Đổi mới công tác quy hoạch và kế hoạch đầu tư xây dựng từ vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng từ vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá potx (Trang 71 - 72)

ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá

Để quy hoạch của Thanh Hoá thực sự là sự sắp xếp, bố trí hợp lý các yếu tố của lực lượng sản xuất, các nguồn lực và tiềm năng của tỉnh phù hợp với tiềm năng của đất nước, của một vùng từ đó có thể tổ chức tốt quá trình phát triển kinh tế – xã hội, phân công và phân công lại lao động xã hội hợp lý, có hiệu quả, nhờ đó mà chống TTLP một cách bền vững, quy hoạch tỉnh Thanh Hoá cần phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, thành phố. Quy hoạch tổng thể cần quy định rõ chức năng phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, thành phố. Nội dung quy hoạch tổng thể cần thể hiện rõ sự sắp xếp, phân bổ các ngành kinh tế, xã hội, các điểm dân cư, khu hành chính, thương mại, y tế, giáo dục... trên địa bàn. Quy hoạch tổng thể phải bao quát được quy hoạch tổng hợp phát triển tất cả các ngành trên địa bàn tỉnh phù hợp với đặc điểm và điều kiện tự nhiên, dân số và lao động, phong tục, tập quán, ngành nghề truyền thống địa phương. Khi triển khai làm dự án quy hoạch tổng thể phải có sự phối hợp giữa các ngành kinh tế xã hội liên quan với cấp quản lý đơn vị, lãnh thổ để đảm bảo tính thống nhất, cân đối lợi ích trước mắt và lâu dài.

- Quy hoạch phát triển ngành phải là sự sắp xếp, bố trí các yếu tố theo ngành hợp lý nhằm tổ chức, quản lý được sự phát triển ngành phù hợp với các điều kiện tự nhiên, tài nguyên, thiên nhiên, đặc điểm dân số và lao động...của tỉnh thể hiện trên các vùng để tổ chức và xây dựng phương án phát triển ngành. Khi xây dựng quy hoạch phát triển ngành, cơ quan chủ quản ngành phải khảo sát, điều tra, thăm dò các điều kiện tài nguyên thiên nhiên, phong tục tập quán của dân cư...trên các vùng của tỉnh, thành phố để phân tích, đánh giá khả năng phát triển của ngành, đồng thời bàn bạc và phối hợp với UBND tỉnh, thành phố để đảm bảo điều kiện cần thiết cho sự phát triển của ngành đó. Như vậy, quy hoạch phát triển ngành phải đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất giữa ngành và các đơn vị lãnh thổ có liên quan, phải tạo điều kiện để sắp xếp, bố trí các yếu tố của lực lượng sản xuất phù hợp với phát triển lãnh thổ.

- Quy hoạch đô thị và phát triển nông thôn phải là sự sắp xếp bố trí các cụm dân cư tập trung trên từng khu vực lãnh thổ, phù hợp với chức năng hoạt động kinh tế – xã

hội – chính trị của vùng, của khu vực lãnh thổ đó. Quy hoạch đô thị phải gắn với quy hoạch phát triển vùng, quy hoạch phát triển ngành để xác định quy mô các đặc điểm dân cư, khu vực hành chính, trung tâm thương mại, chính trị...qua đó khẳng định vị trí, chức năng trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của một vùng, một tỉnh, một khu vực. Quy hoạch đô thị và phát triển nông thôn phải gắn với đặc thù của từng vùng lãnh thổ trên địa bàn tỉnh, tránh tình trạng quy hoạch đô thị là xây dựng các trung tâm dân cư, thương mại chung chung.

- Quy hoạch xây dựng phải đảm bảo bố trí mặt bằng cụ thể để thi công xây dựng một công trình cụ thể, một dự án cụ thể khi dự án đó được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đã được cấp đất xây dựng. Quy hoạch xây dựng phải tuân thủ các nội dung của quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch đô thị và phát triển nông thôn. Quy hoạch xây dựng càng cụ thể, càng chi tiết, mặt bằng xây dựng càng bảo đảm chặt chẽ thì việc triển khai thực hiện dự án càng thuận lợi.

Hơn nữa, để giảm thiểu TTLP trong ĐTXD, tỉnh cần ưu tiên cho công tác quy hoạch, làm cho quy hoạch thực sự đi trước một bước. Trước mắt tỉnh cần phải khẩn trương xây dựng dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh đến năm 2020 và có tầm nhìn đến năm 2050 phù hợp với tiềm năng, thế mạnh, mục tiêu chiến lược, định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời, nên tiến hành lập, rà soát, điều chỉnh các quy hoạch theo hướng đảm bảo sự phù hợp giữa quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, xóa bỏ tình trạng khép kín, cục bộ. Thực hiện công khai, minh bạch trong công tác quy hoạch. Nghiên cứu đổi mới nội dung và phương pháp lập quy hoạch phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của cộng đồng đối với việc triển khai thực hiện đầu tư theo quy hoạch được phê duyệt. Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, công tác dự báo và cung cấp thông tin phục vụ công tác quy hoạch.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng từ vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá potx (Trang 71 - 72)