Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt ở PGD VPBank Trần

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH PHÒNG GIAO DỊCH TRẦN XUÂN SOẠN (Trang 62 - 70)

Xuân Soạn.

Năm 2007 là năm được coi là năm gặt hái nhiều thành công nhất của ngành ngân hàng. Đặc biệt là các NHTM CP ngày càng chiếm nhiều thị phần hơn trong khối các ngân hàng. Cạnh tranh giữa các NH ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Với chủ trương mở rộng mạng lưới nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và điểm các sản phẩm, dịch vụ tốt hơn tới khách hàng, VPBank PGD Trần Xuân Soạn- chi nhánh Hà Nội ra đời trong hoàn cảnh đó. Sang năm 2008, thị trường tiền tệ diễn biến phức tạp với những biến động của lãi suất. Trong bối cảnh toàn NH đều khó khăn, với nỗ lực của toàn thể các nhân viên, PGD đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận, trong đó hoạt động thanh toán nói chung và hoạt động TT KDTM đã có những bước tiến mới do nhận thực rõ tầm quan trọng của công tác thanh toán.

Tình hình chung về thanh toán không dùng tiền mặt tại PGD Trần Xuân Soạn:

Bảng 2.4: Tình hình hoạt động thanh toán năm 2007-2008.

(Đơn vị : tỷ đồng)

Chỉ tiêu Số tiền Năm 2007Tỷ trọng Số tiền Năm 2008Tỷ trọng

Tổng Thanh toán 256.13 100.00% 281.23 100.00% TT KDTM 182.52 71.26% 210.56 74.87% TT bằng tiền mặt 73.61 28.74% 70.67 25.13%

( Nguồn báo cáo nghiệp vụ thanh toán của PGD)

Biểu đồ 2.4 : Hoạt động thanh toán tại PGD 2007- 2008.

Qua bảng số liệu ta thấy TT KDTM chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng thanh toán của PGD, các năm đều trên 50%, và tỷ trọng TT KDTM ngày càng tăng lên. Tức là tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt đã có xu hướng giảm, đây là một thành quả đạt được của NH đã nỗ lực đẩy mạnh công tác TT KDTM. Tuy nhiên so với thanh toán chung của nền kinh tế, tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt vẫn ở mức cao (28,74% so với thanh toán cả nước là 17,9% năm 2007, và 25.13% so với 15% của cả nước năm 2008). Điều đáng khích lệ là tỷ

trọng thanh toán bằng tiền mặt của PGD đã có tốc độ giảm mạnh hơn. PGD giảm 3,61% từ năm 2007- 2008 so với tốc độ giảm của thanh toán trong nền kinh tế nói chung là 2,9%. Như vậy, công tác TT KDTM đã được chú trọng phát triển. Thành quả này đạt được là do bắt đầu từ khi mới đi vào hoạt động, PGD đã có chiến lược đẩy mạnh công tác TT KDTM, qua các phương thức thanh toán như Séc, Ủy nhiệm chi, thẻ thanh toán…

Thực trạng các hình thức TT KDTM đang được sử dụng ở PGD Trần Xuân Soạn:

PGD có những hình thức TT KDTM đang được sử dụng là UNT, UNC, Séc, thẻ thanh toán. Thư tín dụng chưa phát triển và thanh toán điện tử mới chỉ thí điểm hình thức SMS – banking. Bảng 2.5: Tình hình sử dụng các hình thức TT KDTM tại PGD: (Đơn vị: tỷ đồng) Các phương thức TT KDTM Năm 2007 Tỷ trọng Năm 2008 Tỷ trọng Séc 59.37 23.18% 72.19 25.67% Ủy nhiệm chi 172.12 67.20% 193.99 68.98% Ủy nhiệm thu 0.10 0.04% 0.08 0.03% Thẻ 2.38 0.93% 3.15 1.12% Thư tín dụng (L/C) 0.00 0.00% 0.00 0.00% Thanh toán điện tử 0.00 0.00% 0.00 0.00% Thanh toán khác 22.16 8.65% 11.81 4.20%

Tổng 256.13 100% 281.23 100%

Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng các phương thức TT KDTM

Biểu đồ 2.6: Diến biến tăng trưởng của các phương thức thanh toán qua 2 năm:

Bảng 2.6 : Khối lượng các món thanh toán KDTM:

Các phương thức Năm 2007 Năm 2008 Số món Tỷ trọng món Số món Tỷ trọng món Séc 1241 24.2% 1410 23.57% Ủy nhiệm chi 3135 61.2% 3777 63.12% Ủy nhiệm thu 50 0.97% 78 1.31% Thẻ 220 4.3% 353 5.90%

L/C 0 - 0 -

Thanh toán điện tử 0 - 0 - Thanh toán khác 476 9.3% 365 6.10%

Tổng 5122 100.00% 5984 100.00%

Nhìn vào bảng 2.6 về tình hình áp dụng các phương thức thanh toán ta thấy các phương thức thanh toán tại PGD có những biến động khác nhau. Hai phương thức chưa được thực hiện ở PGD là Thư tín dụng và thanh toán điện tử. Còn lại các phương thức đều có tốc độ tăng trưởng cao. Trong đó, thanh toán ủy nhiệm thu luôn chiếm tỷ trọng cao nhất qua 2 năm. Sau đó đến thanh toán bằng Séc, thanh toán qua thẻ cũng đang có dấu hiệu của sự tăng trưởng. Cụ thể như sau:

 Thanh toán bằng Ủy nhiệm chi:

Đây là hình thức thanh toán luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong các phương thức TT KDTM, đồng thời cũng có mức doanh số cao nhất. Doanh số UNC trong tổng phương thức thanh toán KDTM năm 2007 là 172,12 tỷ đồng, năm 2008 tăng lên 21,87 tỷ, đạt mức 193,99 tỷ. Năm 2008 tỷ trọng UNC cũng tăng lên, chiếm 68.98% so với năm 2007 là 67,2%. Không những thế, trong cả 2 năm, tỷ trọng đều ở mức cao nhất so với các phương thức thanh toán khác. Điều này cho thấy hình thức này sẽ ngày càng được khách hàng ưu thích sử dụng. Vì UNC có những ưu điểm như thủ tục thanh toán đơn giản, người mua chỉ cần lập UNC gửi NH phục vụ mình, phần còn lại, NH sẽ làm thủ tục thanh toán cho khách hàng. Điều này làm cho quá trình thanh toán diễn ra một cách nhanh chóng và thuận lợi cho các bên tham gia. Mặt khác tiện dụng cho người được thanh toán khi chỉ sau khoảng thời gian ngắn giao dịch, tiền đã được chuyển về tài khoản của người bán.

 Thanh toán bằng Séc:

rãi ở hầu hết các nước, là một công cụ thanh toán tiên tiến vì thủ tục có phần đơn giản, thời gian thanh toán nhanh, dễ dàng sử dụng. Sau thanh toán bằng UNC, thanh toán bằng Séc là hình thức được thanh toán nhiều thứ hai. Với tỷ trọng luôn cao thứ 2 chỉ sau UNC. Về con số tương đối, thanh toán bằng Séc luôn có sự tăng trưởng. Năm 2008 đã tăng 12,82 tỷ . Tỷ trọng của Séc trong tổng các phương thức thanh toán đã tăng từ 23,18% lên 25,67% cho thấy một xu hướng Séc ngày càng chiếm một vị thế quan trọng trong tổng các phương thức thanh toán

Hiện tại PGD có hai loại Séc được sử dụng đó là Séc chuyển khoản và Séc bảo chi với cơ cấu cụ thể như sau:

Bảng 2.7 Tình hình sử dụng các loại Séc của PGD Trần Xuân Soạn:

(Đơn vị: tỷ đồng)

Séc Năm 2007 Tỷ trọng Năm 2008 Tỷ trọng

59.37 100.00% 72.19 100.00%

Séc chuyển khoản 39.58 66.66% 52.88 73.25%

Séc bảo chi 19.79 33.34% 19.31 26.75%

(Nguồn báo cáo nghiệp vụ thanh toán của PGD)

Biểu đồ 2.8 : Diễn biến doanh số của các loại Séc

Trong thanh toán bằng Séc, Séc chuyển khoản luôn chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng số các loại Séc. Đặc biệt, xu hướng sử dụng Séc chuyển khoản ngày càng tăng lên ở PGD, cụ thể là năm 2007 tổng doanh số Séc chuyển

khoản đạt được là 39,58 tỷ đồng, Năm 2008, doanh số Séc chuyển khoản đã tăng lên 13,3 tỷ, đạt mức 52,88 tỷ đồng. Năm 2008, Séc chuyển khoản ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong thanh toán Séc, từ 66,66% của năm 2007 vượt lên 73,25% trong năm 2008. Séc bảo chi ngày càng giảm cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối. Nguyên nhân cũng là do Séc bảo chi có tính chất khá phức tạp, thủ tục rườm rà, vì người phát hành séc cần phải lưu ký một số tiền vào tài khoản của mình để đảm bảo thực hiện việc chi trả, điều này sẽ làm cho phần vốn của khách hàng mở tài khoản bảo chi bị NH phong tỏa, vì vậy KH sẽ không được sử dụng phần vốn đó nữa, thậm chí không được hưởng lãi, gây thiệt thòi cho KH, vì vậy mà KH ít sử dụng hơn. Mặt khác đối với Séc bảo chi thanh toán khác NH thì NH bảo chi Séc phải có kí hiệu mật và NH thanh toán phải giải mã, nếu NH tính sai ký hiệu mật thì Séc đó không được thanh toán ngay mà phải chờ giải quyết, gây chậm trễ trong thanh toán, như vậy KH sẽ là người thiệt thòi khi không được hưởng ngay số tiền.

 Ủy nhiệm thu:

Doanh số UNT luôn thấp nhất, và cũng luôn chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong các phương thức thanh toán. Tỷ trọng UNT trong tổng các phương thức thanh toán của 2 năm đều dưới 1% là một con số rất nhỏ. Doanh số UNT ngày càng giảm. Năm 2008 với doanh số đạt 0,08 tỷ giảm 0,02 tỷ so với năm 2007. Một phần cũng là do đặc thù của UNT rất ít được KH sử dụng vì nó không tiện lợi như các hình thức khác, mặt khác do PGD cũng chưa có chiến lược đẩy mạnh thanh toán qua UNT vì tập trung vào các đẩy mạnh Séc hay chiến lược phát hành thẻ.

 Thanh toán qua thẻ:

Doanh số thanh toán qua thẻ cũng đang có dấu hiệu của sự tăng trưởng cho thấy hình thức thanh toán hiện đại này đã thật sự được mọi người quan tâm. Cụ thể là năm 2007 đạt được doanh số 2,38 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 4,3% trong tổng các phương thức thanh toán thì đến năm 2008, con số này đã có

dấu hiệu tăng lên đạt 3,15 tỷ chiếm tỷ trọng 5,9%. Việc tăng lên cả về số tương đối lẫn tuyệt đối của doanh số là cả một sự cố gắng của các nhân viên của PGD khi quyết tâm đưa ra chiến lược “thẻ sẽ phải là một sự đột phá”. Thành quả trên là do sự nỗ lực của các nhân viên PGD. Từ việc các nhân viên của phòng quyết tâm triển khai kế hoạch phát hành thẻ miễn phí đến mọi đối tượng trong dân cư tới thái độ phục vụ chu đáo nhiệt tình khi KH đến giao dịch, mở tài khoản thẻ, hướng dẫn KH sử dụng thẻ. Không những vậy, việc lắp đặt thêm các máy ATM tạo điều kiện thuận lợi cho KH có thể giao dịch ở nhiều nơi đã khiến cho KH quan tâm ưa thích và sử dụng mở tài khoản thẻ tại PGD.

 Thanh toán điện tử và thư tín dụng L/C.

Hai hình thức này thực sự chưa được đẩy mạnh, công tác triển khai còn chậm. Thực tế cũng là do nhu cầu của KH khi sử dụng L/C nội địa là không nhiều vì KH cho rằng còn có nhiều hình thức khác tiện ích và đỡ phức tạp hơn. L/C chủ yếu dùng trong thanh toán quốc tế, với những quy trình và thủ tục rườm ra phức tạp và trách nhiệm của NH khá lớn. Vì vậy, PGD chưa đẩy mạnh việc xây dựng và phát triển L/C trong thanh toán quốc tế.

Thanh toán điện tử ở VPBank mới triển khai dịch vụ tin nhắn qua điện thoại di động để tra cứu thông tin, còn các dịch vụ khác như Home- banking, Internet- banking chưa được triển khai nên không có doanh số của phương thức này.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH PHÒNG GIAO DỊCH TRẦN XUÂN SOẠN (Trang 62 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w