dụng nhân dân cơ sở
1.3.1. Kinh nghiệm ở một số nước và địa phương về huy động và cho vay vốn tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở
1.3.1.1. Kinh nghiệm một số nước về huy động vốn và cho vay tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tín dụng nhân dân cơ sở
* Kinh nghiệm của Canada: Vào những năm cuối thế kỷ thứ 19, đời sống người
dân ở bang Quebee - Canada nhất là ở vùng nông thôn gặp nhiều khó khăn. Tình trạng mất mùa nông nghiệp, kinh tế suy thoái đẩy người dân ở đây nhất là tầng lớp nông dân và người sản xuất nhỏ vào cảnh đói nghèo, thất nghiệp tràn lan. Trong khi đó các Ngân hàng thương mại hầu như chỉ hoạt động ở khu vực thành thị. Vì vậy nạn cho vay nặng lãi hoành hoành ở khắp nơi, nhất là khu vực nông thôn.
Qua nghiên cứu các mô hình Hợp tác xã tín dụng ở các nước châu Âu như: Đức, Pháp, ý nhằm tìm kiếm một mô hình thích hợp áp dụng vào điều kiện thực tiễn ở Quebec để hỗ trợ nông dân và người nghèo phát triển sản xuất, Quỹ tín dụng đầu tiên được thành lập ở thị trấn Levis, bang Quebec - Canada với những mục đích: giúp các thành viên cải thiện điều kiện kinh tế và nâng cao đời sống; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong vùng gửi tiết kiệm và vay vốn phát triển sản xuất, đề cao tính hợp tác, tương trợ giữa quỹ tín dụng (QTĐ) với các thành viên và giữa các thành viên với nhau. Từ năm 1908, Nhà nước mới chính thức cho phép thực hiện mô hình này. Đến năm 1920 đã có khoảng 160 QTD cơ sở được thành lập ở nhiều vùng trong bang Quebec - Canada. Trong thời gian này các QTD cơ sở đều hoạt động độc lập với nhau, chủ yếu là huy động vốn trong dân cư và cho vay hỗ trợ thành viên phát triển sản xuất, hạn chế tối đa việc cho vay nặng lãi tại các khu vực này.
Từ năm 1918 do khủng hoảng kinh tế ở Bắc Mỹ đã tác động mạnh đến toàn hệ thống Ngân hàng cũng như đối với các Quỹ tín dụng Canada, nhiều Quỹ tín dụng lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, thậm chí mất khả năng thanh toán, đã gây mất lòng tin đối với khách hàng gửi tiền và thành viên. Trước tình hình trên các Quỹ tín dụng Canada đã tập hợp thành liên đoàn theo từng vùng nhằm tăng cường sự hợp tác tương trợ, hỗ trợ nhau vượt qua những khó khăn tài chính. Đến năm 1932 khủng hoảng thị trường
chứng khoán ở Mỹ đã làm cho nền kinh tế bắc Mỹ suy sụp, hoạt động của Quỹ tín dụng và liên đoàn đều bị ảnh hưởng và đe doạ nên các liên đoàn tập hợp thành tổng liên đoàn với quy mô hoạt động lớn. Tới những năm 50 của thế kỷ 20 hệ thống Quỹ tín dụng Canada tiếp tục phát triển và lập ra các công ty dịch vụ tài chính nhằm hỗ trợ hoạt động của tổng liên đoàn. Những năm 60 tiếp tục thực hiện chuẩn định hóa hệ thống cơ chế hoạt động của Quỹ tín dụng, năm 1979 QTD Trung ương Canada được thành lập, đến năm 2000 toàn hệ thống Quỹ tín dụng Canada có khoảng 1.400 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, 14 liên đoàn, QTD Trung ương, một tổng liên đoàn với hệ thống mạng lưới hoàn chỉnh và công nghệ hiện đại, hệ thống Quỹ tín dụng Canada được đánh giá là tập đoàn tài chính mạnh đứng thứ 6 ở Canada và đứng thứ 150 trong số các tập đoàn tài chính hàng đầu trên thế giới (năm 2000).
Thực chất QTD cơ sở của Canada thực hiện huy động và cho vay thành viên của quỹ và là Tổ chức kinh tế thuộc lĩnh vực tín dụng với số lượng lớn nhất (1400 QTD cơ sở) trong hệ thống. Do đó cũng có thể coi QTD cơ sở của Canada tương ứng như tổ chức QTDND cơ sở của Việt Nam. Các QTDND cơ sở Canada đã rút ra bài học kinh nghiệm là: QTDND cơ sở muốn tồn tại, phát triển nhằm mục tiêu huy động vốn tại chỗ và cho vay tín dụng đối với thành viên để phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ đời sống, hạn chế nạn cho vay nặng lãi thì ngoài những kinh nghiệm tuyên truyền, quảng cáo, động viên, còn phải có sự liên kết chặt chẽ, tương trợ trong hệ thống và sự hỗ trợ tạo điều kiện của Nhà nước.
* Kinh nghịêm ở Cộng hoà liên bang Đức
Cộng hoà liên bang Đức là cái nôi của phong trào Hợp tác xã tín dụng (nay được gọi là Ngân hàng Hợp tác xã), năm 1854 các Hợp tác xã tín dụng đầu tiên được thành lập nhằm huy động vốn hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, cải thiện đời sống cho những người lao động, các Hợp tác xã nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Quá trình phát triển cho đến năm 2002 toàn cộng hoà liên bang Đức có khoảng 1.700 Ngân hàng Hợp tác xã cơ sở, một Ngân hàng Hợp tác xã khu vực và một Ngân hàng Hợp tác xã Trung ương. Tính chất hoạt động của Ngân hàng Hợp tác xã cơ sở ở cộng hoà liên bang Đức cũng như QTDND cơ sở Canada. Mục tiêu là huy động vốn, cho vay tín dụng hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở các khu vực. Hoạt động của Ngân hàng Hợp tác xã Đức cũng bao gồm 02 bộ
phận, đó là: bộ phận trực tiếp hoạt động kinh doanh phục vụ thành viên tức là huy động vốn và cho vay và bộ phận tổ chức liên kết phát triển hệ thống.
Với hơn 100 năm hình thành và phát triển, hệ thống Quỹ tín dụng Canada và hơn 150 năm phát triển thành công mô hình Ngân hàng Hợp tác xã ở cộng hoà liên bang Đức đã rút những bài học kinh nghiệm quý báu đó là:
- Một là, QTDND (Ngân hàng hợp tác xã) là loại hình tổ chức tín dụng duy nhất
tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động nghèo, sản xuất nhỏ, các Hợp tác xã, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn được tiếp cận với các dịch vụ tài chính - Ngân hàng để phát triển sản xuất kinh doanh, cải thiện điều kiện kinh tế và xoá đói giảm nghèo. - Hai là, Quỹ tín dụng phải thực sự là một tổ chức kinh tế hợp tác do các thành viên tự nguyện thành lập nhằm mục tiêu hỗ trợ các thành viên được tiếp cận với các dịch vụ tài chính Ngân hàng một cách thuận tiện với giá cả có thể chấp nhận được (lãi suất huy động và lãi suất cho vay thành viên) để giúp họ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, cải thiện điều kiện kinh tế và đời sống.
- Ba là, việc hình thành QTDND cơ sở phải xuất phát từ chính nhu cầu của thành
viên và QTDND cơ sở chỉ có thể ra đời ở những nơi có môi trường kinh tế hàng hoá phát triển, vì chính nơi đó mới có nguồn vốn nhàn rỗi để huy động và có nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh.
- Bốn là, để đảm bảo phát triển an toàn bền vững, các QTDND phải được tổ chức
và điều hành trên nguyên tắc Hợp tác, quản lý dân chủ, bình đẳng, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, đồng thời phải xây dựng được mô hình tổ chức hoàn thiện bao gồm: Tổ chức trực tiếp hoạt động kinh doanh phục vụ thành viên tức là huy động vốn và cho vay thành viên, tổ chức liên kết phát triển hệ thống, được liên kết chặt chẽ với nhau trên nguyên tắc đề cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, không cạnh tranh lẫn nhau mà phát huy tinh thần đoàn kết tương trợ giữa các bộ phận cấu thành. Đây là điều kiện không thể thiếu được khi muốn phát triển thành công QTDND cơ sở.
- Năm là, Quỹ an toàn hệ thống QTDND. Đây là giải pháp quan trọng để hỗ trợ
các QTDND cơ sở khắc phục, vượt qua những khó khăn về tình hình tài chính, đảm bảo sự an toàn trong hoạt động của từng QTDND cơ sở cũng như đối với toàn hệ thống.
- Sáu là, hoạt động kiểm toán mang tính tư vấn do chính QTDND tổ chức thực hiện, là một trong những biên pháp hữu hiệu nhất giúp cho các QTDND cơ sở phát hiện và khắc phục những tồn tại yếu kém, đồng thời giúp cho các cơ quan quản lý giám sát hoạt động của các QTDND cơ sở một cách chặt chẽ có hiệu quả.
- Bảy là, công tác đào tạo nguồn nhân lực được coi là một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của mô hình QTDND.
- Tám là, các cấp chính quyền phải có sự quan tâm ủng hộ tạo môi trường pháp lý
thuận lợi cho hoạt động QTDND, đồng thời tổ chức ra các cơ quan bảo hiểm, bảo lãnh… để hỗ trợ ,sử lý rủi ro cho các QTDND.