séc, thanh toán séc, bảo chi séc…giữ hộ, chi hộ.

- Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản tiết kiệm như: gửi tiền, rút tiền, chi trả vốn, lãi.

hạn…trên tài khoản tiền vay.

- Thực hiện thu chi trên tài khoản ký quỹ, thanh toán thư tín dụng… - Thực hiện chi trả lệnh chuyển tiền, mua séc du lịch…

- Thực hiện thu đổi ngoại tệ mặt cho khách hàng theo đúng các quy định về quản lý ngoại hối của NH nhà nước và của VPBank.

- Cung cấp các thông tin về tài khoản, gửi giấy báo nợ, giấy báo có, sao

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH PHÒNG GIAO DỊCH TRẦN XUÂN SOẠN (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w