Đánh giá rủi ro kiểm toán trên phương diện toàn bộ BCTC

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC do Công ty AASC thực hiện (Trang 68 - 79)

1. KTV có góp vốn cổ phần trong Công ty đang kiểm toán không

2.2.4. Đánh giá rủi ro kiểm toán trên phương diện toàn bộ BCTC

Việc đánh giá rủi ro kiểm toán trên toàn bộ BCTC cũng được thực hiện theo từng loại rủi ro : rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, rủi ro phát hiện.

2.2.4.1. Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên toàn bộ BCTC

Để đánh giá được rủi ro tiềm tàng, ở bước này, KTV tiếp tục thu thập các thông tin về khách hàng và mô tả lại trên giấy làm việc, bao gồm một số thông tin như : Tính liêm chính, kinh nghiệm và sự hiểu biết của Ban Giám đốc ; Sự thay đổi của Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc ;Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và sự hiểu biết của kế toán trưởng, nhân viên kế toán, kiểm soát viên nội bộ và sự thay đổi của các nhân viên này ; áp lực bất thường đối với Ban Giám đốc ; đặc điểm hoạt động của đơn vị ; các thay đổi trong chính sách kế toán đơn vị áp dụng ; Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh hiện nay của đơn vị ( những thay đổi về thị trường, đối thủ cạnh tranh…)

Trên cơ sở tất cả những thông tin đã thu thập được từ đầu cuộc kiểm toán, KTV tiến hành phân tích các nhân tố và ảnh hưởng của các nhân tố đó tới tình hình hoạt động

sản xuất kinh doanh của khách hàng và đánh giá rủi ro tiềm tàng. Rủi ro tiềm tàng được đánh giá trên ba mức : thấp, trung bình và cao.

Trích giấy làm việc của KTV như sau :

Bảng 2.13 : Trích giấy tờ làm việc của KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng trên toàn bộ BCTC Công ty ABC

Công ty ABC sản xuất và kinh doanh hệ thống tổng đài điện tử kỹ thuật số, các thiết bị, máy móc, linh kiện chuyên ngành bưu chính viễn thông. Hoạt động sản xuất kinh doanh được tổ chức tốt bởi các thành viên Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc đều có năng lực tốt, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực điều hành sản xuất và kinh doanh mặt hàng điện tử viễn thông.

Kế toán trưởng có 15 năm kinh nghiệm trong ngành kế toán trong đó có 10 năm làm kế toán viên, 5năm phụ trách kế toán, làm việc cho Công ty từ năm 1998 khi Công ty bắt đầu thành lập. Nhân sự phòng kế toán có biến động nhiều dẫn đến việc cung cấp sổ chi tiết và BCTC chậm. Hiện nay Công ty đang áp dụng chính sách kế toán mới theo các Thông tư hướng dẫn thực hiện các chuẩn mực kế toán mới.

Thị trường hoạt động của Công ty hiện nay là một thị trường đầy tiềm năng với các nhân tố chính trị, kinh tế, xã hội, công nghệ.. như đã phân tích ở trên tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty .

Bởi vì hầu hết các sản phẩm của Công ty được bán cho VNPT và các chi nhánh của VNPT nên khách hàng có lợi thế trong việc trả giá, đây là một sự thiệt thòi cho Công ty với tư cách là người bán. Mặt khác, Công ty chỉ có duy nhất một nhà cung cấp đầu vào chính đó là DECO- nhà đầu tư nước ngoài hiện tại, giá mua vật liệu thường do người cung cấp đặt ra. Tuy nhiên, VNPT cũng là một trong những chủ sở hữu của Công ty và cá nhân VNPT đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động của Công ty (quyết định nhân tố tiêu thụ sản phẩm đầu ra) nên giá mua nguyên vật liệu này có thể được thỏa thuận giữa người mua và người bán bằng cách cân nhắc giá bán của sản phẩm đầu ra tới khách hàng tiêu thụ.

Cùng đó, phần lớn nguyên vật liệu, bán thành phẩm để sản xuất ra sản phẩm của Công ty đều phải nhập khẩu từ nước ngoài, nên tỷ giá ngoại tệ tăng, giảm sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến giá thành nguyên liệu phải nhập ngoại, từ đó ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm đầu ra. Hiện nay tỷ giá ngoại tệ trong nước tăng là một khó khăn cho Công ty.

Bên cạnh những đặc thù ngành ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của Công ty, sự cạnh tranh khá mạnh giữa các đối thủ hiện nay của ABC cũng có ảnh hưởng không nhỏ. Vì bản chất của ngành công nghiệp này là : nhà cung cấp sẽ lắp đặt một hệ thống tổng đài ở một thành phố hoặc một tỉnh và sẽ là nhà cung cấp duy nhất về sự mở rộng kỹ thuật trong khu vực đó, do đó tất cả các công ty đều muốn có được hợp đồng về sự lắp đặt hệ thống tổng đài mới nhất. Đối thủ cạnh tranh hiện nay của ABC là Alcatel và Siemen. Gần đây, họ đã cung cấp một hệ thống viễn thông mới cho Việt Nam và có thể sẽ áp đảo thị trường trong một vài năm

Tham chiếu: Người thực hiện: Ngày thực hiện: Tên khách hàng: Công ty ABC

Niên độ kế toán: 1/1/2005- 31/12/2005

Khoản mục:

Bước công việc: Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên toàn BCTC

CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN

AUDITING AND ACCOUNTING FINANCIAL CONSULTANCY SERVICE COMPANY (AASC)

tới khi hệ thống đó phát triển. Đối với ABC, hệ thống của Công ty là cũ và doanh thu chủ yếu dựa trên khai thác và mở rộng hệ thống này. Mặc dù sự phát triển của Công ty trong tương lai có một vài hạn chế, nhưng theo ban giám đốc, số lượng đặt hàng vẫn sẽ tăng thích ứng trong 3,4 năm tới đây.

KTV không có nghi ngờ gì về tính liêm chính của Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc Công ty. Quan hệ giữa Công ty và KTV là tốt, khách hàng cung cấp đầy đủ thông tin khi có yêu cầu của KTV. Ý kiến của KTV trên báo cáo kiểm toán năm trước là ý kiến chấp nhận toàn phần.

Kết luận : đánh giá rủi ro tiềm tàng cho toàn bộ BCTC của Công ty ABC là Trung bình.

Người kiểm tra:

Ngày kiểm tra:

Bảng 2.14 : Trích giấy tờ làm việc của KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng trên toàn bộ BCTC Công ty XYZ

Công ty XYZ là công ty cổ phần hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Đây là năm hoạt động thứ ba dưới hình thức cổ phần hóa. Trước đây là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động hoạt động khá hiệu quả, chuyển sang công ty cổ phân, hoạt động của Công ty tiếp tục không ngừng cải thiện và nâng cao.

Lĩnh vực xây dựng cơ bản trong một vài năm trở lại đây gặp khó khăn khi giá của các loại nguyên vật liệu đều tăng cao một cách đáng lo ngại, nhưng thị trường các sản phẩm xây dựng vẫn rất phát triển. Sự phát triển của nền kinh tế xã hội kéo theo một tất yếu nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng, đường sá giao thông, các công trình xây dựng và dân dụng.

Doanh thu và lợi nhuận của Công ty trong những năm gần đây đều tăng ổn định cho thấy sự điều hành bộ máy quản lý có hiệu quả. Cơ cấu tổ chức của Công ty hợp lý, các nhà quản lý có năng lực tốt, nhân sự phòng kế toán không có biến động lớn. Trong hồ sơ kiểm toán năm trước, KTV không lưu ý gì về tính liêm chính của Ban giám đốc Công ty. Báo cáo kiểm toán năm trước là báo cáo chấp nhận toàn phần, KTV không phủ nhận ý kiến chấp nhận toàn phần nhưng có lưu ý người đọc về một số khoản chi phí không có chứng từ chứng minh.

Quan hệ của Công ty với KTV là tốt, cung cấp đầy đủ thông tin khi có yêu cầu.

Kết luận : Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên toàn bộ BCTC của Công ty XYZ là Trung bình

Người kiểm tra:

Ngày kiểm tra:

2.2.4.2. Đánh giá rủi ro kiểm soát trên toàn bộ BCTC

Tham chiếu: Người thực hiện: Ngày thực hiện: Tên khách hàng: Công ty XYZ

Niên độ kế toán: 1/1/2005- 31/12/2005

Khoản mục:

Bước công việc: Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên toàn BCTC

CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN

AUDITING AND ACCOUNTING FINANCIAL CONSULTANCY SERVICE COMPANY (AASC)

Dựa vào những thông tin thu thập được qua tìm hiểu Công ty khách hàng (bằng các kỹ thuật quan sát, phỏng vấn, kiểm tra tài liệu), KTV đánh giá rủi ro kiểm soát trên cơ sở đánh giá Hệ thống kiểm soát nội bộ (HTKSNB).

HTKSNB được đánh giá trên 4 yếu tố : Môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán, thủ tục kiểm soát và kiểm toán nội bộ. Hiện nay AASC sử dụng bảng câu hỏi để đánh giá về HTKSNB. Những thông tin thu thập được về HTKSNB sẽ được lưu lại trên giấy làm việc của KTV, sau đó, trên cơ sở những thông tin này, KTV trả lời các câu hỏi theo mẫu có sẵn của AASC. KTV sẽ đánh giá HTKSNB của công ty khách hàng là đáng tin cậy và hoạt động có hiệu quả ở các mức độ : khá, trung bình, yếu. Từ đó, KTV đánh giá rủi ro kiểm soát là ở mức : thấp, trung bình, cao. Trong quá trình đánh giá, KTV phải dựa vào sự xét đoán nghề nghiệp để đưa ra được kết luận chính xác.

KTV thực hiện đánh giá HTKSNB của hai công ty khách hàng như sau :

Thứ nhất : Môi trường kiểm soát

KTV thu thập các thông tin, tài liệu như : Biên bản họp Hội đồng quản trị, các văn bản quy định cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn của các cá nhân quan trọng trong công ty, các nội quy được áp dụng trong công ty, các thủ tục phê chuẩn, các văn bản quy định tổ chức công tác kế toán, các văn bản quy định sự kiểm soát của cơ quan Nhà nước đối với Công ty …

Ngoài ra, KTV tiến hành phỏng vấn Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, kế toán trưởng, các nhân vật quan trọng, quan sát các hoạt động và quá trình hoạt động…

Thông tin về môi trường kiểm soát của Công ty ABC được lưu trong giấy tờ làm việc của KTV như sau :

Sơ đồ 2.3 :Cơ cấu tổ chức Công ty ABC

Hội đồng quản trị gồm 5 thành viên (trong đó bên Nhật Bản 3 người và bên Việt Nam 2 người). Ban giám đốc 3 thành viên ( 1 người từ phía Nhật Bản và 2 người từ phía Việt Nam).

Phương pháp quản lý trực tiếp đang được áp dụng tại Công ty. Định kỳ, hội đồng quản trị họp, thông qua các chiến lươc, kế hoạch, mục tiêu và quyết định các vấn đề quan trọng của Công ty. Ban giám đốc cụ thể hóa các quyết định của Hội đồng quản trị và phân công nhiệm vụ cho các phòng chức năng. Hàng tháng, Ban Giám đốc và các trưởng phòng tiến hành họp để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh trong tháng, đối chiếu với các kế hoạch đã được Hội đồng quản trị thông qua và phát hiện những vấn đề bất thường xảy ra. Trên cơ sở đó tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra cách xử lý thích hợp.

Ngoài ra, để tăng cường sự quản lý của mình Hội đồng quản trị Công ty đã thành lập một Ban kiểm soát (gồm 3 thành viên), để kiểm tra các hoạt động tài chính và kinh doanh của Công ty, định kỳ báo cáo trực tiếp với Hội đồng quản trị.

Qua tìm hiểu, KTV được biết trong năm 2004, Hội đồng quản trị có một số thay đổi :

Ông Yoshihisa Utsunomiya : thành viên, miễn nhiệm ngày 25/7/2004 Ông Hideki Nagai : thành viên, bổ nhiệm ngày 25/7/2004 miễn nhiệm ngày 19/11/2004 Ông Takashi Yamamoto : thành viên, bổ nhiệm ngày 19/11/2004 Năm 2005 không có sự thay đổi gì trong Hội đồng quản trị.

Tuy nhiên, những thay đổi trong Hội đồng quản trị này đều làm tăng sự hợp lý trong quản lý của Công ty, tăng cường hiệu năng và hiệu quả của hoạt động quản lý của Công ty. Trình độ của các thành viên mới được bổ nhiệm đều là những người có trình độ cao, có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động của Công ty, với nhiều hoạt động đặc thù. Và điều quan trọng hơn là Ban Giám đốc quản lý trực tiếp Công ty trong 2

Hội đồng quản trị Ban Giám đốc Phòng sản xuất 2 Phòng kỹ thuật và công nghệ Phòng thương mại Phòng kế hoạch và đầu Phòng hành chính tổng hợp

Ban Kiểm soát

Phòng tài chính kế toán Phòng sản xuất 1

năm gần đây không có sự thay đổi gì.

Trên cơ sở những thông tin thu được, KTV trả lời các câu hỏi trên bảng đánh giá và đưa ra kết luận về môi trường kiểm soát của khách hàng.

Bảng 2.15 : Bảng đánh giá môi trường kiểm soát của Công ty ABC

Đánh giá môi trường kiểm soát Khách hàng : Công ty ABC

Câu hỏi Có Không Không áp dụng

1. Hội đồng quản trị và Ban giám đốc có bị chi phối bởi một hoặc một nhóm người không trung thực không ?

2. KTV có nghi ngờ gì về tính liêm chính của Ban Giám đốc và Hội đồng quản trị ?

3. Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc trước đây đã từng liên quan đến hành vi gian lận hoặc hành vi vi phạm pháp luật ? 4. Lợi ích vượt quá mức bình thường của Ban Giám đốc và Hội đồng quản trị ?

5. Ban Quản lý can thiệp quá mức vào việc thực hiện các mục tiêu tài chính và nhân sự của Công ty ?

6. Ban quản lý có giới hạn phạm vi kiểm toán đối với KTV ? 7. Ban quản lý không giải thích cho KTV một số vấn đề quan trọng liên quan đến các vấn đề kiểm soát nội bộ, của kế toán ? 8. Ban quản lý không đồng ý cho KTV tiếp xúc với các KTV tiền nhiệm ?

9. Thiếu các chính sách, thủ tục quy định hành vi ứng xử trong Công ty ?

10. Ban quản lý không hành động tuân thủ theo đúng các quy định trong Công ty để làm gương cho nhân viên ?

11. Ban quản lý không hành động tuân thủ theo đúng các quy định trong Công ty để làm gương cho nhân viên ?

12. Không có sự thông tin đầy đủ giữa Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc với Ủy ban kiểm soát ?

13. Các thành viên của Ủy ban kiểm soát không đủ trình độ và kinh nghiệm ?

14. Cơ cấu tổ chức có quá phức tạp ?

15. Công ty vận hành một cơ chế quá nghèo nàn trong việc phân công trách nhiệm và quyền hạn đối với việc phê chuẩn và thay đổi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ?

16. Các thủ tục phê chuẩn các nghiệp vụ kinh tế phát sinh không được thực hiện ở đúng cấp ?

17. Việc phân công công việc cho các nhân viên kế toán không được cập nhật thường xuyên ?

18.Không có các văn bản quy định chức năng của các nhân viên kế toán ?

19. Các nhân viên kế toán không được đào tạo qua trường lớp x x x x x x x x x x x x x x x x x

chính quy ?

20. Các nhân viên kế toán không làm việc trong ngày nghỉ ? 21.Thiếu các chính sách về thuê mướn, tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, nâng bậc, thuyên chuyển ?

22. Thiếu các văn bản mô tả và hướng dẫn công việc cho nhân viên ?

23. Các chính sách, thủ tục trong Công ty không rõ ràng, không được ban hành cập nhật một cách thường xuyên ?

24.Đường lối chiến lược phát triển không được vạch ra rõ ràng ? 25.Công tác lập kế hoạch và dự toán (như kế hoạch sản xuất, tiêu thụ, thu chi quĩ ; kế hoạch hay dự toán đầu tư, sửa chữa tài sản cố định, kế hoạch thu chi quỹ, kế hoạch tại chính..) không được tiến hành khoa học, nghiêm túc ?

x x x x x x x x

Kết luận : Môi trường kiểm soát được đánh giá :

Khá x Trung bình Yếu .

Môi trường kiểm soát của Công ty ABC được KTV đánh giá là “khá”.

Thông tin về môi trường kiểm soát của Công ty XYZ được KTV lấy từ hồ sơ kiểm toán năm trước và cập nhật những thay đổi mới, thể hiện trong giấy tờ làm việc của KTV như sau:

Sơ đồ 2.4:Cơ cấu tổ chức Công ty XYZ

Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty không có thay đổi gì đáng kể so với năm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC do Công ty AASC thực hiện (Trang 68 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(144 trang)
w