CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐA QUỐC GIA VỚI QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRỌNG

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC do Công ty AASC thực hiện (Trang 38 - 41)

GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN

Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp luôn là mục tiêu hàng đầu của tất cả các công ty kiểm toán. Để nâng cao hiệu quả của một cuộc kiểm toán, khâu lập kế hoạch kiểm toán cần được chú trọng ngay từ đầu trong đó công tác đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán là một yếu tố quan trọng. Hiện nay, các công ty kiểm toán hàng đầu thế giới (các công ty tập đoàn với mạng lưới chi nhánh trên toàn cầu) hầu hết đã xây dựng cho mình một quy trình chuẩn và các hướng dẫn cụ thể đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC, giúp các KTV thực hiện kiểm toán một cách hiệu quả, tránh được những rủi ro không mong muốn và giảm chi phí kiểm toán mà vẫn đạt được hiệu quả về mặt chất lượng. Xin được minh họa một số điểm sơ lược trong quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán tại 3 Big-four: KPMG, PWCs và Ernst & Young.

Đối với các công ty kiểm toán lớn, thông thường hợp đồng kiểm toán sẽ được ký từ năm trước. Với những khách hàng lớn hoặc là khách hàng thường niên, hợp đồng kiểm toán sẽ được ký cho hai giai đoạn kiểm toán, giai đoạn Interim (tạm dịch là giai đoạn kiểm toán ban đầu, sẽ được tiến hành vào 1-2 tháng trước khi kết thúc năm tài chính) và giai đoạn Final (tạm dịch là kiểm toán kết thúc, sẽ được tiến hành sau khi năm tài chính của đơn vị khách hàng kết thúc). Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán sẽ được tiến hành ngay từ giai đoạn kiểm toán Interim. Đến giai đoạn Final, nếu có bất kỳ sự biến động nào về thông tin ảnh hưởng đến các kết quả đã đánh giá thì KTV sẽ tiến hành đánh giá lại và thay thế kết quả cũ.

Tại công ty TNHH KPMG Việt Nam, quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán có những điểm chính sau:

- Tìm hiểu thông tin về khách thể kiểm toán, đánh giá mức độ kiểm soát của đơn vị được kiểm toán. Từ đó xác định mức độ rủi ro chung cho toàn BCTC; xác định các tài khoản quan trọng, đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán.

- Đánh giá trọng yếu trong kiểm toán :

Mức trọng yếu ban đầu (mức trọng yếu cho mục đích lập kế hoạch) được xác định dựa vào chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế (bằng 5% lợi nhuận trước thuế). Trong trường hợp lợi nhuận trước thuế không cung cấp một sơ sở đáng tin cậy cho việc xác định mức trọng yếu ban đầu, ví dụ: doanh nghiệp bị lỗ hoặc có xu hướng phá sản; doanh nghiệp mới ở giai đoạn đầu của thời kỳ kinh doanh, khi đó chỉ tiêu lợi nhuận có xu hướng dao động lên xuống không ổn định…Khi đó KTV sẽ sử dụng một trong hai chỉ tiêu: doanh thu hoặc tổng tài sản để ước lượng mức trọng yếu (tỷ lệ 0,5% tổng doanh thu hoặc tổng tài sản).

Tiếp đó, KTV xác định mức SMT (Significant Materiality Threshold - Mức/ngưỡng trọng yếu quan trọng). SMT = 75% ước lượng ban đầu về trọng yếu..

từng mức cơ sở dẫn liệu; cơ sở để đánh giá rủi ro của các sai phạm trọng yếu cho mỗi mục tiêu kiểm toán; thiết kế chương trình kiểm toán được áp dụng đối với mỗi mục tiêu kiểm toán; tính kích cỡ mẫu khi dùng KPMG Sampling Plan hoặc KPMG Mus (công cụ để chọn mẫu chứng từ kiểm tra).

Mức trọng yếu SMT áp dụng cho tất cả các khoản mục. Đây sẽ là cơ sở cho các điều chỉnh của KTV trong khi tiến hành cuộc kiểm toán và phát hiện ra các sai sót. Nếu sai phạm phát hiện được đối với từng khoản mục nhỏ hơn mức SMT, KTV sẽ không điều chỉnh và đưa ý kiến chấp nhận toàn phần đối với BCTC. Nếu vượt quá mức SMT, KTV sẽ yêu cầu khách hàng điều chỉnh.

- Đánh giá rủi ro:

Rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát sẽ được đánh giá đối với từng khoản mục trong BCĐKT theo các cơ sở dẫn liệu. Kết hợp kết quả đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, KTV sẽ đưa ra đánh giá về rủi ro RoSM (Risk of Significant Misstatement). RoSM sẽ được xác định dựa vào ma trận rủi ro như sau:

Rủi ro kiểm soát Rủi ro

tiềm tàng

HTKSNB được thiết kế và hoạt động hiệu quả.

HTKSNB được thiết kế và hoạt động hiệu quả nhưng chúng ta không kiểm tra sự hiệu quả của các thủ tục kiểm soát.

HTKSNB không hiệu quả.

Thấp Thấp Thấp Trung bình

Trung bình Thấp Trung bình Cao

Cao Trung bình Cao Cao

Từ đó chương trình kiểm toán được thiết kế cho từng khoản mục dựa trên kết luận về RoSM.

Tại công ty kiểm toán Ernst & Young: Trước hết, mức trọng yếu tổng thể PM được xác định thông thường là 5-10% thu nhập trước thuế trong năm của khách hàng hoặc 0,5-1% doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Mức sai pham tối đa trong tổng thể: TE = 50%PM.

Mức sai sót cần đưa ra bút toán điều chỉnh: SAD = 1-5%TE

Tổng các sai phạm nếu vượt quá SAD, KTV sẽ yêu cầu khách hàng điều chỉnh. Sau khi xác định mức trọng yếu như trên, KTV tiến hành đánh giá rủi ro kiểm toán. Quy trình đánh giá rủi ro được thực hiện riêng biệt. Trước hết, KTV tiến hành đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát đối với từng khoản mục trên BCTC tương ứng với các cơ sở dẫn liệu. Từ đó đưa ra kết luận về mức rủi ro kết hợp (CRA- Combined Risk Asessment). CRA được xác định ứng với từng cơ sở dẫn liệu cho từng khoản mục dựa trên hai yếu tố là rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát. Kết quả của quá trình đánh giá rủi ro này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chương trình kiểm toán và các thủ tục kiểm toán.

Thông thường, KTV sẽ xây dựng chương trình kiểm toán đối với các khoản mục có số dư cuối kỳ >25%TE (mức sai phạm tối đa trong tổng thể) và kết hợp với kết quả

của quá trình đánh giá rủi ro trên để có được một chương trình kiểm toán với các thủ tục kiểm toán phù hợp.

Tại Công ty kiểm toán PWCs:

- Đánh giá rủi ro:

Trước hết, KTV sẽ đánh giá rủi ro kinh doanh của đơn vị được kiểm toán (Entity’s Risk Assessment Process). Trong giai đoạn này, KTV sẽ thu thập các thông tin về doanh nghiệp, xác định rủi ro kinh doanh, ước lượng tầm quan trọng của rủi ro kinh doanh, đánh giá khả năng có thể xảy ra của rủi ro kinh doanh, và cuối cùng đưa ra các quyết định để có thể kiểm soát được rủi ro kinh doanh đó.

Tiếp đó KTV sẽ tiến hành đánh giá rủi ro đối với các sai sót trọng yếu trên BCTC. Quá trình này gồm những bước cụ thể sau:

+ Xác định rủi ro: KTV xem xét đơn vị kiểm toán và môi trường của nó gồm các yếu tố về các thủ tục kiểm soát thích hợp liên quan đến rủi ro, xem xét sự phân loại các rủi ro có thể xảy ra đối với nghiệp vụ, tài khoản, khoản mục trên BCTC….

+ Liên hệ các rủi ro đã xác định ở trên đến khả năng xảy ra sai sót đối với các cơ sở dẫn liệu trên BCTC. Ví dụ nếu chúng ta xác định có sự tăng lên trong lượng hàng tồn kho của sản phẩm A do sự xuất hiện của sản phẩm mới là B đã làm doanh thu sản phẩm A giảm đáng kể. Khi đó rủi ro là cơ sở dẫn liệu về tính định giá của hàng tồn kho sẽ bị ảnh hưởng do khả năng hàng tồn kho A bị lỗi thời.

+ Đánh giá tầm quan trọng của rủi ro cho cuộc kiểm toán: Bằng cách xem xét liệu rằng mức độ rủi ro được xác định ở trên có ảnh hưởng nghiêm trọng đến BCTC hay không.

+ Xem xét khả năng rủi ro có thể dẫn tới những sai phạm trọng yếu:

+ Kết thúc quá trình đánh giá rủi ro, một mức rủi ro cuối cùng sẽ được xác định (Key Risk). “Key risk” là tất cả các điều kiện, các nhân tố trong một cuộc kiểm toán mà theo xét đoán của KTV có thể dẫn đến rủi ro về các sai phạm trọng yếu trên BCTC hoặc các vấn đề khác có thể dẫn đến ý kiến kiểm toán không thích hợp về BCTC.

Căn cứ vào kết quả đánh giá rủi ro, KTV thiết kế chương trình kiểm toán phù hợp cho từng khoản mục trên BCTC.

- Đánh giá trọng yếu:

Để đưa ra những giả định ban đầu về sai sót của một khoản mục có trọng yếu hay không, KTV sẽ sử dụng mức tỷ lệ phần trăm về trọng yếu (Material Percentage Threshold).

Dựa vào những thủ tục phân tích ban đầu và những xét đoán nghề nghiệp, KTV sẽ đưa ra mức trọng yếu kế hoạch (Material Planning). Mức trọng yếu này sẽ là cơ sở để lập kế hoạch các công việc kiểm toán tiếp theo, chú trọng vào những vùng có rủi ro xảy ra sai sót cao hơn. Mức trọng yếu này hoàn toàn có thể thay đổi trong suốt cuộc kiểm toán. Mức độ trọng yếu kế hoạch được xác định sẽ là mức sai sót kết hợp nhỏ nhất mà có thể ảnh hưởng tới bất cứ nhân tố nào của BCTC. Ví dụ : Nếu KTV cho rằng tổng số sai sót nếu vượt quá £100 sẽ ảnh hưởng trọng yếu đến chỉ tiêu thu nhập, nhưng tổng sai

sót đó phải vượt quá £200 mới có ảnh hưởng trọng yếu đến tình hình tài chính, thì trong trường hợp này, KTV sẽ thiết kế các thủ tục kiểm toán để phát hiện ra các sai sót trọng yếu vượt quá £100. Do mức trọng yếu được xác định phụ thuộc rất nhiều vào chủ quan của KTV, phản ánh trong quá trình đánh giá rủi ro của KTV về tình hình kinh doanh, về các tài khoản, các khoản mục có khả năng xảy ra sai sót trọng yếu, nên đòi hỏi việc đánh giá trọng yếu phải do các KTV có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm (thường là các trưởng nhóm kiểm toán hoặc các trưởng phòng kiểm toán).

Trên đây chỉ là một số điểm sơ lược trong quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán tại một số công ty kiểm toán đa quốc gia tại Việt Nam. Những điểm sơ lược trên chưa phải là một quy trình đầy đủ nhưng đã cho thấy được một cách khái quát cách đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán của các công ty chuyên nghiệp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC do Công ty AASC thực hiện (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(144 trang)
w