Xác định rủi ro kiểm toán mong muốn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC do Công ty AASC thực hiện (Trang 26 - 27)

2. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM

2.3.1.Xác định rủi ro kiểm toán mong muốn

Rủi ro kiểm toán mong muốn là mức rủi ro được xác định một cách chủ quan: Khi quyết định mức rủi ro kiểm toán mong muốn thấp hơn, KTV muốn chắc chắn hơn để có được các báo cáo (quyết định) kiểm toán không bị sai phạm trọng yếu.

Mức rủi ro kiểm toán mong muốn được xác định phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản:

Một là: Mức độ quan tâm của những người sử dụng bên ngoài đến BCTC: Khi có nhiều người bên ngoài quan tâm đến BCTC, mức rủi ro kiểm toán phải giảm vì những sai lệch trọng yếu trên BCTC đã kiểm toán dễ gây tác hại trên phạm vi rộng. Những dấu hiệu cho biết mức độ các BCTC được những người sử dụng bên ngoài quan tâm thường bao gồm:

- Thứ nhất: Quy mô của đơn vị được kiểm toán, quy mô của đơn vị được kiểm toán đo lường bằng tổng tài sản có hoặc tổng thu nhập. Quy mô càng lớn thì BCTC càng được sử dụng rộng rãi, rủi ro kiểm toán mong muốn càng thấp.

- Thứ hai: Sự phân phối quyền sở hữu: BCTC của các công ty đa sở hữu thường được nhiều người sử dụng hơn các báo cáo của công ty có quyền sở hữu hẹp

- Thứ ba: Bản chất và quy mô của công nơ: Khi BCTC có nhiều khoản công nợ thì sẽ có nhiều chủ nợ quan tâm hơn.

Hai là: Khả năng khách hàng sẽ gặp khó khăn tài chính sau khi báo cáo kiểm toán được công bố: Nếu một số khách hàng buộc phải xin phá sản hoặc phải chịu một sự thiệt hại lớn sau khi báo cáo kiểm toán được công bố thì KTV phải bảo vệ kết quả cuộc kiểm toán. Vì thế, rủi ro kiểm toán mong muốn sẽ thấp cho dù chi phí kiểm toán cao hơn.

Một số dấu hiệu cho biết các công ty được kiểm toán sẽ gặp khó khăn về mặt tài chính như: Khả năng hoán chuyển thành tiền mặt kém, thường xuyên ở trong tình trạng thiếu tiền mặt và vốn lưu động; Giảm nhanh các khoản lãi và tăng nhanh các khoản lỗ trong các năm trước dẫn đến khả năng thanh toán kém; Các công ty hoạt động chủ yếu dựa vào các khoản công nợ, rủi ro kinh doanh cao; Bản chất hoạt động của công ty (một số loại hình kinh doanh có nhiều rủi ro hơn các loại hình khác như một số công ty chứng khoán có khả năng phá sản cao hơn một công ty điện nước với những điều kiện khác như nhau); Năng lực của ban giám đốc, ban quản trị công ty…

Thông thường, rủi ro kiểm toán mong muốn được xác định cho từng bộ phận trong suốt cuộc kiểm toán. Trong trường hợp rủi ro kiểm toán mong muốn ở mức trung bình

(vì số lượng người sử dụng báo cáo tài chính hạn chế và vì lợi nhuận ở mức bình thường), có thể sử dụng mức rủi ro kiểm toán mong muốn trung bình co tất cả các khỏan chủ yếu. Tuy nhiên, mức rủi ro kiểm toán mong muốn thấp hơn mức đã xác định đối với một số khoản mục trên BCTC cũng có thể được sử dụng nếu các khoản mục đó có tính trọng yếu cao hơn. Ví dụ, mức rủi ro kiểm toán mong muốn trung bình được xác định đối với toàn bộ cuộc kiểm toán nhưng có thể sử dụng mức rủi ro kiểm toán mong muốn thấp hơn đối với hàng tồn kho nếu hàng tồn kho được sử dụng như một vật thế chấp cho một khoản vay ngắn hạn…

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC do Công ty AASC thực hiện (Trang 26 - 27)