Hoạt động huy động vốn:
Huy động vốn là một hoạt động đóng vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và hoạt động của các ngân hàng thương mại. Công tác huy động vốn được
thực hiện với mục tiêu đảm bảo vốn cho hoạt động tín dụng, đảm bảo tính an toàn, tính thanh khoản cho NH, giúp NH tăng nhanh tài sản có, mở rộng thị phần và nâng cao vị thế cạnh tranh. VPBank cũng rất coi trọng công tác huy động vốn. Các hình thức huy động vốn của phòng giao dịch VPBank Trần Xuân Soạn bao gồm nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ từ các thành phần kinh tế, tổ chức, cá nhân với kỳ hạn đa dạng, lãi suất linh hoạt, nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn như tiết kiệm có dự thưởng, tiết kiệm tích lũy.
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Nguồn vốn 2007 2008
Phân loại theo đối tượng
TG doanh nghiệp và tổ chức 43,4 31,68% 47,47 29,79% TG dân cư 93,6 68,32% 111,87 70,21%
Phân loại theo kỳ hạn
TG không kì hạn 20,98 15.32 % 29,11 16.03% TG có kì hạn 116,02 84,68 % 130,23 81,73% Tổng 137 100% 159,34 100%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Phòng giao dịch VPBank Trần Xuân Soạn).
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượn.
bắt đầu đi vào hoạt động, tuy nhiên hoạt động huy động vốn của NH khá tốt, tổng lượng vốn huy động của PGD là 137 tỷ. Xét theo đối tượng gửi tiền, trong cơ cấu nguồn vốn của PGD tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng khá cao là 68,32%, trong khi đó số vốn mà ngân hàng huy động được từ doanh nghiệp và các tổ chức trong nền kinh tế chỉ chiếm 31,68%. Nếu phân loại tiền gửi theo kỳ hạn, theo xu thế chung của các NHTM tiền gửi có kì hạn tại PGD chiếm một tỷ trọng rất lớn, đạt 84,68 % còn tiền gửi không kỳ hạn chiếm 15,32% trong tổng nguồn vốn huy động được của PGD. Sang đến năm 2008, trong điều kiện kinh tế khó khăn và hoạt động ngân hàng có nhiều diễn biến phức tạp, sự cạnh tranh về lãi suất đã làm cho công tác điều hành cân đối vốn hết sức khó khăn và không thể kiểm soát được lãi suất đầu vào. Cơ cấu nguồn có lãi suất ổn định và dài hạn trên 12 tháng bị dịch chuyển xuống dưới 12 tháng và luôn ở mức cao trong quý 3/2008, lãi suất chi phí đầu vào các Ngân hàng bình quân trên 15%, có thời điểm lên 18%. Nhờ có các chính sách ưu đãi về lãi suất và các chương trình thu hút tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng phát huy được tác dụng. PGD đã sử dụng nhiều biện pháp tích cực trong công tác huy động vốn như giao chỉ tiêu cho cá nhân, tiếp thị huy động nguồn từ các định chế tài chính, các tổ chức bảo hiểm nên tổng lượng vốn huy động của Phòng giao dịch đạt tới 159,34 tỷ, tăng 16,31% so với số vốn mà ngân hàng đã huy động được trong 2007.
Có thể thấy Nguồn vốn huy động tăng từ năm 2007 sang năm 2008 với một tốc độ tăng trưởng khá 16,31% là kết quả tổng hợp của rất nhiều giải pháp về huy động vốn đã được VP Bank và PGD VPBank Trần Xuân Soạn quán triệt và triển khai như: đưa ra các sản phẩm tiền gửi đa dạng và lãi suất hấp dẫn, đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng, đẩy mạnh công tác chăm sóc khách hàng, giữ vững khách hàng truyền thống đồng thời tìm kiếm và khai thác khách hàng mới, mở rộng mạng lưới giao dịch.
Hoạt động sử dụng vốn mà chủ yếu là hoạt động cho vay là hoạt động sinh lời lớn nhất, là nguồn thu lãi chủ yếu của cho ngân hàng. Trong điều kiện cạnh tranh thị phần giữa các ngân hàng, VPBank đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng đến xin vay vốn, như hoàn thiện quy chế tín dụng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên, quảng bá hình ảnh ngân hàng…Đồng thời tiến hành triển khai các sản phẩm mới trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng như: Cho vay mua và sửa chữa nhà cửa, du học, cho vay mua ô tô, cho vay mua sắm thiết bị nội thất gia đình, thấu chi tài khoản, và cho vay các nhu cầu tiêu dùng khác…để thực hiện chiến lược VPBank trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu khu vực phía Bắc.
Bảng 2.2: Tình hình hoạt động cho vay của VPBank Trần Xuân Soạn
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008 Số tiền Số tiền Tổng dư nợ 134.23 165.08 Doanh số cho vay 141.23 171.32 Dư nợ cho vay ngắn hạn 82.39 105.94 Dư nợ cho vay trung và dài hạn 51.84 59.14 Tỷ lệ Nợ quá hạn 0.29% 0.24%
(Nguồn :Báo cáo hoạt động cho vay PGD Trần Xuân Soạn)
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu dư nợ cho vay của PGD
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh PGD Trần Xuân Soạn)
Về doanh số cho vay: Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy doanh số cho vay của PGD có sự tăng trưởng khá trong giai đoạn 2007-2008. Con số này
trong năm 2007 đạt 141,23 tỷ thì sang đến năm 2008 đã tăng thêm 30,09 tỷ, nâng tổng doanh số cho vay lên 171,32 tỷ.
Dư nợ cho vay: trong giai đoạn 2007-2008 với tốc độ tăng trưởng khá của doanh số cho vay, thì dư nợ cho vay cũng tăng lên đáng kể với tốc độ tăng là 22,98%, đưa dư nợ năm 2008 lên 165,08 tỷ đồng so với mức dư nợ năm 2007 là 134,23 tỷ đồng. Tuy chỉ bắt đầu đi vào hoạt động từ những ngày đầu năm 2007 nhưng PGD đã có được một sự cố gắng đáng kể khi đưa tăng trưởng dư nợ cho vay ngang tầm với những NH đóng trên cùng địa bàn Hà Nội đã đi vào hoạt động từ cách đây mấy năm.
Bên cạnh việc mở rộng sản phẩm cho vay, đối tượng cho vay thì PGD còn thực hiện các chiến lược marketing quảng bá hình ảnh PGD đối với dân cư và doanh nghiệp đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tuy nhiên mức tăng trưởng này vẫn chưa đạt được kế hoạch mà PGD đã đề ra vào cuối năm 2007 là 23.7%. Một phần do năm 2008 nền kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng trầm trọng, kéo theo đó là sự suy giảm của nền kinh tế trong nước khiến cho tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhu cầu chi tiêu của dân cư bị thu hẹp. Mặt khác, do PGD mới chỉ đi vào hoạt động được chưa lâu nên uy tín của nó vẫn chưa được khẳng định. Vì vậy dư nợ năm 2008 đã không hoàn thành kế hoạch đã đề ra.
Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn: Đối với hoạt động tín dụng tại các NHTM Việt Nam thì các khoản vay ngắn hạn bao giờ cũng chiếm một tỷ trọng lớn hơn so với cho vay các món mà có thời hạn là trung hay dài hạn. Hoạt động tín dụng tại VPBank Trần Xuân Soạn cũng không nằm ngoài xu hướng đó.
Với loại hình cho vay ngắn hạn, PGD thường kết hợp cấp tín dụng dưới các hình thức cho vay theo món, cho vay luân chuyển hay cho vay thấu chi.
Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ về dư nợ cho vay khách hàng phân theo thời hạn trong giai đoạn 2007- 2008 có thể nhận thấy cả dư nợ ngắn hạn
và dư nợ trung dài hạn đều có xu hướng tăng lên. Dư nợ ngắn hạn cho vay của ngân hàng tại thời điểm 31/12/2007 đạt 82,39 tỷ đồng, sang năm 2008 mức dư nợ ngắn hạn đạt 105,94 tỷ với tốc độ tăng trưởng là 28,58%. Do tốc độ tăng trưởng dư nợ ngắn hạn giai đoạn 2007-2008 cao hơn tốc độ tăng trưởng của tổng dư nợ cho vay dẫn đến tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trong tổng dư nợ đã tăng từ 61,38% năm 2007 lên 64,17% năm 2008. Trái ngược với sự tăng lên về tỷ trọng của cho vay ngắn hạn thì lại là sự suy giảm về cả tỷ trọng của cho vay trung và dài hạn trong tổng dư nợ của PGD. Có thể nhận thấy xu hướng này bị chi phối bởi bối cảnh nền kinh tế có sự suy giảm vào năm 2008. Năm 2007 là năm mà nền kinh tế Việt nam có được sự phát triển nở rộ nhất trong vòng 10 năm qua với tốc độ phát triển 8,5%/ năm, kéo theo đó là nhu cầu về nguồn vốn trung và dài hạn để tài trợ cho tài sản cố định, xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị và đổi mới công nghệ mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy có thể nhận thấy tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn tại ngân hàng trong 2007 là khá cao. Tuy nhiên bước sang năm 2008 mặc dù dư nợ đối với các món nợ trung và dài hạn vẫn tăng nhưng với một tốc độ chậm hơn và tỷ trọng của nó trong tổng dư nợ cho vay trung và dài hạn lại có xu hướng giảm xuống. Có thể nhận thấy rằng cùng với xu hướng thắt chặt tín dụng hơn so với sự tăng trưởng mạnh mẽ dư nợ 2007 và sự suy giảm về mức độ đáp ứng hạn mức và thời hạn tín dụng năm 2008 đã làm cho tăng trưởng dư nợ cho vay trung và dài hạn không còn giữ được như năm 2007, tăng trưởng ở mức 14,08% đạt 59,14 tỷ đồng.
Chất lượng tín dụng: Trong năm 2008, nhờ thực hiện chỉ đạo của Tổng Giám đốc VPBank Việt Nam, PGD đã quan tâm và đề ra những giải pháp tích cực, cụ thể nhằm đẩy mạnh thu hồi nợ quá hạn và nợ đã xử lý Nợ quá hạn có xu hướng tăng lên 2007 nhưng đã giảm xuống đáng kể vào năm 2008, cụ thể sang đến năm 2008 tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ chỉ còn chiếm 0,24% trên tổng dư nợ, đạt mức 0,396 tỷ đồng. Các số liệu này thấp hơn mức trung bình
của toàn hệ thống VPBank Việt Nam và các chi nhánh ngân hàng đóng trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên, do việc cương quyết và chủ động tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ xấu còn hạn chế và chưa đủ mạnh nên kết quả thu được vẫn còn chưa cao. Về phía khách hàng cũng còn gặp phải những khó khăn thực sự, đặc biệt trong năm 2008.
Các hoạt động khác:
Các hoạt động dịch vụ khác liên quan đến ngân quỹ như mua bán ngoại tệ, chuyển tiền, thực hiện dịch vụ thu chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ..; cho thuê két sắt, dịch vụ cầm cố; cất giữ bảo quản vàng bạc, đá quý; hoạt động kinh doanh các dịch vụ bảo và các dịch vụ khác...đã góp phần mang lại nguồn thu nhập không nhỏ cho hoạt động của ngân hàng, tuy vậy trên thực tế ở PGD các hoạt động dịch vụ này mới chỉ đạt được kết quả hạn chế. Trong 2 năm, thu về dịch vụ của Phòng giao dịch đều đạt trên 1 tỷ đồng, góp một mức đáng kể vào hoạt động kinh doanh của Phòng giao dịch.
Kết quả kinh doanh:
Hiệu quả kinh doanh của một ngân hàng được đo bằng lợi nhuận hàng năm của ngân hàng đó. Theo báo cáo tài chính của PGD Trần Xuân Soạn, lợi nhuận của Phòng giao dịch năm 2007 là 3,27 tỷ, năm 2008 là 3,78 tỷ. Như vậy năm 2008 lợi nhuận tăng 0,51 tỷ , tương ứng với mức tăng 15,59% so với năm 2007. Điều đó cho thấy tình hình hoạt động của VPBank PGD Trần Xuân Soạn ngày càng hiệu quả. Tuy nhiên tốc độ tăng lợi nhuận chưa tương xứng với tốc độ tăng vốn của ngân hàng. Thực tế này đòi hỏi PGD Trần Xuân Soạn phải có biện pháp để cải thiện và tăng lợi nhuận, đảm bảo tính hiệu quả và đứng vững trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.