DỊCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
2.1.3.1. Kết quả kinh doanh chung của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong ba năm 2006 –
2.1.3.1. Kết quả kinh doanh chung của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong ba năm 2006 – 2008 Ngoại thương Việt Nam trong ba năm 2006 – 2008
Bảng 2.1. Kết quả kinh doanh của Sở giao dịch Vietcombank từ 2006 đến 2008
Đơn vị: Tỷ VND, %
STT Chỉ tiêu 2006 2007 2008
Số tiền trọngTỷ Số tiền trọngTỷ Số tiền trọngTỷ
1 Thu lãi cho vay 223,87 8,39 280,50 9,19 384,34 10,43 2 Thu lãi tiền gửi tại TW 2.094,84 78,51 2.287,22 74,95 2.580,21 70,00 3 Thu dịch vụ ngân hàng 164,21 6,15 176,39 5,78 162,81 4,42 4 Thu khác 185,40 6,95 307,46 10,08 558,65 15,16 Tổng doanh thu 2.668,3 2 100,00 3.051,5 7 100,00 3.686,0 1 100,00 1 Trả lãi tiền gửi khách hàng 1.494,31 78,86 1.759,08 72,85 2.280,89 68,95
2 Chi trả lãi vay TW 0,98 0,05 1,07 0,04 6,46 0,20
3 Chi dịch vụ ngân hàng 32,26 1,70 40,60 1,68 68,21 2,06 4 Chi khác 367,27 19,38 613,98 25,43 952,44 28,79 Tổng chi 1.894,8 2 100,00 2.414,7 3 100,00 3.308,0 0 100,00
Lợi nhuận trước thuế* 773,50 636,84 378,01
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Sở giao dịch Vietcombank 2006, 2007, 2008) * Sở giao dịch là đơn vị hạch toán phụ thuộc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nên cuối năm, Hội sở chính sẽ tập hợp số liệu từ tất cả các chi
nhánh để hạch toán và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho toàn hệ thống. Vì vậy, trong bảng kết quả kinh doanh của Sở giao dịch không tính đến “lợi nhuận sau thuế”.
Trên đây là những số liệu cho thấy kết quả kinh doanh tổng hợp của Sở giao dịch Vietcombank trong ba năm, kể từ khi tách ra thành một chi nhánh độc lập năm 2006 đến năm 2008.
Trước hết, tổng doanh thu của Sở giao dịch duy trì tăng đều qua các năm và mức tăng của năm sau cao hơn năm trước. Tổng doanh thu năm 2006 đạt 2.668,32 tỷ VND, tăng 14,36% lên 3.051,57 tỷ vào năm 2007 và đạt 3.686,01 tỷ VND trong năm 2008, tăng thêm 20,79% so với năm trước. Trong đó, cơ cấu thu nhập tiếp tục có chuyển biến tích cực theo hướng giảm tỷ trọng thu từ hoạt động tín dụng (lãi cho vay và lãi tiền gửi tại Hội sở) từ 86,9% năm 2006 xuống còn 80,42% năm 2008 và tăng tỷ trọng thu dịch vụ và thu khác (đặc biệt từ kinh doanh ngoại tệ) từ 13,1% năm 2006 lên 19,58% trong năm 2008.
Mặc dù doanh thu liên tục suy trì ở mức tăng trưởng nhưng không đủ bù lại sự phi mã của chi phí cho các hoạt động kinh doanh của NH. Nếu năm 2006, tổng chi của Sở giao dịch chỉ là 1.894,82 tỷ VND thì đến năm 2007 đã tăng thêm 27,44% lên mức 2.414,73 tỷ và đạt mức kỷ lục 3.308,00 tỷ VND vào năm 2008, tăng xấp xỉ 37% so với năm 2007. Về giá trị tuyệt đối thì tất cả các loại chi phí đều tăng nhưng về tỷ trọng thì tăng mạnh nhất là các khoản chi khác (với thành phần chủ yếu là chi phí dự phòng rủi ro tín dụng), chiếm từ 19,38% tổng chi trong năm 2006 nhưng đã leo lên mức 28,79% vào năm 2008.
Chi phí tăng nhanh hơn doanh thu khiến tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng doanh thu giảm từ 29% năm 2006 xuống 20,87% năm 2007 và còn 10,26% trong năm 2008. Nếu chỉ nhìn vào kết quả cuối cùng này, hẳn ta sẽ kết luận tình hình kinh doanh của NH đang có dấu hiệu tuột dốc. Bởi năm 2006 lợi nhuận đạt mức khá cao, 773,50 tỷ VND thì đến năm 2007, con số này giảm xuống còn 636,82 tỷ, giảm 17,67% và năm 2008 vừa qua, nó đạt mức thấp nhất là 378,01 tỷ, chỉ bằng
59,36% so với 2007 và 48,87% so với 2006. Tuy nhiên, nếu xét trong lợi nhuận toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam thì tỷ trọng đóng góp của Sở giao dịch luôn duy trì ở mức 20% trong hai năm đầu và còn có phần nhích lên trong năm 2008 với mức đóng góp 23,35%. Điều đó cho thấy, sự suy giảm hiệu quả kinh doanh này không phải chỉ xảy ra cục bộ tại Sở giao dịch mà nó là xu hướng biến động chung trong toàn hệ thống Vietcombank, nếu không muốn nói của toàn hệ thống NH Việt Nam. Sở dĩ như vậy bởi trong các nguyên nhân dẫn tới thực trạng suy giảm trên, có nhiều nguyên nhân đến từ những biến động của môi trường kinh tế vĩ mô với tầm ảnh hưỏng rộng lớn, thậm chí tác động đến hoạt động và hiệu quả của toàn nền kinh tế.
Trong năm 2006, bối cảnh nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường tiền tệ nói riêng diễn biến khá thuận lợi, đây cũng là năm mà Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đẩy mạnh thực hiện mục tiêu chiến lược là nâng cao chất lượng hoạt động để chuẩn bị tiền đề vững chắc cho việc cổ phần hoá vào năm 2007. Hàng loạt các biện pháp quản trị thanh khoản, quản trị lãi suất, quản trị rủi ro được đưa vào áp dụng tại Sở giao dịch và các chi nhánh khác của Vietcombank nhằm đảm bảo mục tiêu an toàn và hiệu quả trong kinh doanh vốn và tăng trưởng tín dụng. Đặc biệt, thực hiện chiến lược tăng trưởng tín dụng thận trọng chung của toàn NH, nên chất lượng tín dụng của Sở giao dịch được cải thiện rõ rệt, kết quả là giảm tỷ lệ nợ xấu và nhờ vậy chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm mạnh so với năm 2005. Kết quả là trong năm này, không chỉ lợi nhuận của Sở giao dịch, chi nhánh vừa mới tách ra từ Hội sở chính, tăng trưởng vượt bậc mà lợi nhuận sau thuế của toàn NH cũng đạt con số kỷ lục là 2.859 tỷ VND, tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2005. Sang 2007, nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao, kim ngạch xuất nhập khẩu cũng như lượng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam đều tăng mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các NH, trong đó có Sở giao dịch. Tuy nhiên, trong năm này, do Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam tiến hành thực hiện triệt để quy định mới của NHNN về phân chia nợ xấu, khiến tỷ lệ nợ không đạt
chuẩn tăng lên đẩy chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của Sở giao dịch lên cao, tăng 67,17% so với 2006. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tổng chi của năm 2007 đạt mức tăng đáng kể 27,44%. 2008 vừa qua là một năm đầy biến động của nền kinh tế trong nước và thế giới. Chính sách tiền tệ thắt chặt, hút tiền từ lưu thông nhằm kiềm chế lạm phát trong những tháng đầu năm của NHNN đã gây ra cuộc chạy đua tăng lãi suất của các NH, đây là nguyên nhân dẫn đến chi phí lãi tiền gửi khách hàng có sự gia tăng đáng kể (29.66%). Trong nửa cuối năm, NHNN nới lỏng chính sách tiền tệ khiến lãi suất tiền gửi và cho vay của các NH giảm dần, tuy nhiên, tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ bắt đầu từ tháng 9 và lan rộng thành cuộc đại suy thoái kinh tế toàn cầu trong những tháng tiếp theo đã khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế trong nước, đặc biệt của các doanh nghiệp xuất khẩu rơi vào trì trệ. Để khuyến khích sản xuất, NHNN đưa ra chỉ thị buộc các NH phải thực hiện gia hạn nợ cho các doanh nghiệp, điều này đã biến toàn bộ nợ của họ trở thành nợ xấu. Kết quả là chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của các NH, trong đó có Sở giao dịch đều gia tăng đột biến (55,13%) và kết thúc năm 2008, dưới tác động tổng hợp của nhiều biến cố kinh tế vĩ mô, chi phí kinh doanh của NH đã xấp xỉ bằng tổng thu còn lợi nhuận thì có sự sụt giảm mạnh nhất từ trước tới nay.