Đánh giá chung về dịch vụ thanh toán KDTM tại VPBank Trần

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH PHÒNG GIAO DỊCH TRẦN XUÂN SOẠN (Trang 70 - 76)

Xuân Soạn

Những kết quả đạt được.

PGD Trần Xuân Soạn đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Từ một PGD mới đi vào hoạt động chỉ sau 2 năm, dưới sự chỉ đạo của Trưởng phòng giao dịch, cùng sự nỗ lực, sự đoàn kết, quyết tâm của các anh chị trong phòng, PGD đã đạt được những chỉ tiêu đề ra nói chung và chỉ tiêu về hoạt động TT KDTM nói riêng. Cụ thể là doanh số các phương thức thanh toán năm 2008 so với năm 2007 đều tăng trưởng ở mức cao như UNC, Séc, số lượng thẻ phát hành của PGD tăng dẫn đến giao dịch qua thẻ ngày càng chiếm tỷ trọng cao lên.

VPBank đã đầu tư vào công nghệ NH bao gồm hệ thống công nghệ NH lõi hiện đại, phần mềm hệ thống Core banking T24, hệ thống các máy ATM. Công nghệ sẽ đem đến cho khách hàng sự hài lòng vì thời gian giao dịch được rút ngắn. Sự đầu tư của VPBank đã tạo điều kiện cho Phòng giao dịch thanh toán một cách nhanh chóng hơn. Nếu như trước thanh toán tại PGD hoàn toàn thủ công, mọi giao dịch thanh toán đều dựa trên cơ sở chứng từ giấy, chuyển dần sang phương thức xử lý bán tự động sử dụng chứng từ điện tử, thì đến nay các giao dịch thanh toán được xử lý điện tử chiếm tỷ trọng khá lớn. Thời gian xử lý hoàn tất một giao dịch được rút ngắn từ hàng tuần trước đây, nay chỉ còn vài phút nếu như thanh toán khác hệ thống, khác địa bàn, hoặc chỉ trong vòng vài giây hoặc tức thời nếu các khoản thanh toán trong cùng hệ thống, hoặc cùng địa bàn. Sự nhanh chóng như vậy tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho KH vì vậy, số KH đến giao dịch càng đông.

Hệ thống ATM đã được phân phối nhiều hơn so với trước đây, việc phát hành toàn bộ các thẻ ATM cho khách hàng với công nghệ thẻ chíp đạt chuẩn EMV, là NH đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam phát hành thẻ chíp, đảm bảo sự an toàn cho KH. Hiện tại VPBank có 3 dòng thẻ từ Autolink, 2 dòng

thẻ chíp VPBank Platium MasterCard và VPBank MC2 MasterCard. Sự hỗ trợ về công nghệ thẻ của VPBank đã định hướng cho việc phát triển thẻ tại PGD nhờ đó, PGD cũng đạt được doanh số phát hành thẻ nhiều hơn.

Đối với thanh toán điện tử, NH đã triển khai dịch vụ SMS banking. SMS Banking là dịch vụ tra cứu thông tin Ngân hàng VPBank qua điện thoại di động..Ví dụ Tra cứu số dư tài khoản; Sao kê chi tiết 5 giao dịch gần nhất; Tra cứu lãi suất; Tra cứu tỷ giá ngoại tệ; Tra cứu địa điểm đặt ATM; Nhận thông báo biến động số dư tài khoản. Thông qua hình thức này khách hàng có thể tra cứu được những thông tin tiện ích mà không cần phải trực tiếp đến NH vẫn có thể biết được. Đây là một thành quả không dễ gì có thể có được, vì NH phải đầu tư vào công nghệ và các phần mềm hỗ trợ với chi phí khá tốn kém.

Hạn chế tồn tại.

Do thói quen sử dụng tiền mặt trong dân cư vẫn đang còn rất phổ biến nên số giao dịch bằng tiền mặt vẫn chiếm cao hơn giao dịch TT KDTM, vì vậy, số lượng thanh toán qua NH vẫn còn hạn chế. Đối tượng khách hàng của VPBank mới chỉ là các doanh nghiệp lớn, nhân viên công sở có thu nhập cao, ổn định có nhu cầu thanh toán qua NH, còn các đối tượng khác như công nhân lao động thuộc các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa tiếp cận với các phương thức TT KDTM .

Hạ tầng cơ sở và trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động thanh toán chưa được phân phối rộng khắp, số máy ATM phân phối trên địa bàn còn quá ít nên không tiện dụng cho KH mỗi khi muốn giao dịch.

Các phương tiện TT KDTM được sử dụng chủ yếu là UNC, Séc. Xuất phát cũng là do nhu cầu sử dụng của khách hàng đối với 2 loại này là phổ biến nhất là UNC vì đặc thù của nó là tính tiện lợi dễ sử dụng, còn thực tế thì NH cũng chưa chiếm lĩnh được thị trường trong các phương tiện thanh toán khác như thị trường thẻ ATM, chưa thật sự thành công trong phát triển thẻ thanh toán như một số NH đã làm được. Một số hình thức thẻ, thanh toán điện

tử vẫn chỉ là để khẳng định thương hiệu, thật sự chưa có sự đột phá và hiệu quả. Con số thẻ được phát hành khá khiêm tốn, dịch vụ thanh toán điện tử mới chính thức phát triển loại hình SMS- banking, còn Internet- banking, Mobile- banking, Home- banking, Phone- banking đang trong quá trình triển khai chưa đi vào sử dụng gây thiệt thòi cho KH khi chưa được tiêu dùng những dịch vụ với công nghệ hiện đại tiện ích đó.

Thực hiện giao dịch qua thẻ của KH cũng chỉ là rút tiền mặt, và chức năng của thẻ chỉ là giữ tiền, chứ chưa phát huy được các chức năng tiện dụng vốn có của nó như thanh toán chuyển tiền cho tài khoản khác, thanh toán hóa đơn hàng hóa dịch vụ, thanh toán sẽ được giảm giá, ưu đãi cho khách hàng khi đến nhà hàng, khách sạn, quán bar, trung tâm thẩm mỹ… điều này cũng là do NH chưa đẩy mạnh công tác hướng dẫn cho KH sử dụng một cách hiệu quả.

Nguyên nhân.

Nguyên nhân khách quan:

Do thói quen và nhận thức của người dân: tiền mặt có điểm ưu việt rất lớn là thanh toán tức thời và vô danh, thủ tục đơn giản. Vì vậy, tiền mặt đã trở thành một công cụ rất được ưa chuộng trong thanh toán và từ lâu đã trở thành thói quen khó thay đổi của người tiêu dùng và nhiều doanh nghiệp. Nó là rào cản lớn nhất mà NH nhiều khi muốn phát triển hình thức này, thì thị trường cũng chưa có. Mặt khác trình độ dân trí hiểu biết của người dân còn hạn chế nên việc tiếp cận với các phương tiện thanh toán hiện đại chưa nhiều, mức thu nhập trung bình của dân cư chưa cao nên việc sử dụng phương tiện thanh toán hiện đại cũng chưa được phổ biến rộng rãi.

Thứ hai là do kinh tế không chính thức phát triển: đây là nền kinh tế xuất phát từ đặc điểm sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo quy mô nhỏ, lẻ, với loại hình này thì khả năng tiếp nhận phương tiện TT KDTM là rất khó khăn. Ngoài ra, một bộ phận rất lớn của nền kinh tế không chính thức là kinh tế

ngầm liên quan tới hoạt động buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại, tham nhũng..., luồng luân chuyển tiền tệ phục vụ các hoạt động này có thể rất lớn. Đối với những người tham gia các giao dịch này, cho dù phương tiện TT KDTM có thuận tiện thì đó vẫn không phải là phương tiện thanh toán được lựa chọn, xuất phát từ nhu cầu che dấu nguồn gốc giao dịch và danh tính của đối tượng tham gia.

Do hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán chưa hoàn thiện chưa đầy đủ và đồng bộ gây khó khăn cho Ngân hàng khi xứ lý các thanh toán qua NH cũng như khó khăn cho KH. Một số văn bản còn thể hiện nhiều bất cập và chưa phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Nền tảng pháp lý chưa tương xứng với sự tốc độ phát triển mạnh mẽ về công nghệ thông tin và sự ra đời của hàng loạt các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Quyền lợi và lợi ích của KH chưa được bảo vệ một cách thỏa đáng, gây tâm lý không an tâm cho KH, vì vậy công tác TT KDTM ít được phát triển rộng rãi

Nguyên nhân chủ quan:

+ Phí thanh toán của NH còn cao: Hiện nay, thanh toán qua NH VPBank đối với các giao dịch thông qua NH là phải tính phí, Cơ chế tính phí của NH là còn cao, chưa cạnh tranh được với các NH khác vì vậy, KH có thể không muốn sử dụng dịch vụ tại NH vì phí chưa phù hợp.

Điều này có thể dẫn chứng qua biểu phí thanh toán dịch vụ của VPBank so với các NH khác như sau:

Biểu phí dịch vụ tài khoản

Ngân hàng VPBank

Ngân hàng

Đông Á Ngân hàng Ngoại thương

1. Rút tiền mặt tại nơi mở tài

2. Trả cho người hưởng trong hệ thống bằng chuyển khoản

2.1. Trả cho người hưởng cùng

tỉnh, thành phố Miễn phí Miễn phí Miễn phí

2.2. Trả cho người hưởng khác tỉnh, thành phố

10.000 VNĐ/món

5.500

VNĐ/món 10.000 VNĐ/món

Trả cho người hưởng ngoài hệ thống

3.1. Trả cho người hưởng tại một ngân hàng khác thanh toán qua tài

khoản tiền gửi tại NHNN 0,016% 0,0011%

10.000 VNĐ đối với ST <500 trĐ; 0,011% đối với ST>500 trĐ 3.2. Trả cho người hưởng khác

tỉnh, thành phố có chi nhánh của

ngân hàng. 0,03% 0,0011% 0,03%

3.3. Trả cho người hưởng khác tỉnh, thành phố không có chi

nhánh của ngân hàng 0,055% 0,055% 0,055%

Qua đây ta thấy mức phí của VPBank so với NH Ngoại thương (Vietcombank) có thể tương đối giống nhau, tuy nhiên, một số phí vẫn cao hơn, ví dụ phí chuyển tiền cho người hưởng tại một NH khác thanh toán qua tiền gửi tại NHNN của VPBank cao hơn của Vietcombank. Còn so với NH TMCP Đông Á, phí dịch vụ của VPBank đang ở mức cao hơn. Do NH Đông Á đã đẩy mạnh triển khai các dịch vụ NH hiện đại, dịch vụ thanh toán KDTM, đây cũng là thế mạnh của NH này, vì vậy biểu phí của VPBank đưa ra khó có thể cạnh tranh được với một NH đã có thể mạnh trong lĩnh vực này.

+ Trình độ hiểu biết về các sản phẩm dịch vụ còn hạn chế nên việc chăm sóc KH chưa tốt, khiến cho KH còn rất mơ hồ trong cách sử dụng các dịch vụ thanh toán qua NH, sự không rõ ràng như vậy sẽ khiến cho KH có xu hướng không muốn quay trở lại NH.

+ Quy trình thủ tục mở tài khoản còn rườm rà phức tạp, chưa được đơn giản hóa các thủ tục khiến các công đoạn giao dịch còn nhiều, Ví dụ ở các

ngân hàng khác, KH có thể mở một tài khoản giao dịch cho mình chỉ trong ít phút, còn ở VPBank, để mở được một tài khoản, KH phải điền các thông tin theo yêu cầu của NH có thể kéo dài lên tới vài trang, KH phải viết rất lâu, mà đôi khi những thông tin cần kê khai lại không cần thiết KH cảm thấy không được thoải mái.

+Chất lượng, sự tiện ích về dịch vụ TT KDTM chưa phong phú, các sản phẩm thiếu tính phong phú đa dạng, chưa đáp ứng được nhu cầu của mọi loại đối tượng khách hàng.

+ Do chưa được quảng bá rộng rãi, ít có các chương trình khuyến mãi thu hút khách hàng thanh toán qua NH nên công tác thanh toán qua NH tại PGD phát triển chưa tương xứng với tiềm năng.

CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NH VPBANK

TRẦN XUÂN SOẠN.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH PHÒNG GIAO DỊCH TRẦN XUÂN SOẠN (Trang 70 - 76)