TỔ CHỨC QUỐC TẾ CƠ QUAN KIỂM TOÁN TỐI CAO (INTOSAI) VÀ KIỂM TOÁN

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC do Công ty AASC thực hiện (Trang 41 - 44)

KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VỚI QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN

Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán được đề cập đến trong tất cả các phần trên là quy trình được được xây dựng dựa trên hệ thống các văn bản chỉ đạo kiểm toán quốc tế (IAGs) do liên đoàn Kế toán quốc tế ban hành cùng với các chuẩn mực kiểm toán cụ thể áp dụng đối với lĩnh vực kiểm toán độc lập. Đối với lĩnh vực kiểm toán nhà nước, một quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro cũng được xây dựng, dựa trên IAGs và hệ thống các chuẩn mực kiểm toán cụ thể đối với kiểm toán trong lĩnh vực công.

INTOSAI (International Organization of Supreme Audit Institutions) là một tổ chức hiệp hội quốc tế các của các cơ quan kiểm toán nhà nước tối cao. SAI (Supreme Audit Institutions) là cơ quan kiểm toán công cao nhất của mỗi nước. INTOSAI được thành lập nhằm mục đích trao đổi các ý kiến và kinh nghiệm giữa các cơ quan kiểm toán tối cao trong lĩnh vực kiểm tra tài chính công (kiểm toán nhà nước).

Hệ thống Chuẩn mực Kiểm toán của INTOSAI bao gồm 4 phần: Các nguyên tắc cơ bản, các chuẩn mực cơ bản, các chuẩn mực thực hành, các chuẩn mực lập báo cáo.

INTOSAI đã xây dựng các chuẩn mực kiểm toán nhằm hướng dẫn chung trong việc thực hiện kiểm toán các đơn vị sử dụng ngân sách công. Trong đó, vấn đề đánh giá trọng yếu và rủi ro được xác định các thuật ngữ chung của hệ thống chuẩn mực này như sau: Một vấn đề có thể được xem là trọng yếu nếu mức độ hiểu biết về nó có thể ảnh hưởng đến người sử dụng BCTC hoặc báo cáo kiểm toán hoạt động. Tính trọng yếu thường được xem xét dưới góc độ giá trị nhưng bản chất và đặc tính của một khoản mục hoặc nhóm khoản mục cũng có thể là vấn đề trọng yếu. Ví dụ luật quy định khoản mục hay nhóm khoản mục cũng đó phải được công bố một cách riêng biệt không kể đến số lượng lớn hay nhỏ.

Tính trọng yếu của một vấn đề, một nghiệp vụ một khoản mục trên BCTC được xác định bởi giá trị và tính chất của nó. Bên cạnh đó, một vấn đề có thể là trọng yếu bởi hoàn cảnh mà nó xảy ra.

Trong Chuẩn mực Lập kế hoạch thuộc Chuẩn mực Thực hành của INTOSAI, trọng yếu và rủi ro kiểm toán được quy định: “Trong việc lập kế hoạch một cuộc kiểm toán, KTV phải xác định tính trọng yếu của vấn đề phải xem xét”.

Từ đó, trong bước lập kế hoạch, KTV phải thu thập thông tin về đối tượng kiểm toán và tổ chức bộ máy của nó để đánh giá rủi ro và để xác định trọng yếu. Việc tồn tại một HTKSNB có thiết kế phù hợp và hoạt động có hiệu quả sẽ làm giảm các sai phạm.

Chuẩn mực Nghiên cứu và Đánh giá HTKSNB quy định: “ Trong việc xác định mức độ và phạm vi của cuộc kiểm toán, KTV phải nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của HTKSNB. Việc nghiên cứu và đánh giá HTKSNB phải được thực hiện căn cứ theo dạng kiểm toán được tiến hành. Trong trường hợp của một cuộc kiểm toán tuân thủ (tài chính), phải thực hiện nghiên cứu và đánh giá HTKSNB của đơn vị. HTKSNB giúp cho việc bảo vệ tài sản, nguồn lực và đảm bảo tính chính xác, đầy đủ của các ghi chép kế toán”.

Nhìn chung, các chuẩn mực và nguyên tắc của INTOSAI không hướng dẫn đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán đối với kiểm toán BCTC theo quy trình cụ thể. Nguyên nhân chính do INTOSAI là một tổ chức quốc tế bao gồm các cơ quan kiểm toán tối cao (các SAI) của các nước có thể chế chính trị và hoàn cảnh xã hội khác nhau. Vì vậy, cùng một loại hình kiểm toán như kiểm toán BCTC hay kiểm toán hoạt động … sẽ có mục tiêu, tính chất khác nhau. Các quy định, chính sách và luật pháp của mỗi nước chi phối hoạt động kiểm toán cũng không đồng nhất và không áp dụng chung trong quá trình thực hiện kiểm toán BCTC. Do vậy, việc ban hành chuẩn mực, quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán phù hợp cho tất cả các nước là điều không thể thực hiện. Mặt khác, phạm vi hoạt động của kiểm toán nhà nước các quốc gia trong kiểm toán BCTC là kiểm toán BCTC của các đơn vị, tổ chức được sử dụng ngân sách nhà nước. Các đơn vị được kiểm toán rất đa dạng và có tính chất khác nhau, bao gồm cả doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, tổ chức phi lợi nhuận, các cơ quan. đơn vị hành chính sự nghiệp, các đơn vị thuộc an ninh, quốc phòng… Vì vậy, việc xây dựng một quy trình chung đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán cho tất cả các nước trong kiểm toán BCTC các đơn vị thuộc lĩnh vực tài chính công là không phù hợp. Do đó, các nguyên tắc, chuẩn mực kiểm toán của INTOSAI chỉ đưa ra những quy định và hướng dẫn chung cơ bản mang tính định hướng.Tùy thuộc bối cảnh hiến pháp và bối cảnh cụ thể khác nhau, mỗi SAI sẽ tự xây dựng cho mình một quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro phù hợp.

Đối với cơ quan kiểm toán Nhà nước Việt Nam, Hệ thống Chuẩn mực Kiểm toán Nhà nước được xây dựng chủ yếu dựa trên các chuẩn mực của INTOSAI và IFAC. Trong đó để hướng dẫn đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán, trong chuẩn mực số 07 “Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán”, Kiểm toán Nhà nước đã đưa ra các khái niệm hướng dẫn cách thức đánh giá trọng yếu, rủi ro trong quá trình kiểm toán như sau:

“Khi xem xét tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán, KTV phải thực hiện các yêu cầu và quy định sau:

thể và phân bổ cho từng nội dung, bộ phận cần kiểm toán, đồng thời dự kiến rủi ro kiểm toán có thể chấp nhận và từng loại rủi ro trong kiểm toán ở từng nội dung, bộ phận sẽ kiểm toán. Căn cứ vào sự phân bổ và dự kiến ban đầu, KTV phân tích mối quan hệ giữa tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán theo từng nội dung, bộ phận sẽ kiểm toán; từ đó xác định phạm vi, thời gian và phương pháp kiểm toán.

Trong quá trình thực hiện kiểm toán. KTV căn cứ vào bằng chứng kiểm toán đã thu thập được, KTV đánh giá các sai phạm về định lượng, định tính, nguyên nhân. Khi xét thấy các sai phạm lớn làm ảnh hưởng đến tính chính xác và ý kiến nhận xét, kết luận kiểm toán, KTV cần xem xét lại để điều chỉnh tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán và điều chỉnh lại kế hoạch kiểm toán

Căn cứ vào kết quả thu thập bằng chứng kiểm toán, KTV ước tính tổng số hoặc đánh giá tính chất của sai phạm trong từng nội dung, bộ phận kiểm toán và sai phạm kết hợp của BCTC; từ đó so sánh với sai phạm ước tính trong kế hoạch để đưa ra các đánh giá, kết luận thích hợp đối với BCTC và các thông tin tài chính có liên quan, hoặc thực hiện các thủ tục tiếp theo như mở rộng quy mô, phạm vi điều tra, thay đổi phương pháp kiểm toán…”.

Hiện nay, Kiểm toán Nhà nước Việt Nam chưa có văn bản hướng dẫn nghiệp vụ cụ thể về đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong quá trình thực hiện các cuộc kiểm toán theo các chuyên nghành. Quá trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán chưa được xây dựng thành “công nghệ đánh giá” để hướng dẫn đánh giá trọng yếu (cả về mặt định tính và định lượng) và đánh giá các loại rủi ro theo chuẩn mực kiểm toán quốc tế được thừa nhận để từ đó xây dựng và thiết kế được các chương trình kiểm toán hợp lý và có hiệu quả.

PHẦN 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY AASC

THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC do Công ty AASC thực hiện (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(144 trang)
w