DỊCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
2.2.2.5. Biểu phí dịch vụ, doanh thu và sự biến động của doanh thu từ hoạt động thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở
hoạt động thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch giai đoạn 2006 – 2008
Biểu phí các dịch vụ thuộc hoạt động thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ được áp dụng tại Sở giao dịch:
Hiện nay, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam áp dụng một mức phí chung trong toàn bộ các NH thuộc hệ thống chi nhánh của mình, trong đó có Sở giao dịch Vietcombank. Tương ứng với bốn dịch vụ thuộc hoạt động thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ mà Sở giao dịch cung cấp sẽ có 4 loại phí mà các doanh nghiệp xuất khẩu (hoặc một bên nào đó theo thoả thuận) phải trả, đó là:
(1) Dịch vụ thông báo L/C/Sửa đổi L/C: Sở giao dịch sẽ thu phí thông báo L/C/Sửa đổi L/C. Trong đó, phí thông báo L/C được tách thành hai mức tương ứng
với hai hình thức thông báo là trực tiếp cho khách hàng 20 USD và thông báo cho một NHTB khác 25 USD. Phí thông báo Sửa đổi L/C thì chỉ 10 USD/lần.
(2) Dịch vụ nhận bộ chứng từ gửi đi thanh toán theo L/C: Nếu như với biểu phí trước đây, Sở giao dịch có thực hiện thu phí kiểm tra và gửi chứng từ thì trong biểu phí mới được áp dụng từ cuối năm 2008 này, việc kiểm tra chứng từ và gửi chứng từ đi thanh toán sẽ được thực hiện miễn phí đối với những bộ chứng từ xuất trình và thanh toán tại Sở giao dịch. Ngoại trừ trường hợp Sở đã kiểm tra chứng từ mà sau đó khách hàng muốn đổi sang xuất trình và thanh toán tại NH khác thì Sở sẽ thu phí kiểm tra 20-50 USD/bộ.
Bảng 2.10. Biểu phí các dịch vụ thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ áp dụng tại Sở giao dịch
STT Dịch vụ Mức phí
1 Thông báo L/C/Sửa đổi L/C
Thông báo L/C Thông báo qua NH khác: 25 USD; Thông báo trực tiếp đến khách hàng: 20 USD;
Thông báo Sửa đổi L/C 10 USD/lần
2 Xử lý bộ chứng từ
Lập bộ chứng từ theo L/C cho khách hàng
theo yêu cầu của khách hàng
0,1% trị giá hoá đơn thương mại; Tối thiểu 20 USD, tối đa 200 USD
Kiểm tra bộ chứng từ
Bộ chứng từ xuất trình tại Sở giao dịch Miễn phí Bộ chứng từ Sở giao dịch đã thực hiện
kiểm tra xong nhưng khách hàng lại xuất
trình tại NH khác 20-50 USD/bộ
3 Thanh toán 01 bộ chứng từ (thu ngay khi
gửi bộ chứng từ đi đòi tiền) 0,15% giá trị bộ chứng từ;Tối thiểu 20 USD, tối đa 200 USD
4 Chiết khấu bộ chứng từ Lãi chiết khấu thu theo thoả thuận
(Nguồn: http://www.vietcombank.com.vn – Wesite Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, ngày 15/03/2009)
(3) Dịch vụ thanh toán tiền hàng xuất khẩu: Sở giao dịch sẽ thu phí thanh toán một bộ chứng từ bằng 0,15% giá trị bộ chứng từ đó, tối thiểu là 20 USD và tối đa là 200 USD.
(4) Dịch vụ chiết khấu truy đòi bộ chứng từ theo L/C: Nếu khách hàng muốn được chiết khấu bộ chứng từ thì phải nộp phí thanh toán cho bộ chứng từ đó theo mức như trên và còn phải trả lãi chiết khấu theo thoả thuận giữa Sở giao dịch và khách hàng tuỳ từng trường hợp cụ thể.
Kể từ thời điểm áp dụng biểu phí mới này, trong công đoạn xử lý bộ chứng từ, bên cạnh dịch vụ trung tâm là “Nhận bộ chứng từ gửi đi thanh toán theo L/C”, hệ thống Vietcombank, trong đó có Sở giao dịch đã bổ sung thêm dịch vụ hỗ trợ khách hàng “Lập bộ chứng từ theo đúng yêu cầu của L/C”. Với dịch vụ này, Vietcombank đã trở thành NH đầu tiên nâng cấp công việc tư vấn lập bộ chứng từ hợp lệ cho khách hàng lên thành một dịch vụ thu phí. Với mức phí bằng 0,1% giá trị hoá đơn thương mại, tối thiểu là 20 USD, tối đa 200 USD, dịch vụ mới đã giúp Sở giao dịch bổ sung một lượng doanh thu nhất định bị mất từ việc miễn phí kiểm tra và gửi chứng từ, đồng thời nó cũng là bước đột phá, mở đường cho sự ra đời của loại dịch vụ tư vấn thanh toán, vốn có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự thành bại của một giao dịch thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ.
Bảng 2.11. Biểu phí các dịch vụ thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ áp dụng tại BIDV và Eximbank
STT Dịch vụ Mức phí BIDV Mức phí Eximbannk
1 Thông báo L/C/Sửa đổi L/C
Thông báo L/C 20 USD Thông báo qua NH khác:
20 USD; Thông báo trực tiếp đến khách hàng: 15 USD
Thông báo Sửa đổi L/C 10 USD/lần 5 USD/lần
2 Xử lý bộ chứng từ
Gửi bộ chứng từ đi đòi tiền 3 USD 3 USD
Kiểm tra bộ chứng từ 20 USD Miễn phí
3 Thanh toán 01 bộ chứng từ 0,2% giá trị bộ chứng từ;
Tối thiểu 5 USD, tối đa 200 USD
0,15% giá trị bộ chứng từ; Tối thiểu 15 USD, tối đa 150 USD
4 Chiết khấu bộ chứng từ Lãi chiết khấu thu theo
thoả thuận
Lãi chiết khấu thu theo thoả thuận
(Nguồn: http://www.bidv.com.vn – Website Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và http://www.eximbank.com.vn – Webside Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), ngày 15/03/2009)
Để đánh giá mức độ hợp lý của biểu phí này, ta sẽ so sánh với biểu phí của các dịch vụ tương ứng đang được áp dụng tại hai NH khác là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank).
Nhìn vào biểu phí trên của hai NH, một là BIDV _ NHTM Quốc doanh có tổng tài sản đứng thứ hai trong hệ thống NHTM Việt Nam với mạng lưới trên 800 NH đại lý _ và một là Eximbank _ Ngân hàng TMCP có tổng tài sản đứng thứ ba trong hệ thống NH TMCP Việt Nam (không có vốn Nhà nước) với mạng lưới trên 700 NH đại lý, ta có thể thấy về cơ bản mức phí của Vietcombank thấp hơn của BIDV và cao hơn của Eximbank. Cụ thể, trong dịch vụ xử lý bộ chứng từ, BIDV có thu thêm phí gửi bộ chứng từ đi và thu cả phí kiểm tra bộ chứng từ (trong bất cứ trường hợp nào), phí thanh toán một bộ chứng từ của BIDV cũng cao hơn Vietcombank một lượng bằng 0,05% giá trị bộ chứng từ. Phí của Eximbank thì rẻ hơn 5 USD so với Vietcombank trong dịch vụ thông báo L/C/Sửa đổi L/C nhưng có thu thêm 3 USD phí gửi bộ chứng từ đi đòi tiền. Việc phí của các NH TMCP như Eximbank thấp hơn là điều dễ hiểu bởi sự cạnh tranh trong khối này lớn hơn nhiều so với khối các NHTM có vốn Nhà nước, sức ép phải đạt hiệu quả kinh doanh là rất cao, vì vậy giá thành là một trong những công cụ cạnh tranh được họ tận dụng triệt để để lôi kéo khách hàng sử dụng dịch vụ. Ngược lại, với các NHTM Quốc doanh như BIDV, có tiềm lực tài chính vững mạnh lại được sự hậu thuẫn của chính sách nên điều họ quan tâm đầu tư nhất là chất lượng dịch vụ, còn giá thành thì có thể không đủ sức cạnh tranh với các NH TMCP. Tuy nhiên, uy tín tạo ra từ tiềm lực tài chính cũng như chất lượng sản phẩm cũng đủ để BIDV thu hút khách hàng về phía mình. Đứng giữa hai loại hình NH này, Vietcombank là NHTM Quốc doanh vừa mới cổ phần hoá, vốn Nhà nước còn chiếm tới 90% nhưng nội việc chuyển đổi sang
định chế cổ phần đã đủ hình thành nên một sức ép lớn từ các nhà đầu tư đối với hiệu quả hoạt động của NH. Do vậy, không những vừa phải duy trì chất lượng dịch vụ mà Vietcombank cũng bắt đầu phải chú tâm hơn tới việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mình mà trước hết ở mảng giá cả. Biểu phí dịch vụ trên đây của Vietcombank được áp dụng từ tháng 10/2008, tức là 4 tháng sau khi NH chính thức chuyển mình thành NH cổ phần, so với biểu phí trước đó (tương đương của BIDV hiện giờ) thì rõ ràng biểu phí mới đã có tính cạnh tranh hơn rất nhiều và được khách hàng đánh giá là tương đối hợp lý, phù hợp với chất lượng dịch vụ mà NH cung cấp.
Doanh thu và sự biến động của doanh thu từ hoạt động thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch giai đoạn 2006 – 2008
Bảng 2.12. Doanh thu dịch vụ từ hoạt động thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ của Sở giao dịch giai đoạn 2006 – 2008
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp Phòng thanh toán xuất khẩu Sở giao dịch Vietcombank năm 2006, 2007, 2008)
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
Doanh thu từ thông báo L/C/Sửa đổi L/C
48.250,00 43.800,00 43.407,00
Doanh thu từ xử lý bộ chứng từ
68.149,00 60.421,00 42.638,00
Doanh thu từ thanh toán bộ chứng từ
519.800,00 468.142,00 375.167,00 Doanh thu từ chiết khấu
bộ chứng từ
101.655,00 139.330,00 205.265,00 Tổng doanh thu từ hoạt
động thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ
737.854,00 711.693,00 666.477,00
Tỷ giá USD/VND tương ứng trong năm
16.073,00 16.514,00 16.977,00
Tổng doanh thu quy VND
11.859.527.342,00 11.752.898.202,00 11.314.780.029,00
Tốc độ tăng trưởng - -0,9% -3,73%
Tỷ trọng trong tổng
Nếu như doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế thu được từ một hoạt động sản xuất kinh doanh thì từ số liệu trong Bảng 2.12 có thể thấy lợi ích kinh tế do hoạt động thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ mang lại cho Sở giao dịch đang giảm dần qua mỗi năm. Sự sụt giảm xảy ra liên tục đối với doanh thu của 3 trên 4 dịch vụ. Trong đó, dịch vụ thông báo L/C/Sửa đổi L/C là có tỷ lệ giảm thấp nhất 10,03% sau ba năm, từ 44.250 USD (2006) xuống 43.407 USD (2008). Kế đến là doanh thu từ xử lý bộ chứng từ, giảm 11,33% trong năm 2007, từ 68.149 USD (2006) xuống 60.421 USD (2007). Riêng năm 2008, việc Sở giao dịch bắt đầu miễn phí kiểm tra và gửi chứng từ, đồng thời bổ sung dịch vụ lập bộ chứng từ theo yêu cầu còn khá mới mẻ với khách hàng đã khiến doanh thu trong mảng dịch vụ này giảm sút đáng kể tới 29,43%, chỉ còn 42.638 USD. Giảm mạnh nhất là doanh thu thanh toán bộ chứng từ. Nếu trong năm 2006 dịch vụ này mang về cho Sở giao dịch 519.800 USD thì đến 2008, vẫn với phí thanh toán tối đa là 200 USD/bộ nên dù tổng giá trị thanh toán có tăng cao thì lượng doanh thu vẫn giảm còn 72,18% so với năm 2006, tương đương 375.167 USD. Trong 4 dịch vụ chỉ có duy nhất chiết khấu bộ chứng từ là có doanh số tăng trưởng liên tục, từ 101.655 USD năm 2006 lên 139.330 USD năm 2007 và 2008 đạt 205.265 USD, tăng 47,32% so với 2006. Tuy nhiên, đây không hẳn là tín hiệu khả quan bởi nguyên nhân chủ yếu của sự tăng trưởng này là do lãi suất chiết khấu tăng khá mạnh qua các năm cùng với sự gia tăng của lãi suất cho vay. Thực trạng giảm sút doanh thu của hầu hết các dịch vụ đã buộc tổng doanh thu quy VND của hoạt động thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch phải chịu chung số phận tăng trưởng âm liên tục ba năm liền từ 11,86 tỷ VND năm 2006 giảm 0,9% còn 11,75 tỷ VND vào năm 2007 và tiếp tục giảm thêm 3,73% trong năm 2008, còn 11,31 tỷ VND. Doanh thu được tính bằng cách nhân giá thành dịch vụ với số lượng dịch vụ đã bán được, tuy nhiên việc áp dụng biểu phí có tính cạnh tranh hơn của Sở giao dịch mới được thực hiện chưa lâu nên nguyên nhân chủ yếu của sự sụt giảm trên, một lần nữa cần khẳng định, là do sự giảm sút nghiêm trọng số lượng giao dịch qua các năm.