Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động mở rộng thị trường du lịch quốc tế inbound

Một phần của tài liệu Phương hướng giải pháp thúc đẩy hoạt động mở rộng thị trường du lịch quốc tế inbound của công ty nhà nước TNHH MTV đầu tư thương mại và du lịch Thắng Lợi (Trang 33 - 43)

quốc tế inbound

5.1. Các nhân tố chủ quan

Nhân tố chủ quan là những nhân tố mà bản thân doanh nghiệp có khả năng thay đổi điều chỉnh, kiểm soát nhằm làm cho hoạt động đó hướng theo mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra.

5..1.1. Tiềm lực công ty

5.1.1.1 Tiềm lực tài chính

Đây là nhân tố quan trọng tạo nên thành công của doanh nghiệp. Nó bao gồm: vốn, TSCĐ,TSLĐ, khả năng huy động vốn….của doanh nghiệp tạo tiền đề cần thiết để tiến hành thực hiện các hoạt động kinh doanh. Tiềm lực tài chính cũng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cung cấp một cách đa dạng các dịch vụ để thỏa mãn một cách tốt nhất các nhu cầu của khách du

lịch,phát triển khả năng cạnh tranh và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.

Vốn của công ty là : hơn 2 tỷ VND

Tài sản cố định : 3 văn phòng chính, mỗi văn phòng có đầy đủ trang thiết bị như : bàn, máy tính, điều hòa…

Công ty có tài khoản tại Ngân hàng Công thương Việt Nam. Do đó công ty có khả năng huy động vốn trong quá trình phát triển.

Với tiềm lực tài chính như trên công ty quyêt định vươn ra thị trường Châu Âu chắc chắn sẽ gặp khá nhiều khó khăn vì so với một số công ty du lịch lớn ở nước ta như Saigontourist, Viettravel… về kinh nghiệm và vấn đề tài chính không thể so sánh được với các công ty lớn đó. Do đó bước đầu mở rộng sang thị trường Châu Âu là khó khắn với công ty.

5.1.1.2. Tiềm lực con người

Là nguồn lực quan trọng tạo nên thành công của doanh nghiệp. Bao gồm : các kỹ năng trình độ, thái độ, kinh nghiệm,sự trung thành… Yếu tố con người là yếu tố then chốt để tạo nên hiệu quả kinh doanh, thiết lập và duy trì sự tồn tại và phát triển của mọi ngành kinh doanh. Vì vậy, đầu tư vào yếu tố con người là một trong những nhiệm vụ cần thiết được quan tâm hàng đầu đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp.

Tiềm lực con người của công ty : Một công ty thành lập cũng chưa lâu với số lượng người chưa đến 100 người. Trong đó có 60% trình độ đại học có kỹ năng tốt,thái độ làm việc nghiêm túc,nhanh nhẹn năng động trong việc nắm bắt thị trường, có tâm huyết với công ty. Với đội ngũ nhân viên tiềm lực của công ty cũng được nâng cao. Công ty có thể mở các lớp để đào tạo them cho nhân viên các kỹ năng chuyên môn sâu.

Công ty với bộ mày quản trị hoạt động hiệu quả, phản ứng kịp thời với mọi tình huống bất ngờ xảy ra. Đó sẽ là điều kiện thuận lợi giúp công ty mở rộng sang thị trường Châu Âu.

Bao gồm hình ảnh và uy tìn của doanh nghiệp trên thị trường, mức độ nổi tiếng của thương hiệu, uy tín và mối quan hệ xã hội của lãnh đạo doanh nghiệp… Tiềm lực vô hình là cái không thể mua bán được mà nó cần phải có một quá trình tích lũy lâu dài nhưng nó lại là thứ tài sản vô hình, ảnh hưởng gián tiếp đến quyết định lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp và quyết định tới thành công của doanh nghiệp trên thị trường.

Thị trường khách du lịch Châu Âu là thị trường lớn và khách hàng hầu như đều là người có mức sống cao,công ty muốn vươn sang thị trường Châu Âu thì trước hết cần phải quảng bá được hình ảnh và uy tín của mình. Khi mà hình ảnh,uy tín của công ty được quảng bá rộng rãi thì khách hàng biết đến công ty nhiều hơn,họ sẽ tìm hiểu về công ty và có thể sẽ tham gia mua sản phẩm du lịch của công ty. Hình ảnh uy tín của công ty là yếu tố quyết định tới sự thành công khi hoạt động trên thị trường. Ngoài ra, lãnh đạo công ty cần phải tạo các mối quan hệ tốt đẹp với những người giúp cho việc phát triển của công ty như : quan hệ với các lãnh đạo của công ty khác trên các lĩnh vực có liên quan tới quá trình du lịch ( khách sạn, vận tải..), quan hệ với các cơ quan tổ chức nhà nước….

Tại thị trường Việt Nam, công ty có hình ảnh và uy tín tốt với khách du lịch trong nước và khách du lịch nước ngoài,do đó việc vươn sang thị trường Châu Âu sẽ là một thuận lợi. Công ty đã tổ chức thành công rất nhiều các tour du lịch lớn và hình ảnh công ty còn được biết đến qua các hội chợ triển lãm trong quá trình công ty tổ chức các chương trình khả sát thị trường,tìm kiếm đối tác cho các doanh nghiệp Việt Nam tại nước ngoài. 5.1.1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty

Các cơ sở vật chất như : cơ sở lưu trú, nhà hàng, các khu vực dịch vụ bổ sung và vui chơi giải trí được gọi là cơ sở vật chất trung gian. Các cơ sở này đảm nhận chức năng chủ yếu là tổ chức xây dựng, bán và thực hiện các các chương trình du lịch, làm cầu nối giữa khách du lịch và các nhà cung cấp sản phẩm du lịch. Thành phần chính trong hệ thống cơ sở vật chất đó là

các phương tiện vận chuyển, các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ quản lý, điều hành bán vé và các hoạt động tác nghiệp khác. Vì vậy, các cơ sở vật chất của các doanh nghiệp du lịch cũng là một trong những các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng phục vụ du khách và chất lượng sản phẩm du lịch. Công ty TNHH nhà nước MTV đầu tư thương mại và du lịch Thắng Lợi với hệ thống thiết bị hiện đại phục vụ cho việc nghiên cứu thị trường và các cơ sơ tư vấn cho du khách về các địa điểm du lịch, các hệ thống liên kết với bên ngoài và hệ thống tư vấn trực tuyến, mua bán chương trình du lịch online. Các cơ sở vật chất trung gian phục vụ khách du lịch như : 3 đại lý vé máy bay và đội xe chuyên chở khách du lịch. Những cơ sở vật chất này sẽ giúp công ty tăng khả năng cạnh tranh và giúp du khách lựa chọn, đăng ký các tour du lịch dễ dàng.

5.1.2. Các mối quan hệ của công ty với các ngành dịch vụ khác

Nhu cầu du lịch là nhu cầu tổng hợp, để đáp ứng nhu tất cả các nhu cầu đó một cách tốt nhất đòi hỏi phải có sự kết hợp của nhiều ngành dịch vụ khác trong xã hội với doanh nghiệp lữ hành. Một chuyến đi du lịch là sự kết hợp của rất nhiều các loại dịch vụ đi kèm theo như dịch vụ lưu trú, vận chuyển,ăn uống, vui chơi giải trí tham quan… Do đó để có thể phát triển được các công ty du lịch phải tạo các mối quan hệ mật thiết với các công ty dịch vụ khác. Hơn thế nữa, đối với các công ty lữ hành phát triển thị trường ở nước ngoài cần phải tìm kiếm các đối tác nước ngoài nhằm giúp chất lượng dịch vụ du lịch được nâng cao hơn và việc hợp tác với các đối tác nước ngoài cũng sẽ là điều kiện thuận lợi giúp doanh nghiệp dễ dàng hoạt động trên thị trường nước ngoài và thu hút nhiều khách du lịch nước ngoài,dễ dàng trong việc làm các thủ tục qua lại giữa nước ngoài và Việt Nam.

Giao thông vận tải luôn là tiền đề cho sự phát triển du lịch, giao thông vận tải đã trỏ thành một trong những yếu tố chính cho sự phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch quốc tế. Phát triển giao thông vận tải cả về số lượng và

chất lượng mang lại nhiều thuận lợi cho việc du khách ra quyết định đi du lịch và lựa chọn điểm du lịch.

Ngành du lịch là ngành tổng hợp, tiêu dùng nhiều sản phẩm của các ngành kinh tế khác. Ngành du lịch sử dụng khối lượng lương thực và nhất là thực phẩm, cần nhấm mạnh vai trò của các ngành công nghiệp chế biến, ngành vận tải, các ngành công nghiệp thủ công mỹ nghệ. Để thị trường du lịch quốc tế mở rộng các doanh nghiệp du lịch phải thiết lập các mối quan hệ với nhiều ngành công nghiệp khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình.

5.1.3. Chất lượng các sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực cơ sở vất chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, 1 vùng hay một quốc gia nào đó bởi các doanh nghiệp lữ hành. Chất lượng sản phẩm du lịch được xây dựng dựa vào mức độ cảm nhận về chuyến đi và các dịch vụ trong chuyến đi của khách du lịch. Sự khẳng định thương hiệu của từng doanh nghiệp du lịch thể hiện ở việc tôn trọng khách hàng, luôn luôn cho ra đời nhiều sản phẩm mới, nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác dịch vụ du lịch, tiết kiệm chi tiêu và những khâu trung gian không cần thiết khác.

Chất lượng dịch vụ du lịch là yếu tố then chốt tạo nên uy tín, thương hiệu. Nhưng chất lượng dịch vụ của ngành du lịch Việt Nam trong thời gian qua chưa đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch… Phải thẳng thắn nhìn nhận một thực tế là: Chất lượng dịch vụ du lịch của Việt Nam còn ở mức yếu kém so với các nước trong khu vực. Theo con số điều tra mà Tổng Cục Du lịch công bố, có tới 70% du khách quốc tế không có ý định trở lại Việt Nam lần thứ hai. Mức độ hài lòng của khách quốc tế khi đến Việt Nam kém hơn hẳn các nước trong khu vực.

Để đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch khách hàng thường dựa vào các tiêu chí sau : số lượng sản phẩm, chủng loại, số lượng tuyến, chương trình du lịch và sự đa dạng của các chương trình. Chất lượng các sản phẩm du lịch được nâng cao trên thị trường thì sẽ ngày càng thỏa mãn được nhu cầy của khách du lịch. Sản phẩm du lịch của doanh nghiệp sẽ được sử dụng nhiều hơn từ đó thị trường sẽ ngày càng mở rộng. Như vậy, chất lượng dịch vụ du lịch là nhân tố quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Từ chất lượng dịch vụ tạo nên uy tín, danh tiếng cho doanh nghiệp,đó chính là cơ sở cho sự tồn tại lâu dài của doanh nghiệp. Khi chất lượng được nâng cao dưới con mắt khách hàng và thị trường thì những dịch vụ du lịch vượt mức mong đợi của khách hàng sẽ có giá trị cao hơn so với những dịch vụ cùng loại của đối thủ cạnh tranh và như vậy thì lượng khách hàng sẽ tăng.

5.2. Các nhân tố khách quan

5.2.1. Môi trường kinh tế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tình hình trong nước và thế giới có nhiều khó khăn, thách thức đan xen với những thuận lợi và cơ hội để phát triển Du lịch .

Sau khủng hoảng tài chính tiền tệ, nhiều nước có những chính sách và biện pháp tăng cường thu hút khách để tháo gỡ khó khăn cho ngành Du lịch nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung, nên cạnh tranh Du lịch càng ngày càng gay gắt hơn. Trong khi đó, ngành Du lịch nước ta đang ở giai đoạn đầu phát triển , còn nhiều yếu kém, vốn đã hạn chế khả năng cạnh tranh, sẽ phải chịu tác động nạng nề hơn. Sự kiện 11/9 tại Mỹ và cuộc chiến do Mỹ phát động chống khủng bố trên thế giới ảnh hưởng xấu đến Du lịch thế giới, trong đó có Du lịch Việt Nam. Du lịch là ngành vốn rất nhạy cảm với những thay đổi của kinh tế, tài chính, do vậy khi kinh tế có dấu hiệu phục hồi, lượng khách du lịch sẽ phục hồi tương ứng. Suốt cả năm ngoái và nửa đầu năm nay ngành du lịch VN tập trung quảng bá rất mạnh ở các thị trường trọng điểm, các thị trường gần, thị trường tiềm năng của du lịch VN. Kết quả cho thấy khách ở những

thị trường gần VN như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, đảo Đài Loan, thị trường ASEAN đến VN khá đông.

Bên cạnh đó, khủng hoảng chính trị ở Thái Lan cũng làm du lịch VN bị ảnh hưởng, lượng khách từ Tây Âu, Bắc Mỹ không chọn đến Thái Lan vốn là thị trường trung chuyển, mà nối tour đi các nước khác, trong đó có VN, Malaysia, Singapore. Cuối cùng là chúng ta đã huy động sức mạnh của các bộ, ngành tham gia tổ chức các hoạt động quảng bá trong và ngoài nước với các sự kiện lớn như: đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, kỷ niệm 50 năm thành lập ngành ...

Với những biến động của nền kinh tế thế giới trong những năm gần đây, các công ty du lịch cũng đã bị ảnh hưởng phần nào trong việc thu hút khách du lịch từ nước ngoài. Khi kinh tế biến động ảnh hưởng tới du lịch lượng khách du lịch từ nước ngoài cũng giảm đáng kể do đó để cải thiện tình hình kinh doanh du lịch công ty cần phải tìm kiếm và mở rộng ra các thị trường lớn ở nước ngoài. Thị trường du lịch Châu Âu là một thị trường lớn, lượng khách hàng năm đến du lịch tại Việt Nam lớn.

Bảng 1. Bảng số liệu thống kê lượng khách du lịch nước ngoài tới Việt

Nam phân theo khu vực.

Khu vực 2006 2007 2008 2009 10tháng 2010 Tổng số 3.583.486 4.171.564 4.253.740 3.772.559 4.171.990 Châu Âu 685.604 704.339 728.627 672.560 739.590 Châu Á 2.033.70 0 2.435.813 2.572.321 2.121.470 2.450.462 Úc 186.681 247.473 234.760 218.461 228.668 Mỹ 385.654 412.301 417.198 403.930 358.073 Thị trường khác 291.847 317.638 300.834 356.138 395.197 ( Nguồn : Tổng cục du lịch )

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy lượng khách du lịch đến Việt Năm qua các năm đều tăng, chỉ có năm 2009 do có sự bất ổn về kinh tế nên lượng khách giảm. Do vẫn còn ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính vào cuối năm 2008 nên hầu như hiệu quả các ngành kinh tế đều có xu hướng giảm vào năm 2009, ngành du lịch quốc tế không tránh khỏi sự ảnh hưởng đó. Thị trường du lịch quốc tế là ngàng du lịch mà việc sử dụng ngoại tệ khá nhiều do đó khủng hoảng tài chính đã ảnh hưởng khá lớn. Ngoài tình hình kinh tế trong nước và thế giới ảnh hưởng tới quyết định mở rộng thị trường thì ta cũng cần quan tâm tới yếu tố kinh tế của thị trường mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động mở rộng.

5.2.2. Môi trường chính trị pháp luật

Ngày nay nhu cầu an toàn được du khách đặt lên hàng đầu khi lựa chọn điểm du lịch. Không khí chính trị căng thẳng tạo tâm lý không tốt cho khách du lịch. Một quốc gia có tình hình chính trị ổn định, an toàn xã hội sẽ là lựa chọn hàng đầu của du khách.

Việt Nam là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển nhanh và liên tục, an ninh chính trị ổn định trong nhiều năm qua. So với các quốc gia khác trong khu vực thì nền chính trị của Việt Nam luôn ổn định, có một nền hòa bình và thịnh vượng. Với sự ổn định về chính trị của đất nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch có thể phát triển mạnh mẽ.

Sau khi Việt Nam gia nhâp WTO và một số tổ chức liên minh kinh tế, chính trị trên thế giới đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp du lịch nói chung có thể vươn ra thị trường nước ngoài một cách dễ dàng. Với các mối quan hệ liên minh giữa Việt Nam và các quốc gia, các tổ chức kinh tế ,chính trị trên thế giời đã giúp cho việc đi lại giữa các quốc ra là khá dễ dàng, nhu cầu đi du lịch trở nên ngày càng cao.

Việt Nam là một quốc gia có nền văn hóa khá lâu đời với nhiều khu di tích lịch sử, nhiều danh lam thắng cảnh cổ kính. Đối với các quốc gia khác trên thế giới thì Việt Nam là một quốc gia lý tưởng để đi du lịch. Cùng với vẻ đẹp hấp dẫn của hàng ngàn điểm đến, các món ăn đậm bản sắc dân tộc,

Một phần của tài liệu Phương hướng giải pháp thúc đẩy hoạt động mở rộng thị trường du lịch quốc tế inbound của công ty nhà nước TNHH MTV đầu tư thương mại và du lịch Thắng Lợi (Trang 33 - 43)