DỊCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
2.1.3.2. Kết quả một số hoạt động kinh doanh chính của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong ba năm 2006 –
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong ba năm 2006 – 2008
Hoạt động huy động vốn:
Bảng 2.2. Kết quả huy động vốn của Sở giao dịch từ 2006 – 2008
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
Tổng giá trị vốn huy động (tỷ VND) 33.088,21
38.779,3
8 43.359,22
Tỷ lệ tăng trưởng vốn huy động (%) 24,00 17,20 11,81
Tỷ trọng trong toàn hệ thống Vietcombank (%) 21,75 21,80 22,10
Giá trị vốn huy động theo kỳ hạn (tỷ VND)
Tiền gửi có kỳ hạn 16.994,10 21.840,55 31.461,45
Tiền gửi không kỳ hạn 14.767,27 16.380,41 10.458,24 Giấy tờ có giá đã phát hành 1.326,84 558,42 1.439,53
VND 15.220,58 18.730,44 27.749,90
USD (quy VND) 17.867,63 20.048,94 15.609,32
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Sở giao dịch Vietcombank 2006, 2007, 2008 và Báo cáo thường niên Vietcombank 2006, 2007, 2008)
Trước năm 1990, Vietcombank là trung tâm TTQT duy nhất ở Việt nam, toàn bộ nguồn ngoại tệ của Nhà nước và của các cá nhân, tổ chức kinh tế cũng như các giao dịch về ngoại tệ đều phải tập trung tại NH. Nhưng kể từ năm 1990 trở đi, khi Pháp lệnh về NH ra đời, nhiều NHTM có tên tuổi trên thị trường tài chính quốc tế đã có mặt tại Việt Nam. Việc không còn được độc quyền đối với ngoại tệ của đất nước nữa đã NH buộc phải nhanh chóng thích nghi với cơ chế mới bằng các chính sách huy động vốn đa dạng và năng động đối với mọi thành phần cá nhân và doanh nghiệp cũng như với mọi loại tiền cả ngoại tệ lẫn nội tệ nhằm duy trì và tăng trưởng nguồn vốn của mình.
Biểu 2.1. Tổng giá trị và tỷ lệ tăng trường huy động vốn của Sở giao dịch Vietcombank từ 2006 – 2008
Đi đầu trong việc áp dụng và thực hiện hiệu quả những chính sách mới về huy động vốn của NH không ai khác chính là Sở giao dịch. Trong các năm qua, đối mặt với những biến động về giá huy động vốn trên thị trường và sự đột phá về quy mô cũng như năng lực cạnh tranh của hàng loạt các NHTM trong nước (đặc biệt
trong năm 2007), Sở giao dịch cùng với các chi nhánh khác của Vietcombank đã tích cực thực hiện chủ trương chung của NH về áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt trên cơ sở cung - cầu, nhờ đó đã góp phần giảm thiểu tác động của thị trường tới việc huy động vốn. Kết quả là tổng giá trị huy động vốn của Sở tăng đều qua các năm. Cụ thể, năm 2006 giá trị vốn Sở giao dịch huy động được đạt 33.088,21 tỷ VND, chiếm 21,75% tổng giá trị huy động của toàn Vietcombank. Đây cũng là năm mà lượng vốn huy động của Sở có sự tăng trưởng đột phá, tăng 24% so với năm 2005. Sang 2007, tỷ trọng đóng góp cho nguồn vốn huy động toàn NH của Sở giao dịch tiếp tục nhích lên mức 21,80%, đạt 38.799,38 tỷ VND, tốc độ tăng trưởng trở về mức bình thường là 17,2%. Tới năm 2008, tuy thị trường có những diễn biến phức tạp với 3 lần tăng và 5 lần giảm lãi suất cơ bản khiến cung – cầu vốn trên thị trường chao đảo khó lường nhưng lượng vốn Sở giao dịch huy động được vẫn tiếp tục giữ đà tăng trưởng, đạt 43.359,22 tỷ VND. Mặc dù tốc độ tăng giảm nhiều, chỉ còn 11,81%, nhưng vẫn tăng nhanh hơn huy động vốn của cả Vietcombank nên tỷ trọng đóng góp vốn huy động đã nhích lên được mức 22,1% giúp Sở giao dịch tiếp tục khẳng định vai trò đầu mối cung ứng vốn cho toàn hệ thống trong năm hoạt động khó khăn này.
Cơ cấu vốn huy động của Sở giao dịch cũng có những chuyển biến tích cực trong ba năm qua. Cụ thể về kỳ hạn, tỷ trọng nguồn vốn có kỳ hạn liên tục tăng qua các năm, từ 51,36% năm 2006 lên 72,56% năm 2008, đặc biệt tăng mạnh đối với loại tiền gửi của các tổ chức kinh tế (từ 10.268,93 tỷ (chiếm 26,48% tổng vốn huy động) năm 2007 lên mức 22.265.97 tỷ (chiếm 51,35%) vào năm 2008) và tiền tiết kiệm có kỳ hạn dưới 12 tháng của dân cư. Sự đột biến này được thấy ở hầu hết các NH là hệ quả của cuộc chạy đua lãi suất tiền gửi (nhất là loại có kỳ hạn ngắn) diễn ra trong hơn nửa đầu năm 2008. Sự gia tăng nguồn vốn có kỳ hạn diễn ra đồng thời với sự giảm sút tỷ trọng, từ 44,63% năm 2006 xuống 24,22% năm 2008, của nguồn vốn không kỳ hạn, loại người gửi có thể rút ra bất cứ lúc nào để phục vụ nhu cầu thanh toán. Chuyển biến tích cực này là dấu hiệu cho thấy sự gia tăng tính ổn định của nguồn tiền huy động tại Sở giao dịch. Về loại tiền, tỷ lệ vốn huy động bằng VND/USD của Sở giao dịch đã có sự cân bằng dần, thậm chí có sự đảo chiều qua các năm, từ 46%/54% (2006) sang 64%/36% (2008). Tiền VND từ vị trí yếu thế trong cơ cấu nguồn tiền huy động đã có bước nhảy vọt để chiếm ưu thế hơn hẳn so với đồng USD, hiện tượng này phản ánh xu hướng chú trọng hơn đến thu hút nguồn vốn nội tệ (đang ngày càng dồi dào) của Vietcombank.
Hoạt động tín dụng:
Bảng 2.3. Kết quả hoạt động tín dụng của Sở giao dịch từ 2006 – 2008
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
Tổng dư nợ cho vay (tỷ VND) 2.363,57 3.403,54 4.473,84
Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay (%) 23,18 44,00 31,45
Dư nợ cho vay theo kỳ hạn (tỷ VND)
Dư nợ cho vay ngắn hạn 1.637,48 2.480,50 3.081,13 Dư nợ cho vay trung & dài hạn 414,10 610,25 764,58 Dư nợ cho vay đồng tài trợ 311,99 312,79 628,13
Dư nợ cho vay theo loại tiền (tỷ VND)
VND 779,03 1.149,72 1.495,60
USD 1.584,54 2.253,82 2.978,24
Nhìn chung, trong giai đoạn 2006 – 2008, lượng tiền cung cấp cho nền kinh tế của Sở giao dịch duy trì xu hướng tăng trưởng nhanh (trung bình 32,9%/năm), cùng với đó chất lượng tín dụng vẫn được Sở quan tâm hàng đầu, mặc dù có bị ảnh hưởng đôi chút bởi những biến động phức tạp của kinh tế vĩ mô. Trong năm 2006, hướng tới mục têu nâng cao chất lượng hoạt động nhằm chuẩn bị cho đợt cổ phần hoá vào năm sau của Vietcombank, Sở giao dịch đã tích cực thực hiện chủ trương tăng trưởng tín dụng có chọn lọc và áp dụng các biện pháp nhằm tăng cường quản trị rủi ro tín dụng (như tách biệt nghiệp vụ quan hệ khách hàng với quản lý nợ). Kết quả là trong năm này, mặc dù dư nợ cho vay tăng trưởng chỉ đạt 23,18% (thấp so với mọi năm) nhưng tỷ lệ nợ xấu đã giảm đi đáng kể, chỉ còn 1.19% so với tổng dư nợ, nhờ vậy mà chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cũng giảm theo. Sang năm 2007, hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế phát triển khá thuận lợi, dẫn đến nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp tăng cao, dư nợ cho vay của Sở giao dịch cũng vì thế tăng tăng mạnh tới 44% so với năm trước, đạt mức 3.403,54 tỷ VND. Đây cũng là năm Sở giao dịch phải thực hiện việc phân loại nợ theo quy định sửa đổi chặt chẽ hơn của NHNN nên tỷ lệ nợ xấu có tăng lên, tuy nhiên sau xử lý bằng dự phòng thì việc theo dõi, xây dựng và thực thi phương án thu hồi nợ của từng khách hàng đã được bộ phận quản lý nợ của Sở giao dịch thực hiện với kết quả tốt. Năm 2008, do phải đối mặt với chính sách tiền tệ thay đổi chóng mặt của NHNN cùng với diễn biến bất lợi của nền kinh tế nên hoạt động cho vay của Sở giao dịch không còn thuận lợi như năm trước nhưng nhờ việc duy trì công tác khách hàng và mức lãi suất cho vay linh hoạt nên dư nợ vẫn đạt mức tăng trưởng 31,45%, tương đối cao so với toàn hệ thống Vietcombank (16,4%) và ngang với mặt bằng chung của ngành (25% – 30%).
Biểu 2.3. Tổng dư nợ cho vay và tốc độ tăng trường dư nợ cho vay của Sở giao dịch Vietcombank từ 2006 – 2008
Cơ cấu dư nợ của Sở giao dịch trong ba năm qua không có nhiều biến động đặc biệt về kỳ hạn và loại tiền. Về giá trị tuyệt đối thì cả ba loại cho vay ngắn hạn, dài hạn và cho vay đồng tài trợ đều đạt sự tăng trưởng cao và ngang nhau, do vậy không có sự thay đổi lớn về tỷ lệ giữa ba loại này, trong đó, cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu, chiếm trên dưới 70% trong tổng dư nợ. Mặc dù nguồn vốn huy động bằng nội tệ tăng mạnh nhưng dường như việc cho vay USD truyền thống để tài trợ cho các hoạt động xuất nhập khẩu của Sở giao dịch vẫn chiếm ưu thế hơn cả và chưa có dấu hiệu nhường chỗ cho tín dụng bằng VND. Về cơ cấu cho vay theo lĩnh vực và đối tượng, sau ba năm kể từ khi tách ra khỏi Hội sở chính, Sở giao dịch một mặt vẫn tiếp tục duy trì mối quan hệ tín dụng tốt đối với các khách hàng truyền thống là những Tổng Công ty lớn của Nhà nước và đặc biệt trong các lĩnh vực hoạt động xuất nhập khẩu; mặt khác, thực hiện chủ trương đa dạng hoá thành phần khách hàng, nhắm đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa, Sở giao dịch đã cho thành lập một bộ phận chuyên tìm kiếm và chăm lo việc cung ứng vốn cho đối tượng khách hàng tiềm năng này, đó là Phòng Tín dụng nhỏ và vừa. Trong thời gian tới, đối tượng khách hàng vay nợ chủ yếu mà Sở giao dịch là hướng tới sẽ là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có quy mô vừa và nhỏ, hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh có độ an toàn cao, cùng với đó là những khách hàng cá nhân với nhu cầu vay tiền đa dạng, cũng chính là động lực để phát triển mảng NH bán lẻ của Sở giao dịch.
Biểu 2.4. Cơ cấu dư nợ cho vay của Sở giao dịch Vietcombank từ 2006 – 2008
Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu:
TTQT là lĩnh vực kinh doanh đối ngoại truyền thống mà Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam luôn duy trì và khẳng định vị thế dẫn đầu toàn ngành. Trong các năm từ 2006 đến 2008, tổng kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu của Vietcombank luôn đạt mức tăng trưởng trên dưới 20% và đóng góp khoảng 30% cho tổng kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu của cả nước. Kết quả khả quan này luôn có sự đóng góp rất lớn từ hoạt động TTQT của Sở giao dịch, chi nhánh thường xuyên giữ vị trí nhất nhì trong cả thanh toán nhập khẩu và xuất khẩu của toàn NH.
Bảng 2.4. Kết quả hoạt động TTQT của Sở giao dịch từ 2006 – 2008
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Doanh số (tr.USD)/ Số món (món) Tăng trưởng/tỷ trọng (%) Doanh số (tr.USD)/ Số món (món) Tăng trưởng/tỷ trọng (%) Doanh số (tr.USD)/ Số món (món) Tăng trưởng/tỷ trọng (%)
Thanh toán xuất khẩu
Doanh số TTXK 528,63 26,47 605,88 14,61 701,33 15,75
Doanh số TTXK của VCB 12.265,21 35,39 14.163,52 15,48 16.579,67 17,06
Tỷ trọng đóng góp của SGD 4,31 4,28 4,23
Thanh toán nhập khẩu
Doanh số TTNK 3.376,84 5,17 3.651,96 8,15 3.984,67 9,11
Doanh số TTNK của VCB 10.195,76 -8,20 12.158,73 19,25 14.639,86 20,41
Tỷ trọng đóng góp của SGD 33,12 30,04 27,24
Tổng số món TTNK 48.240,00 -19,42 36.174,00 -25,01 27.828,00 -23,07
Thanh toán xuất nhập khẩu
Doanh số TTNK 3.905,47 100,00 4.257,84 100,00 4.686,00 100,00
Doanh số TT L/C 1.796,53 46,00 1.899,64 44,62 1.865,04 39,80
Doanh số TT nhờ thu 49,32 1,26 57,71 1,36 62,99 1,34
Doanh số TT chuyển tiền 2.059,62 52,74 2.300,49 54,03 2.757,97 58,86
Tổng số món TT XNK 58.529,00 100,00 45.118,00 100,00 34.028,00 100,00
Số món TT L/C 7.220,00 12,34 6.374,00 14,13 5.018,00 14,75 Số món TT nhờ thu 1.937,00 3,31 1.647,00 3,65 1.302,00 3,83 Số món TT chuyển tiền 49.372,00 84,35 37.097,00 82,22 29.708,00 87,30
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp Phòng thanh toán xuất khẩu và Phòng thanh toán nhập khẩu Sở giao dịch Vietcombank năm 2006, 2007, 2008 và Báo cáo thường niên Vietcombank 2006, 2007, 2008)
Nhìn vào số liệu TTQT của Sở giao dịch ba năm trở lại đây, ta thấy một đặc điểm nổi bật là mặc dù doanh số thanh toán thì liên tục tăng trưởng nhưng tổng số món thanh toán lại biến động theo chiều hướng ngược lại, liên tục đà sụt giảm trong ba năm liên tiếp. Trước hết, 2006 là năm mà toàn NH cũng như Sở giao dịch đạt được kết quả tương đối khả quan trong mảng thanh toán xuất khẩu. Doanh số thanh toán xuất khẩu trong năm này của Sở giao dịch tăng 26,47%, cao hơn mức tăng kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước là 22% (nhưng thấp hơn khá nhiều mức tăng của toàn NH), đạt 528,63 tr.USD, chiếm tỷ trọng 4,31% tổng doanh số của Vietcombank. Doanh số thanh toán nhập khẩu tuy chỉ đạt mức tăng trưởng 5,17% với 3.376,84 tr.USD nhưng vẫn khả quan hơn nhiều mức sụt giảm 8,2% của toàn NH. Do vậy trong năm 2006, Sở giao dịch tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu về thanh toán nhập khẩu trong hệ thống chi nhánh với mức đóng góp 33,12%. Tuy nhiên, cũng trong năm này, mặc dù doanh số thanh toán xuất khẩu tăng mạnh những tổng số món thanh toán lại giảm 9.84% so với 2005, thanh toán nhập khẩu còn giảm nhiều hơn với 19,42%. Tới năm 2007, hoạt động xuất nhập khẩu tăng trưởng khá
thuận lợi (31%) nên doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của Sở giao dịch vẫn duy trì tăng trưởng với 605,88 tr.USD thanh toán xuất khẩu, tăng 14,61% và 3.651,96 tr.USD thanh toán nhập khẩu, tăng 8,15%. Đây là mức tăng khá thấp so với con số 19,25% của toàn hệ thống nên tỷ trọng đóng góp cho tổng kim ngạch thanh toán nhập khẩu toàn NH của Sở giao dịch giảm còn 30,04%, tuy vậy vẫn không có Chi nhánh nào chiếm được ngôi vị dẫn đầu của nó. Mặc cho sự biến động có vẻ khả quan về doanh số, bối cảnh thị trường NH cạnh tranh gay gắt trong năm 2007 tiếp tục đẩy tổng số giao dịch của Sở giảm mạnh với tăng trưởng âm gấp 1,3 lần năm 2006, cụ thể tổng số món thanh toán xuất khẩu giảm 13,07% và 25,01% là tỷ lệ sụt giảm tổng số món thanh toán nhập khẩu. Năm 2008 hoạt động xuất nhập khẩu có những biến động thất thường một phần do chịu tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu những tháng cuối năm nhưng nhìn chung kim ngạch xuất nhập khẩu vẫn đạt mức tăng khá cao 28,9% so với năm 2007 nên hoạt động TTQT của Sở giao dịch nhờ đó cùng đạt được mức tăng trưởng là 15,75% (xuất khẩu) và 9,21% (nhập khẩu), cao hơn mức tăng năm 2007 khoảng 1%. Trong đó, thanh toán xuất khẩu đạt mức 701,33 tr.USD và thanh toán nhập khẩu đạt 3.984,67 tr.USD. Tuy nhiên, tỷ trọng đóng góp vào tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Sở giao dịch trong năm này vẫn tiếp tục giảm, đặc biệt giảm mạnh ở mảng nhập khẩu, chỉ còn 27,24% và lần đầu tiên Sở giao dịch đã phải nhường vị trí dẫn đầu về thanh toán nhập khẩu toàn hệ thống cho Chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh. Tiếp tục đà giảm lượng giao dịch trong bối cảnh sức ép cạnh tranh ngày một tăng cao với sự đầu tư lớn cho hoạt động của các NH trong nước cũng như sự thành lập mới hàng loạt của các chi nhánh NH 100% vốn nước ngoài, tổng số món thanh toán xuất khẩu của Sở giao dịch trong năm 2008 đã sụt tới 30,68% (gấp đôi mức giảm của năm 2007), thanh toán nhập khẩu cũng giảm không kém với 23,07%.
Một đặc điểm nữa dễ dàng nhận ra qua bảng số liệu trên là sự mất cân đối nghiêm trọng giữa hai mảng thanh toán nhập khẩu và thanh toán xuất khẩu của Sở giao dịch, trong đó chiếm ưu thế hơn hẳn là mảng nhập khẩu. Về cả doanh số và số
món cũng như tỷ trọng đóng góp cho toàn NH, thanh toán nhập khẩu cũng đều cao gấp 4 – 6 lần thanh toán xuất khẩu. Trong khi sự chênh nhau này của toàn NH chỉ trên dưới 20% vào các năm trước, còn kể từ 2006 đến nay, thanh toán xuất khẩu lại có phần trội hơn so với nhập khẩu. Tuy vậy, không thể nhìn vào những số liệu đó để kết luận năng suất làm việc của bộ phận thanh toán xuất khẩu kém hơn nhập khẩu