Hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán chưa hoàn thiện, chưa đầy đủ và đồng bộ, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến thanh toán điện tử và thương mại điện tử. Vì vậy hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến lĩnh vực thanh toán cần phải tiếp tục được chỉnh sửa, thay thế để có thể phù hợp với thông lệ quốc tế và nhu cầu của KH. Ngoài ra, với tốc độ phát triển mạnh mẽ về công nghệ thông tin và sự ra đời của hàng loạt các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, Chính phủ cần phải điều chỉnh bổ sung các văn bản để tạo ra một nền tảng pháp lý hỗ trợ tốt trong công tác thanh toán.
Chính phủ cần khuyến khích TT KDTM bằng các chính sách thuế giá trị gia tăng (VAT). Chính sách giảm thuế đối với các giao dịch TT KDTM sẽ tác động tới lợi ích kinh tế của các tổ chức cá nhân, do đó sẽ khuyến khích được mọi người thanh toán qua NH. Chính phủ cần miễn hoặc giảm thuế giá trị gia tăng để khuyến khích các tổ chức, cá nhân thực hiện TT KDTM, từ đó tạo dựng thói quen giao dịch qua NH. Mặt khác, Theo quy định của Chính phủ, Từ ngày 01/01/2009 các hóa đơn VAT mua vào có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên, bên mua phải thanh toán qua ngân hàng thì bên mua mới được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Đây cũng là hành động của Chính phủ điều chỉnh, giám sát các doanh nghiệp thực hiện công tác TT KDTM. Tuy nhiên, trong thời gian tới Chính phủ cần điều chỉnh số tiền này phải nhỏ hơn nữa để giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông đối với những khoản tiền không phải 20 triệu mà 10- 15 triệu đồng cũng phải thanh toán qua NH, tiến tới mọi giao dịch đều phải thanh toán qua NH. Như vậy, công tác TT KDTM mới dần trở thành thói quen của mỗi người dân.
Chính phủ cần có những chính sách giảm thuế nhập khẩu đối với các máy móc thiết bị trực tiếp hình thành nên cơ sở hạ tầng kỹ thuật để thực hiện các dịch vụ thanh toán, cung ứng phương tiện thanh toán ví dụ các hệ thống máy ATM, các POS giao dịch tự động... để khuyến khích đầu tư vào những công nghệ hiện đại tạo điều kiện cho TT KDTM phát triển hơn nữa.