Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng và phát triển nhân lực của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Huy động vốn và cho vay tín dụng tại quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá pptx (Trang 98 - 105)

- Nguyên nhân chủ quan

3.2.6. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng và phát triển nhân lực của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn.

thống Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn.

Trong hoạt động QTDND cơ sở vai trò của đội ngũ cán bộ có ý nghĩa rất quan trọng. Không giống với hoạt động kinh doanh khác, hoạt động của QTDND cơ sở với đối tượng kinh doanh chủ yếu là tiền tệ, một lĩnh vực rất nhạy bén và nhiều rủi ro. Hơn nữa hệ thống QTDND cơ sở với những đặc thù riêng, và tập trung chủ yếu ở các vùng nông nghiệp, nông thôn nên khó có khả năng thu hút được các đối tượng tốt nghiệp đại học, cao đẳng chuyên ngành vào làm việc. Vì vậy để nâng cao chất lượng và phát triển nguồn nhân lực của hệ thống QTDND cơ sở, đáp ứng yêu cầu đặt ra cần tập trung một số giải pháp sau:

- Thứ nhất, đổi mới cơ chế tuyển dụng, thu hút những người có năng lực, có trình

độ vào làm việc tại các QTDND cơ sở. Hiện nay đa số các QTDND cơ sở với nguồn nhân lực rất hạn chế về trình độ, năng lực. Nguyên nhân chính do cơ chế tuyển dụng để lại. Từ khi mới thành lập, từng địa phương đã chọn lọc cán bộ từng trải qua các lĩnh vực công tác ở địa phương, có kinh nghiệm, có đạo đức phẩm chất tốt, tuổi đời chững chạc và trong quá trình tuyển dụng bổ sung ưu tiên con, em trong ngành, con, em của lãnh đạo. Nhất là ở khu vực nông thôn, tình làng nghĩa xóm, anh em dòng tộc… còn nặng nề cho nên công tác tuyển dụng cán bộ mới ở nhiều QTDND cơ sở chưa khách quan. Vì vậy trong điều kiện kinh doanh hiện nay và xu thế phát triển của hệ thống QTDND cơ sở, sự cần thiết phải đổi mới công tác tuyển dụng nhân lực tại các QTDND cơ sở. Tuyển dụng phải đảm bảo nhân lực có trí tuệ, thể lực có tiềm năng và có đạo đức phẩm chất tốt. Muốn vậy QTDND cơ sở phải có chính sách tuyển dụng khoa học, mang tính thực tiễn, tính đặc thù của ngành, của từng địa phương. Những công việc chủ yếu cần quan tâm:

- Trước hết cần xác định nguồn nhân lực tuyển dụng vào làm việc tại các QTDND cơ sở là từ những nguồn nào, đặc điểm của từng nguồn ra sao? Nguồn chủ yếu hiện nay phải kể đến là thị trường lao động, ở đây muốn đề cập đến sinh viên tốt nghiệp các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp.

- Do đặc thù riêng nên QTDND cơ sở cần có chính sách ưu tiên, đãi ngộ.. để có thể thu hút lao động có trình độ cao và có phẩm chất tốt vào làm việc tại QTDND cơ sở.

- Xác định cơ cấu nhân lực cần tuyển dụng một cách hợp lý, có nghĩa là cần bố trí vào vị trí, cán bộ tín dụng, kế toán hay ngân quỹ …để tuyển dụng phù hợp với nhu cầu công tác, với sự quan tâm lựa chọn đúng chuyên ngành đào tạo.

- Thứ hai, đào tạo nguồn nhân lực, từng bước chuẩn hoá cán bộ QTDND cơ sở.

Căn cứ nhu cầu thực tế và đặc thù riêng của ngành, cần xác định nhu cầu đào tạo. Có thể nói đối với hệ thống QTDND cơ sở hiện nay phải thực hiện hai chiến lược đào tạo song song đồng thời, một mặt trong ngắn hạn vẫn phải tổ chức các khoá tập huấn ngắn ngày theo từng nội dung chuyên đề cụ thể, cho từng đối tượng lãnh đạo quản lý, cán bộ chuyên môn. Mặt khác phải xây dựng được một tổ chức đào tạo riêng với một chiến lược đào tạo dài hạn theo các tiêu chuẩn chức danh cụ thể để chuẩn bị cho các QTDND cơ sở đang chuẩn bị thành lập mới hiện nay. Đội ngũ cán bộ hiện nay cần được đánh giá chất lượng và có chương trình đào tạo thích hợp cho từng đối tượng cán bộ, chẳng hạn chương trình đào tạo nâng cao, bổ sung các nghiệp vụ mới, hoàn thiện chương trình đại học, trung cấp đối với cán bộ trẻ có năng lực…

- Thứ ba, cần thực hiện đánh giá, phân loại cán bộ các QTDND cơ sở trên địa bàn

Thanh Hoá để bố trí sắp xếp lại công việc của từng cán bộ theo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với năng lực, sở trường của từng nhân viên. Qua sự sắp xếp này QTDND cơ sở có chiến lược quy hoạch đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu cán bộ quản lý trong giai đoạn hiện nay tại địa bàn.

- Thứ tư, cần có chế độ thưởng phạt xứng đáng đối với đội ngũ làm công tác quản

lý và cán bộ chuyên môn tại QTDND cơ sở, gắn lợi ích của cán bộ với hiệu quả hoạt động của QTDND cơ sở, khuyến khích, động viên kịp thời những cán bộ quản lý, chuyên môn giỏi làm việc có hiệu quả. Đồng thời xử lý nghiêm minh những trường hợp gây thất thoát vốn, rủi ro tín dụng, cán bộ có biểu hiện suy thoái đạo đức gây mất lòng tin đối với thành viên và khách hàng, ảnh hưởng đến uy tín của ngành, hệ thống QTDND nói chung, QTDND cơ sở trên địa bàn Thanh Hoá [17].

Kết luận và kiến nghị * Kết luận:

Sự ra đời của hệ thống QTDND cơ sở đã tạo thêm một kênh dẫn vốn quan trọng đến các hộ gia đình, đa dạng hoá thị trường tài chính, tín dụng ở nông thôn, góp phần thúc đẩy kinh tế, tăng cường đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, mở mang ngành nghề, dịch vụ, xoá đói giảm nghèo, từng bước đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi, hụi họ ở nông thôn, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay ở nước ta nói chung, tỉnh Thanh Hoá nói riêng, tình hình nguồn vốn có nhiều khó khăn, vì vậy nghiên cứu vấn đề huy động vốn và cho vay tại QTDND cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá là một trong những vấn đề hết sức khó khăn, phức tạp, song có ý nghĩa thiết thực, cả về lý luận và thực tiễn. Bằng những kiến thức tổng hợp, luận văn đã tập trung nghiên cứu, đề cập và giải quyết được những nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, nghiên cứu về mặt lý luận mô hình tổ chức, hoạt động của hệ thống QTDND cơ sở và những nội dung chủ yếu về huy động vốn và cho vay tín dụng tại QTDND cơ sở trên địa bàn tỉnh.

Thứ hai, phân tích thực trạng huy đông vốn và cho vay tín dụng tại QTDND cơ sở

trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. Đánh giá thực trạng hệ thống tổ chức QTDND cơ sở, kết quả huy động vốn và cho vay tín dụng ở Thanh Hoá, từ đó rút ra nguyên nhân đạt được các kết quả và những hạn chế yếu kém trong hoạt động của QTDND cơ sở trên địa bàn Thanh Hoá.

Thứ ba, xác định phương hướng và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn và cho vay tín dụng tại QTDND cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.

* Kiến nghị:

1. Kiến nghị đối với Nhà nước.

- Hoàn thiện và ổn định các chính sách, tạo môi trường kinh tế và pháp lý thuận lợi cho QTDND cơ sở hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

- Chính sách thuế thu nhập hiện nay đối với QTDND cơ sở là khá cao (25%) so với các doanh nghiệp, hoặc các Ngân hàng thương mại, vì QTDND cơ sở hoạt động với mục tiêu hợp tác tương trợ, không vì mục tiêu lợi nhuận. Các thành viên phải tự góp vốn để mua sắm tài sản và mọi trang bị ban đầu cho hoạt động, mặt khác QTDND cơ sở phần lớn ở khu

vực nông nghiệp, nông thôn với nhiều thiên tai, thất thiệt… rủi ro hơn… Để tạo điều kiện mở rộng hoạt động tương trợ cộng đồng, khuyến khích QTDND cơ sở phát triển, đề nghị Nhà nước nghiên cứu chính sách thuế đối với hệ thống QTDND cơ sở hợp lý hơn.

- Cần có chính sách quản lý đảm bảo công bằng giữa các tổ chức tín dụng quốc doanh và các tổ chức tín dụng ngoài quốc doanh trong việc khoanh nợ, xử lý rủi ro do nguyên nhân bất khả kháng. Hiện nay QTDND cơ sở chưa được hưởng chính sách khoanh nợ đối với rủi ro tín dụng với bất cứ nguyên nhân nào.

- Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, đảm bảo sự công bằng trong cạnh tranh.

2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước.

- Khẩn trương ban hành quy chế trích lập, quản lý và sử dụng quỹ an toàn hệ thống làm cơ sở để thành lập và sử dụng quỹ an toàn nhằm hổ trợ xử lý khi các QTDND cơ sở gặp khó khăn.

- Cần hoàn thiện đề án kiểm toán hoạt động của hệ thống QTDND phù hợp với tình hình và điều kiện mới, từng bước nâng cao an toàn và hiệu quả trong hoạt động của hệ thống QTDND.

- Tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, giám sát, chấn chỉnh hoạt động của QTDND cơ sở, không chỉ về việc chấp hành các chệ độ quy định, thực hiện các bảo đảm an toàn mà cả về việc tăng cường liên kết trong hệ thống QTDND thông qua cơ chế điều hoà vốn nội bộ (gửi vốn và vay vốn tại Quỹ tín dụng Trung ương) nhằm tăng cường liên kết hệ thống và bảo đảm an toàn cho hệ thống.

3. Kiến nghị với QTDND Trung ương.

- Tăng cường hơn nữa liên kết trong hệ thống không những trong công tác điều hoà vốn giữa QTDND Trung ương với QTDND cơ sở mà Quỹ tín dụng Trung ương cần chăm sóc thành viên là QTDND cơ sở như: Tư vấn về nghiệp vụ kinh doanh, tin học và các lĩnh vực hoạt động khác.

- Với chức năng là đầu mối của hệ thống, QTDND Trung ương cần tăng cường mở rộng quan hệ với các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước nhằm huy động ngày càng nhiều nguồn vốn dự án để hỗ trợ thành viên đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh đồng thời tăng năng lực tài chính đối với QTDND cơ sở.

4. Kiến nghị với cơ quan hữu quan tỉnh Thanh Hoá.

- Chính quyền địa phương có chính sách hỗ trợ QTDND cơ sở hoạt động cụ thể: + Về chính sách đất đai: cần tạo điều kiện cho các QTDND cơ sở thuê đất 50 năm, trả tiền thuế đất hàng năm để xây dựng trụ sở hoạt động, hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá vẫn còn một số QTDND cơ sở đang phải thuê trụ sở làm việc với lý do là chưa có đất để xây dựng trụ sở.

+ Về chính sách thuế: cần thực hiện chính sách miễn giảm thuế đối với những QTDND cơ sở mới thành lập trong những năm đầu hoạt động; thời gian miễn thuế thu nhập doanh nghiệp là 5 năm, thời gian giảm 50% là 3 năm vì QTDND cơ sở mới được thành lập phải tự xây dựng cơ sở vật chất và trang trải mọi hoạt động bằng nguồn vốn góp của thành viên, mà QTDND cơ sở chủ yếu hoạt động ở khu vực nông thôn, điều kiện phát triển còn chậm.

- Chính quyền địa phương đặc biệt là cấp xã, phường, thị trấn cần tạo điều kiện hỗ trợ QTDND cơ sở trong việc xử lý thu hồi nợ quá hạn. Có thể nói đây là một vấn đề rất cần thiết đối với hoạt động QTDND cơ sở vì: do đặc thù riêng QTDND cơ sở cho vay chủ yếu là dựa trên tín nhiệm về tư cách thành viên, phần nhiều các món vay là không có tài sản đảm bảo. Trường hợp đặc biệt khi nợ khó đòi phát sinh thì công tác xử lý nợ của QTDND cơ sở gặp khó khăn.

- Các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ngành trong tỉnh cần quan tâm tuyên truyền mô hình kinh tế tập thể nói chung và hoạt động QTDND cơ sở nói riêng nhằm nâng cao vai trò kinh tế tập thể trong nền kinh tế quốc dân.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Ban Bí thư Trung ương Đảng (1966), Chỉ thị số 131/CT-TW ngày 28-05-1966 về củng cố Hợp tác xã tín dụng để tăng cường công tác tín dụng và quản lý tiền tệ ở nông thôn.

2. Ban Bí thư Trung ương Đảng (1994), Thông báo số 93/TB-TW ngày 12-10-1994 về việc thí điểm và mở rộng thí điểm thành lập QTDND.

3. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thanh Hoá (1995), Chỉ thị số 27/CT-TV ngày 5-04-1995 về triển khai thí điểm và thành lập Ban chỉ đạo của tỉnh về "thí điểm thành lập QTDND trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá".

4. Ban Chỉ đạo Trung ương (2000), Thí điểm thành lập Quỹ tín dụng nhân dân.

5. Bộ Chính trị (2000), Chỉ thị số 57/CT - TW ngày 10/10/2000 về củng cố, hoàn thiện

và phát triển QTDND.

6. Nguyễn Thanh Bình (2007), “Phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn, lý luận và thực tiễn Việt Nam", Tạp chí Khoa học đào tạo Ngân hàng, (66).

7. Chính phủ (1999), Quyết định 67/CP ngày 30/09/1999 về chính sách cho vay phục

vụ phát triển nông nghiệp nông thôn.

8. Chính phủ (1999), Nghị định số 178/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng.

9. Chính phủ (2001), Nghị định số 48/2001/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13/08/2001 về

tổ chức hoạt động của hệ thống QTDND.

10. Chính phủ (2002), Nghị định số 85/2002NĐ - CP của chính phủ về việc sửa đổi, bổ

sung một số điều của nghị định 178/1999/NĐ-CP.

11. Chính phủ (2004), Nghị định số 177/2004/NĐ-CP ngày 12/10/2004 quy định chi tiết

thi hành một số điều của Luật Hợp tác xã năm 2003.

12. Nguyễn Duệ (1997), Giáo trình nghiệp vụ QTDND, Nxb Thống kê, Hà Nội.

13. Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ V BCHTW khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội, Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Lê Xuân Đào (2007), Hoàn thiện quản lý QTDND trên địa bàn tỉnh KomTum, Luận văn Thạc sĩ kinh doanh và quản lý, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

18. Hồ Chủ tịch (1945), Sắc lệnh tổ chức nông bình phố ngân quỹ.

19. Hồ Chủ tịch (1946), Sắc lệnh số 14/SL thành lập Nha tín dụng sản xuất.

20. Hội đồng Chính phủ (1972), Nghị quyết số 98/CP ngày 15-02-1972 về tăng cường quản lý tín dụng tiền tệ ở nông thôn và chấn chỉnh các hợp tác xã tín dụng. 21. Nguyễn Khải (2000), “Một số đánh giá về hoạt động của QTDND cơ sở”, Tạp chí

Thị trường tài chính tiền tệ, (9).

22. Hoàng Sỹ Kim (2006), “Đầu tư vốn phát triển nông nghiệp - nông thôn theo xu hướng hội nhập quốc tế”, Tạp chí Ngân hàng, (61).

23. Nguyễn Thị Hoa Lý (2006), Giải pháp mở rộng tín dụng ở Ngân hàng nông nghiệp

và phát triển nông thôn Quảng Nam đối với doanh nghiệp trên địa bàn, Luận

văn Thạc sĩ kinh doanh và quản lý, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 24. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Định hướng phát triển QTDND giai đoạn

2006-2020.

25. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2007), Lịch sử hình thành và phát triển mô hình tín

dụng hợp tác và hệ thống QTDND ở Việt Nam.

26. Ngân hàng Nhà nước tỉnh Thanh Hoá (2007), Báo cáo tổng hợp số liệu QTDND cơ

sở năm 1996 đến 2007.

27. Ngân hàng Nhà nước tỉnh Thanh hoá (2008), Báo cáo tổng hợp kết quả thanh tra

QTDND cơ sở 6 tháng đầu năm 2008.

28. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1998), Luật các tổ chức tín dụng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1996), Luật Hợp tác xã

30. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ( ), Luật Ngân hàng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Huy động vốn và cho vay tín dụng tại quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá pptx (Trang 98 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)