Cơ cấu và sự biến động của cơ cấu doanh số thanh toán của hoạt động thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng (Trang 134 - 139)

DỊCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

2.2.2.4. Cơ cấu và sự biến động của cơ cấu doanh số thanh toán của hoạt động thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở

hoạt động thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch giai đoạn 2006 – 2008

Cũng về nghiệp vụ thanh toán trong hoạt động thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ, nhờ vào mạng lưới thanh toán rộng khắp với trên 1.300 NH đại lý tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Sở giao dịch Vietcombank những năm qua đã không ngừng mở rộng thị trường cũng như mặt hàng thanh toán xuất khẩu của mình. Cho đến nay, Sở giao dịch đã thực hiện việc thu tiền hàng xuất khẩu theo các tín dụng thư từ khắp các thị trường trên thế giới, từ các nước láng giềng trong khu vực thuộc ASEAN và Đông Bắc Á đến các quốc gia ở xa hơn thuộc EU và Bắc Mỹ, rồi tới những thị trường mới nổi giàu tiềm năng như Trung Đông, Châu Phi…;với đa dạng các mặt hàng được thanh toán, đều là những mũi nhọn xuất khẩu của Việt Nam hiện nay như than đá, gạo, dệt may, xăng dầu, nông sản, thuỷ hải sản, điện tử và thủ công mỹ nghệ. Để có được một danh mục thị trường và mặt hàng thanh toán phong phú như vậy không thể không nhắc tới những khách hàng truyền thống, luôn duy trì tỷ trọng đóng góp lớn cho kim ngạch thanh toán của Sở giao dịch, cũng chính là những doanh nghiệp xuất khẩu Nhà nước có tiếng trên địa bàn hiện nay như Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam – Vietnam Airlines, Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam – Petrolimex, Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc – Vinafood I, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu than TKV – V-Coalimex, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu

Tạp phẩm – Tocontap Hà Nội, Công ty Cổ phần may Thăng Long…Qua Bảng 2.8 và 2.9 dưới đây, ta sẽ thấy nổi lên một số thị trường với những mặt hàng xuất khẩu điển hình đã thường xuyên duy trì mức đóng góp khá cao cho doanh số thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ của Sở giao dịch trong ba năm trở lại đây

Bảng 2.8. Cơ cấu doanh số thanh toán L/C theo thị trường của Sở giao dịch giai đoạn 2006 – 2008

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Doanh số (tr.USD) Tỷ trọng (%) Doanh số (tr.USD) Tỷ trọng (%) Doanh số (tr.USD) Tỷ trọng (%) Tổng cộng 271,89 100 318,34 100 425,38 100 Trung Quốc (than) 92,33 33,96 112,72 35,41 153,27 36,03 ASEAN

(xăng dầu tái xuất, gạo) 56,34 20,72 69,45 21,82 98,63 23,19

Trung Đông (gạo, chè, điện tử) 32,26 11,87 42,35 13,30 62,41 14,67 Cuba (gạo) 30,11 11,07 36,47 11,46 45,63 10,73 Nhật Bản, Hàn Quốc (than, dệt may, TCMN,

thuỷ hải sản, điện tử) 24,89 9,15 36,84 11,57 51,28 12,06

Châu Âu

(dệt may, thuỷ hải sản,

hàng nông sản) 12,31 4,53 15,62 4,91 12,22 2,87

Bắc Mỹ

(dệt may, thuỷ hải sản,

TCMN, điện tử) 6,32 2,32 7,78 2,44 5,46 1,28

Thị trường khác 11,02 4,05 8,8 2,76 26,06 6,13

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp Phòng thanh toán xuất khẩu Sở giao dịch Vietcombank năm 2006, 2007, 2008)

Trước hết là thị trường Trung Quốc với mặt hàng than đá. Trong những thị trường mà Sở giao dịch có quan hệ thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ thì Trung Quốc là thị trường luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng 30% kim ngạch, tức là trên dưới 100 tr.USD mỗi năm và hàng xuất sang Trung Quốc được thanh toán chủ yếu qua Sở giao dịch là than đá với số lượng chứng từ ổn định

có giá trị khoảng 300.000 – 700.000 USD/bộ chứng từ. Các khách hàng chủ yếu có hàng xuất đi Trung Quốc là Công ty cổ phần xuất nhập khẩu than TKV – V- Coalimex, Tập đoàn than Việt Nam – Vinacoal, Công ty chế biến & kinh doanh than Miền Bắc…Những năm gần đây, nhờ chủ động hơn trong việc marketing tới các công ty này nên doanh số thanh toán của mặt hàng than cũng như của thị trường Trung Quốc tại Sở giao dịch đều liên tục tăng trưởng. Kim ngạch thanh toán than tăng từ 87,32 tr.USD năm 2006 lên 145,44 tr.USD vào năm 2008, duy trì vị trí dẫn đầu trong các mặt hàng với tỷ trọng trung bình ba năm là 33.07%. Trong khi đó, kim ngạch thanh toán của Trung Quốc cũng tăng mạnh với 60,94 tr.USD sau ba năm, nâng tỷ trọng doanh số của thị trường này từ 33,96% năm 2006 lên 36,03% trong năm 2008. Với nhu cầu lớn và không ngừng tăng trưởng về than để phục vụ cho hoạt động của các nhà máy điện, nhà máy sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng, thị trường Trung Quốc và mặt hàng than hiện vẫn là thị trường và mặt hàng thanh toán hứa hẹn còn nhiều tiềm năng tăng trưởng của Sở giao dịch trong tương lai.

Bảng 2.9. Cơ cấu doanh số thanh toán L/C theo mặt hàng của Sở giao dịch giai đoạn 2006 – 2008

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Doanh số (tr.USD) Tỷ trọng (%) Doanh số (tr.USD) Tỷ trọng (%) Doanh số (tr.USD) Tỷ trọng (%) Tổng cộng 271,89 100 318,34 100 425,38 100 Than đá 87,32 32,12 104,78 32,91 145,44 34,19 Gạo 53,62 19,72 64,47 20,25 77,44 18,20 Dệt may 42,17 15,51 54,32 17,06 62,31 14,65

Xăng dầu tái xuất 18,36 6,75 12,32 3,87 9,63 2,26

Điện tử 10,23 3,76 12,48 3,92 15,29 3,59

Thủ công mỹ nghệ 5,56 2,04 9,23 2,90 12,36 2,91

Thuỷ hải sản 3,24 1,19 3,66 1,15 4,39 1,03

Chè 2,11 0,78 3,29 1,03 3,64 0,86

Hàng khác 49,28 18,12 53,79 16,90 94,88 22,30

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp Phòng thanh toán xuất khẩu Sở giao dịch Vietcombank năm 2006, 2007, 2008)

Cặp thị trường và mặt hàng thanh toán xuất khẩu phải kể đến tiếp theo là Cuba với mặt hàng luôn chiếm tỷ trọng lớn thứ hai về doanh số thanh toán của Sở giao dịch là gạo. Chỉ nhập khẩu và thanh toán qua Sở một mặt hàng duy nhất là gạo nhưng cũng đủ để thị trường Cuba chiếm được tỷ trọng lớn thứ tư trong danh sách, với doanh số thanh toán xuất khẩu gạo tăng từ 30,11 tr.USD năm 2006 lên 45,63tr.USD trong năm 2008 với tỷ trọng trung bình 11%. Gạo được xuất sang Cuba chủ yếu là sản phẩm của Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc – Vinafood I. Điểm đặc biệt của các thư tín dụng tại thị trường này là thông thường chúng được trả chậm trong 300 đến 600 ngày sau khi xuất hàng, do vậy doanh số thanh toán của một năm thực tế là tiền thu của hàng được xuất từ một hoặc hai năm trước đó. Trong năm 2008 vừa qua, Cuba đã vượt Philippines để trở thành thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, do vậy trong tương lai, đây sẽ tiếp tục là một trong những thị trường có đóng góp lớn cho kim ngạch thanh toán xuất khẩu của Sở giao dịch.

Bên cạnh hai cặp thị trường – mặt hàng tiêu biểu trên, trong danh sách các thị trường có đóng góp lớn cho kim ngạch thanh toán xuất khẩu của Sở còn phải kể đến nhóm các nước láng giềng ASEAN. Trước đây, nổi bật nhất trong thị trường này là Lào và Campuchia với mặt hàng được nhập khẩu chủ yếu là xăng dầu tạm nhập tái xuất. Khách hàng lớn nhất của Sở giao dịch trong lĩnh vực này là Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam – Petrolimex. Trong các năm từ 2004 trở về trước, Petrolimex là khách hàng đóng góp tỷ trọng thanh toán xuất khẩu rất lớn cho Sở giao dịch với hàng trăm bộ chứng từ tái xuất xăng dầu có tổng giá trị lên tới trên một trăm triệu USD mỗi năm sang Lào và Campuchia. Tuy nhiên, từ 2005 trở đi, Petrolimex đã đầu tư góp vốn để thành lập NH của riêng mình (Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex _ PG.Bank (07/2005)) và thực hiện thanh toán xuất khẩu qua NH đó nên cũng từ năm này, Công ty đã giảm đáng kể số lượng và giá trị bộ chứng từ xuất trình và thanh toán qua Sở giao dịch. Đó là lý do khiến doanh số thanh toán mặt hàng xăng dầu những năm gần đây chỉ còn bằng 1/5, 1/10 so với trước kia và liên

tục giảm từ 18,36 tr.USD năm 2006 xuống 9,63 tr.USD trong năm 2008, tỷ trọng thì giảm 1/3 sau ba năm và hiện ở mức xấp xỉ 2,3%. Cùng với đó, hai thị trường Lào và Campuchia, đặc biệt là Campuchia đã hoàn toàn đánh mất vị trí dẫn đầu về tỷ trọng (26 % – 27%) trong những năm 2003, 2004 để giờ đây chỉ còn là một trong những thị trường có doanh số thanh toán đóng góp ở mức vừa phải. Tuy vậy, cùng với Lào và Campuchia, các thị trường khác là Philippines, Indonesia, Malaysia với mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là gạo; Thái Lan, Singapore, Mianma…với hàng thuỷ hải sản, nông sản, dệt may, điện tử…đã và đang biến ASEAN trờ thành khu vực thị trường có doanh số thanh toán xuất khẩu ngày càng lớn tại Sở giao dịch với kim ngạch tăng từ 56,34 tr.USD năm 2006 lên 98,63 tr.USD năm 2008, tương ứng với tỷ trọng 23,19%. Với vị trí địa lý gần gũi và hàng rào thuế quan, phi thuế quan được dỡ bỏ gần như về cơ bản, ASEAN trong thời gian tới sẽ là khu vực thị trường đầy triển vọng của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam và vì vậy cũng sẽ là thị trường có tiềm năng tăng trưởng khá trong thanh toán xuất khẩu của Sở giao dịch.

Ngoài các thị trường và mặt hàng tiêu biểu kể trên, đóng góp vào kim ngạch thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ của Sở giao dịch còn phải kể đến các thị trường lớn khác là Trung Đông (Iraq, Các Tiểu vương quốc ẢRập Thống nhất…) với mặt hàng chủ yếu gồm gạo, chè, linh kiện điện tử và máy tính, đạt doanh số thanh toán 62,41 tr.USD, chiếm 14,67% tỷ trọng (2008), đứng thứ ba trong danh sách; thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc với các mặt hàng được nhập khẩu nhiều là than, dệt may, thủ công mỹ nghệ, thuỷ hải sản và linh kiện điện tử, đạt kim ngạch thanh toán là 51,28 tr.USD, tương đương với 12,06% trong năm 2008. Ba năm qua, hai khu vực thị trường trên đều đạt mức tăng trưởng khá với doanh số tăng gấp đôi và tỷ trọng tăng trung bình 1%/năm. Còn hai thị trường chưa nhắc đến ở đây là Châu Âu và Bắc Mỹ với những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là dệt may, thuỷ hải sản, nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ và linh kiện điện tử. Trong đó, Châu Âu mà đặc biệt là các nước EU là thị trường có đòi hỏi rất khắt khe đối với chất lượng của sản phẩm cũng như chất lượng của bộ chứng từ thanh toán, vì vậy đây

cũng là thị trường mà Sở giao dịch thường gặp vướng mắc về chứng từ nhiều nhất. Trong năm 2008 vừa qua, hai thị trường này đều chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế nên hoạt động xuất khẩu sang đây cũng gặp nhiều khó khăn, vì vậy đây cũng là những thị trường duy nhất có kim ngạch và tỷ trọng đều giảm, thanh toán xuất khẩu sang Châu Âu chỉ còn 12,22 tr.USD (giảm 3,4 tr.USD so với mức 15,62 tr.USD của năm 2007), tương đương 2,87%, Bắc Mỹ khiêm tốn hơn với mức 5,46 tr.USD (giảm 2,32 tr.USD so với mức 7,78 tr.USD của năm 2007), tương đương mức đóng góp 1,28%. Dự kiến, trong năm 2009, hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp sang Châu Âu và Bắc Mỹ còn giảm nhiều, Sở giao dịch cũng sẽ tiếp tục phải đối mặt với sự sụt giảm về kim ngạch cũng như tỷ trọng thanh toán xuất khẩu của hai khu vực thị trường này, do đó việc tìm kiếm và tiếp cận những khách hàng có các mặt hàng được tiêu thụ tại những thị trường mới nổi, chịu ảnh hưởng không quá lớn từ khủng hoảng như Trung Đông, Châu Phi, ASEAN…là một hướng đi cần thiết đối với Sở giao dịch.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng (Trang 134 - 139)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w