từ vốn ngân sách nhà nước ở Thanh Hoá trong thời gian tới
3.2.1. Nhóm giải pháp về cơ chế quản lý nhà nước trong đầu tư xây dựng
3.2.1.1. Hoàn thiện quy chế phân cấp quản lý đầu tư xây dựng từ vốn ngân sách nhà nước sách nhà nước
Phân cấp trong quản ĐTXD từ vốn NSNN phải nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư này, tăng cường tính chủ động, tự chủ trong việc quyết định đầu tư và tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị, các địa phương trong việc lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư (quyết định đầu tư).
Sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích, có trọng tâm, trọng điểm nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả đầu tư, mà còn đáp ứng được các yêu cầu, chủ trương phát triển kinh tế xã hội của các ngành, các địa phương, tạo điều kiện cho chủ đầu tư thực hiện tốt các trương trình, dự án đề ra. Có hình thức chế tài đủ mức đối với các cá nhân, tổ chức không sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích, đúng trọng tâm, trọng điểm làm ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư. Tăng cường kiểm tra, xác minh trước khi ra quyết định đầu tư để tránh hiện tượng một số địa phương, do chưa được phân cấp, nên khi UBND tỉnh có chủ trương hỗ trợ đầu tư hoặc cho phép đầu tư một số công trình, thì dù nhu cầu
thực tế của địa phương chưa cần thiết nhưng vẫn xin chủ trương đầu tư để tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ, nhiều khi còn tính toán đầu tư vượt quy mô, công xuất để tranh thủ xin được nhiều kinh phí ở cấp trên, trong khi cân đối vốn ngân sách địa phương không đảm bảo. Chế tài nghiêm khắc đối với cá nhân và tổ chức sử dụng vốn tuỳ tiện, cần đâu làm đó, không có kế hoạch, không cân đối vốn đầu tư dẫn đến hậu quả công trình cần thiết thì không được đầu tư, ngược lại công trình chưa cần thiết, không nằm trong kế hoạch thì lại được đầu tư, công trình bị kéo dài thời gian thi công… Nói cách khác, để quản lý tốt nguồn vốn đầu tư, ngoài việc thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước về sử dụng vốn ĐTXD thì tỉnh nên phân cấp rõ, giao quyền tự chủ minh bạch cho cấp dưới, buộc họ tự chịu trách nhiệm về kết quả ĐTXD bằng nguồn vốn NSNN.
Cụ thể, tỉnh Thanh Hoá cần thực hiện các nội dung sau trong phân cấp quản lý đầu tư:
- Căn cứ vào nhu cầu cần thiết đầu tư của địa phương, thông qua kế hoạch ĐTXD, căn cứ vào quy mô dân số, diện tích tự nhiên và tốc độ phát triển của địa phương, trên cơ sở kế hoạch cân đối vốn của ngân sách tỉnh, ngay từ quý IV của năm trước năm kế hoạch, UBND tỉnh thẩm định trình HĐND tỉnh phê duyệt cấp ngân sách ĐTXD về cho huyện ngay trong đầu năm kế hoạch.
- Trên cơ sở danh mục công trình được đầu tư thì UBND huyện được chủ động triển khai lập dự án, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư, và triển khai các công việc tiếp theo, kể cả quyết toán hoàn thành xây dựng công trình.
Để làm được như vậy các địa phương phải chịu trách nhiệm về cân đối vốn đối ứng để cung cấp kịp thời, đầy đủ vốn đảm bảo thời gian thi công xây dựng công trình, phải chịu trách nhiệm về hiệu quả ĐTXD công trình, và chịu trách nhiệm toàn diện về tiến độ, chất lượng của công trình. Nói cách khác, cần phân cấp đầu tư để gắn trách nhiệm của các đơn vị, địa phương được phân cấp với kết quả thực hiện đầu tư các dự án công trình xây dựng từ khâu đầu đến khâu cuối, từ đó xác định rõ cơ sở để xử lý nghiêm các đơn vị, địa phương làm sai dẫn đến TTLP trong ĐTXD bằng nguồn vốn NSNN.