Ảnh hưởng của mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán đến việc thiết kế chương trình kiểm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC do Công ty AASC thực hiện (Trang 93 - 94)

1. KTV có góp vốn cổ phần trong Công ty đang kiểm toán không

2.3.Ảnh hưởng của mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán đến việc thiết kế chương trình kiểm

chương trình kiểm toán

Mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán được KTV đánh giá trong những bước trên sẽ là cơ sở để thiết kế chương trình kiểm toán. Căn cứ vào mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán được đánh giá đối với từng khoản mục, KTV lập chương trình KTV chi tiết cho từng khoản mục. Các khoản mục có rủi ro phát hiện thấp, không cao, KTV phải chủ yếu tiến hành các thử nghiệm cơ bản trên quy mô rộng nhằm phát hiện ra các sai phạm trọng yếu.

Đối với cuộc kiểm toán Công ty ABC, KTV đánh giá rủi ro phát hiện của khoản mục phải thu là thấp, mức trọng yếu là 107.105,7 nghìn đồng (trong khi quy mô khoản mục là 90.777.189 nghìn đồng. KTV cần thiết kế các chương trình kiểm toán trong đó có chủ yếu thực hiện các thử nghiệm cơ bản (thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết) trên quy mô rộng. Vì chi phí thu thập bằng chứng đối với khoản mục hàng tồn kho là trung bình nên KTV có thể chọn mẫu để kiểm toán mà không nhất thiết phải kiểm toán toàn bộ.

Đối với cuộc kiểm toán Công ty XYZ, khoản mục hàng tồn kho, tài sản cố định và chi phí xây dựng cơ bản dở dang được KTV xác định ở mức thấp, trong khi rủi ro kiểm soát mức trung bình nên KTV có thể tiến hành kiểm toán bằng các thử nghiệm kiểm soát kết hợp với các thử nghiệm cơ bản.

Ví dụ về việc thiết kế chương trình kiểm toán đối với khoản mục Phải thu của Công ty ABC và khoản mục Hàng tồn kho, chi phí xây dựng cơ bản dở dang của Công ty XYZ được minh họa trong phụ lục số 2, số 3 và số 4.

Dựa vào kế hoạch kiểm toán chi tiết và chương trình kiểm toán, KTV tiến hành kiểm toán BCTC Công ty ABC và Công ty XYZ. Trong quá trình kiểm toán, khi phát hiện ra các sai phạm, KTV sẽ ghi chép lại trên giấy tờ làm việc theo từng khoản mục.

Dựa vào kết quả kiểm toán, sai số cho từng khoản mục được ước tính như sau: Giả sử giá trị hàng tồn kho của Công ty XYZ bị báo cáo tăng

Sai số được ước tính = Sai số báo cáo tăng * Giá trị tổng thể Giá trị mẫu

Một bảng ước tính sai số (tổng số sai phạm) cho tất cả các khoản mục sẽ được lập và cho ta số tổng là sai số kết hợp trên toàn bộ BCTC.

Sai số kết hợp sẽ được so sánh với ước lượng ban đầu về mức trọng yếu. Nếu ước tính sai số kết hợp nhỏ hơn hoặc bằng ước lượng ban đầu về mức trọng yếu thì doanh nghiệp không cần phải điều chỉnh các sai sót nhưng KTV phải đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần trên BCTC. Nếu sai số kết hợp cao hơn mức ước lượng ban đầu về trọng yếu thì KTV cần bổ sung các thủ tục kiểm toán hoặc yêu cầu khách hàng điều chỉnh theo ý kiến của kiểm toán.

công thức trên) với ước lượng ban đầu đã phân bổ cho khoản mục đó (còn gọi là sai số có thể chấp nhận được), nếu sai số ước tính của khoản mục nhỏ hơn mức ước lượng ban đầu phân bổ cho khoản mục đó thì không cần điều chỉnh. Nếu lớn hơn nhưng tổng sai số kết hợp vẫn nhỏ hơn tổng mức ước lượng ban đầu thì cũng không cần điều chỉnh.

Trong trường hợp khách hàng không đồng ý điều chỉnh và KTV sau khi mở rộng quy mô mẫu mà vẫn có kết luận như cũ thì KTV sẽ đưa ra ý kiến trên báo cáo kiểm toán là "Ý kiến chấp nhận từng phần", "Ý kiến ngoại trừ" hoặc "ý kiến bác bỏ" tùy theo mức độ ảnh hưởng của sai phạm.

Ngoài ra, trong quá trình kiểm toán, KTV phát hiện ra các thay đổi lớn ảnh hưởng đến đánh giá của KTV về rủi ro kiểm toán thì KTV có thể điều chỉnh lại cho phù hợp. Ước lượng ban đầu về trọng yếu có thể được thay đổi nếu KTV cho rằng ước lượng ban đầu này là quá lớn hoặc quá nhỏ thì có thể điều chỉnh lại cho phù hợp, đồng thời nếu phân bổ ước lượng ban đầu về trọng yếu cho các bộ phận (khoản mục) là chưa phù hợp thì ở giai đoạn này KTV cũng hoàn toàn có thể phân bổ lại cho phù hợp. Tuy nhiên, đối với một cuộc kiểm toán tại 2 công ty trên, KTV không phát hiện ra các thay đổi lớn của những cơ sở mà KTV dùng để đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán. Do đó, mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán được giữ nguyên cho đến hết cuộc kiểm toán.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC do Công ty AASC thực hiện (Trang 93 - 94)