gia quản lý đầu tư xây dựng
Từ thực trạng công tác quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua cho thấy: công trình đạt chất lượng tốt hay không tốt, xét cho cùng, một phần quan trọng phụ thuộc vào năng lực, trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức của người cán bộ làm công tác quản lý ĐTXD trong bộ máy nhà nước. Trong đó, tình trạng thiếu trách nhiệm, không sâu sát thực tế, vì lợi ích cục bộ của ngành, địa phương, vì thành tích, không coi trọng tính độc lập, tính khách quan là nguyên nhân quan trọng gây TTLP.
Để công tác quản lý đầu tư xây dựng có hiệu quả phải thực hiện tốt việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ tham gia công tác quản lý ĐTXD cả về lĩnh vực chuyên môn, lĩnh vực quản lý. Đồng thời phải giáo dục nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để đảm bảo đủ cán bộ quản lý có năng lực, vừa hồng vừa chuyên. Vấn đề đặt ra là đào tạo cái gì, đào tạo như thế nào để đội ngũ cán bộ này vừa nâng cao được trình độ chuyên môn, vừa nâng cao được phẩm chất đạo đức. Muốn vậy, cần xác định cho
được nội dung và chương trình đào tạo phù hợp với công việc mà họ đang đảm nhiệm. Ví dụ, đào tạo cán bộ làm quản lý quy hoạch đô thị phải có chương trình đào tạo khác với công chức quản lý thi công; chương trình đào tạo cán bộ quản lý vật liệu xây dựng khác với chương trình đào tạo cán bộ quản lý kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị...Thời gian đào tạo phải phù hợp với nội dung, yêu cầu của từng lĩnh vực, trong đó chú trọng thời gian tìm hiểu, nghiên cứu chuyên sâu; chương trình đào tạo, ngoài phần lý thuyết, cần thiết phải giải đáp, lý giải được các vướng mắc trong thực tế phát sinh của từng lĩnh vực...
Đối với lĩnh vực cán bộ quản lý ĐTXD, ngoài việc phải có những kiến thức nhất định về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật, còn phải có năng lực quản lý nhà nước, điều hành quá trình xây dựng một cách khoa học, năng động, sáng tạo. Để nâng cao hiệu quả trong công tác ĐTXD thì công tác quản lý dự án phải được coi là một nghề chuyên nghiệp. Vì vậy, cán bộ quản lý dự án, ngoài việc đã tốt nghiệp một đại học chuyên ngành nào đó về lĩnh vực chuyên môn, còn phải hiểu biết tương đối rộng và nắm chắc một số lĩnh vực như xã hội học, pháp luật, kinh tế cũng như một số lĩnh vực khác có liên quan và nhất thiết phải qua thi tuyển mới được xắp xếp bố trí công tác.
Đối với cán bộ tư vấn, ngoài bằng cấp kỹ sư, muốn trở thành tư vấn phải học một số chứng chỉ để được cấp phép hành nghề, có thâm niên thời gian thực tế theo quy định tại Nghị định 16/2005/NĐ-CP và phải học thêm một số môn học như giám sát thi công, giám định, kiểm định chất lượng công trình, nghiệp vụ đấu thầu, quản lý dự án, định giá xây dựng...có như vậy mới từng bước nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ tư vấn theo đúng nghĩa của nó.
Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu cho cán bộ chuyên môn, kỹ thuật tham gia vào các khâu của dự án, làm cho đội ngũ này thành thạo các kỹ năng và đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, chuyên môn trong đầu tư xây dựng, có phương pháp quản lý, điều hành việc thực hiện dự án, xây lắp công trình một cách khoa học, có hiệu quả. Những người biên chế vào chức danh của Ban quản lý dự án phải đảm bảo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tối thiểu theo quy định, không bố trí người không có hoặc không đủ trình độ chuyên môn theo yêu cầu vào tổ chức bộ máy này. Tuy nhiên, trong
điều kiện cán bộ của tỉnh, huyện còn thiếu và yếu, trước mắt phải chấp nhận việc vận dụng linh hoạt một số tiêu chuẩn nhằm bố trí cán bộ vào Ban quản lý dự án phù hợp với trình độ ở mức độ chấp nhận được theo giải pháp tình thế để thực hiện nhiệm vụ, nhưng sau đó phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng từng bước để đảm bảo các điều kiện theo yêu cầu đặt ra, và về lâu dài phải kiên quyết kiện toàn đội ngũ cán bộ chuyên môn theo đúng tiêu chuẩn quy định.