Thực trạng hệ thống tổ chức quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Huy động vốn và cho vay tín dụng tại quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá pptx (Trang 37 - 43)

Trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá hiện nay có 42 QTDND cơ sở được NHNN Thanh Hoá cấp phép và đang hoạt động tại các địa phương trong tỉnh như sau:

Biểu 2.1: Số lượng QTDND cơ sở hoạt động trên địa bàn Tỉnh Thanh Hoá

STT Tên QTDND cơ sở Địa bàn hoạt động

1 Định Tường Xã Định Tường, huyệnYên Định 2 Yên Trung Xã Yên Trung, huyệnYên Định 3 Yên Thọ Xã Yên Thọ, huyện Yên Định 4 Hải Bình Xã Hải Bình, huyện Tỉnh Gia 5 Đông Lĩnh Xã Đông Lĩnh, huyện Đông Sơn 6 Xuân Lam Xã Xuân Lam, huyệnThọ Xuân 7 TT Nga Sơn Thị trấn Nga Sơn, huyện Nga Sơn 8 Quảng Văn Xã Quảng văn, huyện Quảng Xương 9 Quảng Đại Xã Quảng Đại, huyện Quảng Xương 10 Thiệu Viên Xã Thiệu Viên, huyệnThiệu Hoá 11 Thiệu Trung Xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hoá 12 Đông Minh Xã Đông Minh, huyện Đông Sơn 13 Xuân Hoà Xã Xuân Hoà, huyện Thọ Xuân 14 Minh Dân Xã Minh Dân, huyện Triệu Sơn

15 Quảng Ngọc Xã Quảng Ngọc, huyện Quảng Xương 16 Thọ Lập Xã Thọ Lập, huyện Thọ Xuân

17 Nga Hải Xã Nga Hải, huyện Nga Sơn 18 Dân Lý Xã Dân Lý, huyện Triệu Sơn 19 Tân Ninh Xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn 20 Nga Mỹ Xã Nga Mỹ, huyện Nga Sơn 21 Xuân Thành Xã Xuân Thành, huyện Thọ Xuân 22 Xuân Châu Xã Xuân Châu, huyện Thọ Xuân 23 Quảng Tâm Xã Quảng Tâm, huyện Quảng Xơng 24 Ng Lộc Xã Ng Lộc, huyện Hậu Lộc

STT Tên QTDND cơ sở Địa bàn hoạt động

25 Hoằng Đạo Xã Hoàng Đạo, huyện Hoằng Hoá 26 Hoằng Trinh Xã Hoàng Trinh, huyện Hoằng Hoá 27 Xuân Thiên Xã Xuân Thiên, huyện Thọ Xuân 28 Thọ Hải Xã Thọ Hải, huyện Thọ Xuân 29 Ngọc Trạo THị trần Ngọc Trạo - TX Bỉm Sơn 30 Bút Sơn Thị trấn Bút Sơn, huyệnHoằng Hoá 31 Lộc Sơn Xã Lộc Sơn, huyện Hậu Lộc

32 Thái Hoà Xã Thái Hoà, huyện Thọ Xuân 33 Long Vân Thị trấn Long Vân, huyện Bá Thước 34 Bình Minh Xã Bình Minh, huyện Như Xuân 35 Tiến Nông Xã Tiến Nông, huyên Triệu Sơn 36 Triệu Sơn Thị Trấn Triệu Sơn, huyện Triệu Sơn 37 Nga Thành Xã Nga Thành, huyện Nga Sơn 38 Hoằng Đồng Xã Hoàng Đồng, huyện Hoằng Hoá 39 Yên Phong Xã Yên Phong, huyện Yên Định 40 Quảng Cát Xã Quảng Cát, huyện Quảng Xương 41 Quảng Hợp Xã Quảng Hợp, huyện Quảng Xương 42 Quý Lộc Xã Quý Lộc, huyệnYên Định

Nguồn: Báo cáo tổng hợp số liệu quỹ tín dụng nhân dân cơ sở 30-6-2008 của Ngân hàng Nhà nước tỉnh Thanh Hoá.

* Phân bổ theo địa lý:

Tổng số 42 QTDND cơ sở được phân bổ hoạt động ở 65 xã, thị trấn trên 13 huyện, thị trong tỉnh. Trong đó có 12 QTDND cơ sở hoạt động phạm vi từ hai đến ba xã, thị trấn, tức là hoạt động dưới hình thức liên xã. Phân bổ cụ thể như sau:

- Một là, khu vực miền núi gồm có 3 QTDND cơ sở đó là QTD Long Vân thuộc

huyện Bá Thước, địa bàn hoạt động tại thị trấn Long Vân của huyện và ba xã lân cận miền núi. Ngành nghề chủ yếu của ba xã là trồng và khai thác lâm nghiệp, ở địa bàn thị

trấn ngành nghề chủ yếu là dịch vụ và phát triển ngành nghề như: Chế biến lâm sản, khai thác mỏ tài nguyên, dịch vụ….Đặc điểm của QTDND cơ sở Long Vân là ở miền núi nhưng hoạt đông ở khu vực thị trấn, về điều kiện kinh tế phát triển, trình độ dân trí cao hơn, nên tốc độ phát triển nhanh hơn so với các QTDND cơ sở miền núi khác.

Còn lại hai Quỹ tín dụng cơ sở Bình Minh huyện Như Xuân và QTD Xuân Châu huyện Thọ Xuân. Trụ sở làm việc của các QTDND cơ sở trên cách thành phố Thanh Hoá trung bình khoảng 75- 80 km về phía tây. Ngành nghề chủ yếu là lâm nghiệp, chăn nuôi trồng trọt, tỷ lệ dịch vụ rất ít, kinh tế trên địa bàn phát triển chậm, trình độ dân trí thấp hơn so với mặt bằng chung…nên hoạt động của hai QTDND cơ sở này có bước phát triển chậm hơn so với các QTDND cơ sở trên địa bàn tỉnh.

- Hai là, khu vực miền biển bao gồm 3 QTDND cơ sở; QTD Hải Bình huyện Tĩnh

Gia; QTD Quảng Đại huyện Quảng Xương; QTD Ngư Lộc huyện Hậu Lộc. Đây là ba quỹ hoạt động ở khu vực đánh bắt và chế biến hải sản. Đặc điểm ở khu vực miền biển tập trung đông dân cư, mật độ dân số đông, đặc biệt xã Ngư Lộc huyện Hậu Lộc tổng số 17 nghìn dân trên diện tích là 0,5 km2, trình độ đân trí trung bình so với các vùng dân cư khác. Ngành nghề chủ yếu là đánh bắt và chế biến hải sản, đây là khu vực giầu tiềm năng kinh tế, đem lại lợi nhuận cao nhưng cũng có nhiều rủi ro. Nhìn chung về kinh tế xã hội ở khu vực này trong nhiều năm qua rất ổn định và phát triển, hoạt động các QTDND cơ sở an toàn, phát triển ở mức khá so với các QTDND cơ sở trên địa bàn tỉnh.

- Ba là, khu vực miền trung du và đồng bằng gồm có 36 QTDND cơ sở còn lại (Biểu 2.1) được phân bổ hoạt động ở 12 huyện trong tỉnh. Trong số QTDND cơ sở còn lại thì có 4 QTDND cơ sở hoạt động ở khu vực đô thị thuộc thị trấn của 4 huyện đó là Huyện Hà Trung; Hoằng Hoá; Triệu Sơn; và huyện Nga Sơn. Đặc điểm ở khu vực đô thị huyện, là nơi tập trung các cơ quan đầu não chính trị, kinh tế của huyện, có trình độ dân trí cao hơn, là nơi trung tâm giao lưu kinh tế xã hội ở khu vực huyện, nhu cầu sử dụng vốn, gửi vốn nhiều hơn… nên hoạt động QTDND cơ sở có những thuận lợi hơn, nhưng cũng có nhiều khó khăn nhất định. Đó là, cùng trên địa bàn có nhiều ngân hàng và các tổ chức tín dụng hoạt động, mức độ cạnh tranh gay gắt hơn mà trình độ cán bộ của QTDND cơ sở còn nhiều hạn chế. Nhưng nhìn chung các QTDND cơ sở hoạt động ở khu vực đô thị phát triển an toàn và có tốc độ nhanh hơn so với mặt bằng chung.

- Các QTDND cơ sở còn lại chủ yếu hoạt động ở khu vực nông nghiệp nông thôn.

Đặc điểm ở khu vực này: ngành nghề chủ yếu là trồng trọt ,chăn nuôi, dịch vụ đời sống, các năm gần đây ngành nghề phụ phát triển nhanh ở một số khu vực, trình độ đân trí được nâng lên, nên tính chất hoạt động của QTDND cơ sở rất thuần tuý không phát triển nhanh nhưng cũng ít có nguy cơ phá sản, tốc độ phát triển nhìn chung ở mức trung bình, những Quỹ ở ven đô thị phát triển nhanh hơn.

* Số lượng, cơ cấu và chất lượng cán bộ, nhân viên ở QTDND cơ sở:

+ Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá có 42 QTDND cơ sở với tổng số: 375 cán bộ bình quân mỗi QTD cơ sở có 9 người, trong đó Quỹ có số lượng cán bộ đông nhất là QTDND cơ sở Định Tường huyện Yên Định gồm 15 cán bộ. Quỹ có số lượng ít nhất là QTDND cơ sở Hoàng Đồng huyện hoằng Hoá là 7 cán bộ.

+ Cơ cấu cán bộ trong từng QTDND cơ sở theo quy định như sau:

- Thứ nhất, chức danh chủ tịch Hội đồng quản trị do Đại hội bầu chịu trách nhiệm

trước Đại hội thành viên và Hội đồng quản trị về các công việc được giao. Quản trị QTDND cơ sở theo pháp luật, điều lệ và nghị quyết Đại hội thành viên, nghị quyết Hội đồng quản trị. Đại diện cho QTDND cơ sở trước pháp luật, giám sát việc điều hành của Giám đốc QTDND cơ sở … Nhiệm kỳ của Chủ tich Hội đồng quản trị là do Đại hội đại biểu hoặc thành viên quyết định theo điều lệ và quy định của Ngân hàng nhà nước. Giúp việc cho Chủ tịch còn có các phó chủ tịch và các uỷ viên Hội đông quản trị. Hiện nay quy mô hoạt động còn nhỏ nên hầu hết các Quỹ chưa cơ cấu các phó chủ tịch.

- Thứ hai, Giám đốc điều hành là do Đại hội thành viên bầu ra trong số thành viên

Hội đồng quản trị.Chủ tịch Hội đông quản trị có thể đồng thời là Giám đốc QTDND cơ sở. Nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc theo quy định như sau:

. Điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinnh doanh hàng ngày của QTDND cơ sở theo đúng pháp luật, điều lệ và nghị quyết của Hội đông Quản trị;

. Lựa chọn và đề nghị Hội đồng bổ nhiệm, bãi miễn chức danh phó giám đốc ( nếu có), kế toán trưởng;

. Tuyển dụng, kỷ luật và cho thôi việc các nhân viên của Quỹ theo quy chế do Hội đồng Quản trị ban hành.

. Ký các báo cáo , văn bản, hợp đồng chứng từ và trình Hội đồng quản trị các báo cáo tình hình hoạt động tài chính và kết quả kinh doanh của QTDND cơ sở.

. Tham gia họp Hội đồng Quản trị nhưng không tham gia biểu quyết nếu không phải là thành viên của Hội đồng quản trị.

. Từ chối thực hiện những quyết định của Chủ tịch Hội đông quản tri, thành viên Hội đồng quản trị nếu thấy trái pháp luật, trái quy định của Ngân hàng nhà nước và điều lệ QTDND, đồng thời thông báo ngay cho kiểm soát viên. Giúp việc cho Giám đốc có các phó Giám đốc. Hiện nay số Quỹ có phó giám đốc còn ít.

- Thứ ba, Ban kiểm soát là cơ quan giám sát và kiểm tra mọi hoạt động của QTDND cơ sở theo pháp luật và điều lệ QTDND. Ban kiểm soát do Đại hội thành viên bầu trực tiếp có từ một đến ba người. Ban kiểm soát bầu trưởng ban để điều hành các công việc của ban. Nhiệm kỳ của ban kiểm soát theo nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị.

- Thứ tư, Ban tín dụng là bộ phận trong cơ cấu tổ chức của QTDND cơ sở được

lập ra để đảm bảo các hoạt động tín dụng thu được hiệu quả cao nhất đúng mục tiêu hoạt động và chấp hành nghiêm chỉnh các quy chế về nghiệp vụ tín dụng.

Thành phần ban tín dụng gồm có:

. Chủ tịch Hội đồng quản trị đương nhiên là trưởng ban tín dụng; Giám đốc đương nhiên là thường trực ban tín dụng và một thành viên do Hội đồng quản trị bầu trong tổng số thành viên Hội đông quản trị. Nếu Chủ tịch Hội đông quản trị kiêm Giám đốc thì Hội đồng quản trị bầu thêm một thành viên ban tín dụng trong thành viên Hội đồng quản trị . Thành viên ban tín dụng không đồng thời là kế toán trưởng, thủ quỹ của QTDND cơ sở. Nếu Chủ tịch Hội đồng quản tri, Giám đốc không còn đương nhiệm, đương nhiên không còn là thành viên ban tín dụng.

. Các thành viên ban tín dụng không được dùng chức vụ của mình để bảo lãnh cho các khoản tín dụng cho vay và phải chịu trách nhiệm bồi thườngvề vật chất các khoản cho vay không thu hồi được nếu do nguyên nhân chủ quan gây ra.

- Thứ năm, kế toán trưởng là do Giám đốc QTDND cơ sở ký bổ nhiệm sau khi đã

trình Chủ tịch Hội đồng quản trị đồng ý. Kế toán trưởng QTDND cơ sở chịu trách nhiệm trước pháp luật về công tác hạch toán kế toán, giúp việc cho kế toán trưởng còn có các kế toán viên.

- Thứ sáu, Bộ phận ngân quỹ chịu trách nhiệm quản lý và thu chi tiền mặt đúng

chế độ. Bộ phận ngân quỹ bao gồm thủ kho kiêm thủ quỹ và kiểm ngân. Cán bộ ngân quỹ do Giám đốc QTDND cơ sở tuyển dụng.

+ Về chất lượng cán bộ, nhân viên QTDND cơ sở ở Thanh Hoá:

Trong số 350 cán bộ hiện nay đang tham gia công tác tại 42 QTDND cơ sở trên địa bàn có 7 cán bộ có trình độ đại học; 72 cán bộ có trình độ cao đẳng và trung cấp; số cán bộ còn lại mới qua các lớp đào tạo nghiệp vụ ngắn ngày. Trong số đó có khoảng 10% số cán bộ có trình độ văn hoá chưa tốt nghiệp phổ thông trung học.

Đánh giá chung về chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên QTDND cơ sở: đã có rất nhiều cố gắng, tích cực nghiên cứu các văn bản, chế độ, tham gia các lớp đào tạo nghiệp vụ ngắn ngày, các chương trình đào đạo đại học tại chức, cao đẳng, trung cấp… các QTDND cơ sở đã quan tâm đến công tác tuyển dụng cán bộ, lựa chọn người đã có bằng cấp, có chuyên môn… Thực tế trong các năm qua Nhà nước đã rất quan tâm đến công tác đào tạo cán bộ đối với QTDND cơ sở như: Liên tục hàng năm mở các lớp đào tạo nghiệp vụ cho các chức danh quản lý, cán bộ làm công tác nghiệp vụ… hỗ trợ kinh phí đào tạo. Vì vậy chất lượng của cán bộ, nhân viên QTDND cơ sở ngày càng được nâng lên kể cả về trình độ quản lý, nghiệp vụ chuyên môn, và đặc biệt là đạo đức nghề nghiệp.

Tuy nhiên, trình độ chuyên môn và nhận thức của cán bộ, nhân viên có hạn, trình độ tổ chức, điều hành hoạt động của lãnh đạo QTDND cơ sở còn hạn chế chưa thực sự đáp ứng với nhu cầu đặt ra.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Huy động vốn và cho vay tín dụng tại quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá pptx (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)