Một là, thông qua hoạt động QTDND đã góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân ở khu vực nông nghiệp, nông thôn ngày càng phát triển, số lượng các doanh nghiệp ngày

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Huy động vốn và cho vay tín dụng tại quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá pptx (Trang 64 - 69)

khu vực nông nghiệp, nông thôn ngày càng phát triển, số lượng các doanh nghiệp ngày càng tăng, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá đa dạng, phong phú cung cấp cho nền kinh tế quốc dân. Hoạt động tín dụng của QTDND cơ sở đã hỗ trợ một bộ phận các hộ tư nhân, các doanh nghiệp nhỏ ở khu vực đang sản xuất kinh doanh rất hiệu quả, năng động, linh hoạt và thích ứng nhanh với diễn biến thị trường.

- Hai là, thông qua QTDND là đầu mối, QTDND cơ sở thực hiện các chương trình

dự án: “Dự án Tài chính doanh nghiệp nông thôn“; dự án trồng cây ăn quả ..v..v... đã đáp ứng cho các hộ, các doanh nghiệp tư nhân phát triển sản xuất kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp, nông thôn. Các chương trình cụ thể đang được QTDND cơ sở trên địa bàn triển khai và phát triển như: Dự án trồng cây ăn quả; chương

trình phát triển vùng mía nguyên liệu, nuôi bò sữa tại các QTD cơ sở Xuân Châu, Xuân Lam, Xuân Thiên .. (Huyện Thọ Xuân). Chương trình phát triển kinh tế trang trại tại Định Tường, chăn nuôi lợn hướng nạc. ở một số địa bàn, nhờ có Quỹ cơ sở, hiện sản xuất, kinh doanh rất có hiệu quả về kinh tế, môi trường; đặc biệt là tạo công ăn việc làm, thu hút lao động nhàn rỗi ở khu vực nông thôn, góp phần ổn định an ninh trật tự xã hội trên địa bàn nông thôn.

- Ba là, ở những địa bàn có QTDND cơ sở hoạt động thì tình trạng cho vay nặng lãi, hụi họ... cơ bản được hạn chế, tạo ra sự lành mạnh trong hoạt động tín dụng và cũng tạo ra cơ hội cho thành viên nghèo tiếp cận với dịch vụ tài chính, ngân hàng, bình đẳng trong việc vay, trả nợ với lãi suất, số tiền hợp lý, thuận lợi. Đó cũng chính là tạo điều kiện cho người nghèo (Không có tài sản thế chấp) vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần tích cực trong chương trình xoá đói, giảm nghèo ở khu vực nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên số QTD cơ sở trên địa bàn chưa nhiều, hiện nay trên địa bàn có 42 QTDND cơ sở hoạt động ở 65 xã, phường/Tổng số 627 xã phường trên toàn tỉnh.

- Bốn là, thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư đến mức tối đa vì QTDND

cơ sở hoạt động rất gần dân cư, sát với dân, thủ tục giao dịch rất thuận lợi, nên thu hút từ những món tiền nhàn rỗi rất nhỏ trở lên. Thực tế có rất nhiều món có giá trị từ 100 đến 500 nghìn đồng. Như vậy về mặt xã hội là đảm bảo an toàn vốn nhàn rỗi của dân cư, mặt khác có thu nhập về mặt kinh tế (lãi tiền gửi); có nguồn vốn để hỗ trợ sản xuất kinh doanh phát triển, tạo nên sự đồng bộ về huy động và sử dụng vốn có hiệu quả ở khu vực nông nghiệp, nông thôn.

2.2.3.3. Những hạn chế yếu kém về huy động vốn và cho vay tín dụng tại quỹ tín dụng toàn dân cơ sở trên địa bàn Tỉnh Thanh Hoá tín dụng toàn dân cơ sở trên địa bàn Tỉnh Thanh Hoá

* Một là, hạn chế về huy động vốn:

Trong công tác huy động vốn ở QTDND cơ sở hiểu theo nghĩa rộng bao hàm toàn bộ các nguồn vốn huy động về để cho vay như: huy động vốn điều lệ, vốn tiết kiệm, vốn đi vay, huy động vốn các dự án và các nguồn vốn khác... Hiểu theo nghĩa hẹp là huy động vốn tiết kiệm tại chỗ.

Trong những năm qua QTDND cơ sở trên địa bàn đã rất cố gắng nhưng thực tế vẫn cón nhiều hạn chế cụ thể như sau:

- Thứ nhất: Vốn điều lệ tăng chậm. Một số quỹ huy động vốn góp rất khó khăn,

nhất là vốn cổ phần thường xuyên, có những QTD cơ sở việc huy động vốn góp điều lệ chưa mang tính tự nguyện, còn gò bó, ép buộc, như khi thành viên cần vốn đến vay thì khấu trừ tiền vay để góp vào vốn điều lệ. Tính đến hết năm 2007 có 23/40 QTDND cơ sở có số vốn điều lệ dưới 500 triệu đồng. Điều đó thể hiện quy mô hoạt động chưa thực sự phát triển, vì theo quy định của NHNN: “ Cho vay một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có “ mà vốn tự có chủ yếu là nguồn vốn điều lệ. Vì vậy nếu số vốn điều lệ thấp thì quy mô các món vay nhỏ, chưa đáp ứng nhu cầu vốn đối với những thành viên phát triển sản xuất kinh doanh lớn, có tốc độ phát triển sản xuất nhanh.

- Thứ hai: Vốn huy động tiết kiệm. Bình quân chung của các QTDND cơ sở trên

địa bàn thì tỉ lệ huy động vốn tiết kiệm tương đối cao trong tổng dư nợ (Trên 50%), nhưng thực tế vẫn còn một số quỹ cơ sở huy động tiết kiệm còn chậm, rất khó khăn, tỉ lệ vốn huy động tại chỗ quá thấp so với tổng dư nợ, cụ thể như: QTDND cơ sở Bình Minh số liệu đến ngày 30/12/2007 tỉ lệ vốn huy động tiết kiệm chiếm 15%/Tổng dư nợ; hoặc một số Quỹ cơ sở khác tỉ lệ vốn huy động còn dưới 50% như: QTD Nga Thành, Yên Phong, Thọ Lập… Một số QTD cơ sở chưa thực sự khai thác hết tiềm năng vốn nhàn rỗi trong dân cư.

- Thứ ba: Huy động các nguồn vốn dự án, vốn đi vay, vốn tài trợ khác. nhìn chung

các QTDND cơ sở chưa phát huy đựơc hết khả năng, kết quả các nguồn vốn này tham gia vào hoạt động tại các QTDND cơ sở còn quá ít so với Tổng nguồn vốn hoạt động.

- Thứ tư: Huy động vốn của QTDND cơ sở đang thực hiện chủ yếu theo các hình

thức truyền thống, còn các hình thức linh hoạt khác như các ngân hàng thương mại, hoặc các sản phẩm mới còn quá khiêm tốn, tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng còn chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động, việc cung cấp các dịch vụ thanh toán như các tổ chức tín dụng còn quá hạn chế.

* Hai là, những hạn chế yếu kém về cho vay tín dụng.

Hoạt động cho vay tại QTDND cơ sở trên địa bàn, qua thực tiễn đánh giá đã đạt được những kết quả khả quan, góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát

triển, đặc biệt về chất lượng tín dụng tốt (biểu 2.9). Tuy nhiên, hoạt động cho vay tín dụng của các QTDND cơ sở trên địa bàn còn bộc lộ những hạn chế yếu kém sau:

- Thứ nhất: Hình thức cho vay chưa đa dạng, chủ yếu mới cho vay vốn ngắn hạn.

Đối tượng cho vay chỉ bó hẹp trong thành viên, phương thức cho vay đơn giản, các nghiệp vụ còn nghèo nàn mới chỉ đơn thuần dừng lại ở hoạt động huy động vốn và hoạt động cho vay vốn nên chưa cung cấp được các dịch vụ đa dạng đối với các thành viên, đồng thời chưa thu hút được khách hàng ngoài thành viên đến quan hệ giao dịch với QTDND cơ sở.

- Thứ hai: Quy mô cho vay nhỏ, tỷ lệ cho vay vốn trung hạn, dài hạn còn chiếm tỉ

trọng rất nhỏ trong tổng dư nợ của các QTDND cơ sở, chưa đáp ứng được nhu cầu của thành viên. Đồng thời chưa khai thác được nhiều nguồn vốn dự án để đáp ứng, hỗ trợ thành viên khôi phục, phát triển làng nghề truyền thống, nuôi trồng thuỷ sản. có giá trị cao đối với thành viên.

- Thứ ba: Hoạt động cho vay chưa thực sự phát triển, có thời điểm mùa vụ còn chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu vốn của thành viên, chưa hỗ trợ được nhiều cho thành viên khi gặp phải thiên tai dịch bệnh, đặc biệt giai đoạn hiện nay (2007-2008 ). Vòng quay vốn tín dụng còn thấp.

- Thứ tư: Chất lượng cho vay còn thấp, thể hiện ở từng bước thẩm định trước, trong và sau khi cho vay. QTDND cơ sở cho vay chủ yếu dựa vào sự tín nhiệm của thành viên, đồng thời đa số các món vay là tín chấp, không có đảm bảo bằng tài sản. Trong thực tiễn nợ quá hạn so với tổng dư nợ rất thấp so với các ngân hàng thương mại (Biểu 2.9), nhưng nguồn vốn huy động của từng QTDND cơ sở nhỏ, những khoản nợ xấu tiềm ẩn rủi ro, phần lớn là không có tài sản đảm bảo, mà hệ thống QTDND lại chưa có cơ chế khoanh nợ, xoá nợ. Trong khi đó nhu cầu cho vay hỗ trợ thành viên phục vụ sản xuất nông nghiệp, dịch vụ trên địa bàn nông thôn ngày càng cao.

2.2.3.4. Nguyên nhân chủ yếu của các kết quả và hạn chế, yếu kém trong huy động và cho vay tại các quỹ tín dụng toàn dân cơ sở trên địa bàn Thanh Hoá động và cho vay tại các quỹ tín dụng toàn dân cơ sở trên địa bàn Thanh Hoá

* Thứ nhất: Nguyên nhân của các kết quả huy động vốn và cho vay tại QTDND cơ sở trên địa bàn.

Đạt được kết quả trên do nhiều nguyên nhân và phụ thuộc vào nhiều yếu tố quan trọng.

- Nền kinh tế nước ta tiếp tục phát triển ổn định và tăng trưởng. Các yếu tố kinh tế vĩ mô như bội chi ngân sách, lạm phát tuy vẫn trong phạm vi kiểm soát của Nhà nước, song có ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều lĩnh vực kinh tế và có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động cho vay ngân hàng nói chung, hệ thống QTDND nói riêng, trong đó có QTDND cơ sở. Những tác động có tính chất quyết định nhất đối với QTDND cơ sở, đối với cả hệ thống QTDND, là chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước tiếp tục khẳng định vai trò kinh tế hợp tác trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước. Chỉ thị 57- CT/TW ngày 10/10/2000 của Bộ Chính trị và quyết định 135/2000/QĐ-TTg ngày 28/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ đã quán triệt nhận thức việc xây dựng và phát triển hệ thống QTDND là một trong những giải pháp quan trọng để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nông nghiệp, nông thôn, góp phần thúc đẩy kinh tế hợp tác phát triển đa dạng, phong phú.

- Bên cạnh đó môi trường pháp luật và xã hội đã tạo những điều kiện thuận lợi cũng như các thách thức mới cho hoạt động huy động vốn và cho vay đối với QTDND cơ sở trên địa bàn. Luật Hợp tác xã, Luật Các tổ chức tín dụng ra đời, đặc biệt sau tổng kết thí điểm, chính phủ đã ban hành Nghị định 48/NĐ - CP về Tổ chức hoạt động của hệ thống QTDND đã tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động của hệ thống. Ngành ngân hàng đang tiếp tục đổi mới, tái cơ cấu toàn diện các tổ chức tín dụng, trong đó hệ thống QTDND sau giai đoạn củng cố chấn chỉnh tiếp tục hoàn thiện để phát triển. Chính sách tiền tệ cũng được điều hành theo hướng thận trọng, linh hoạt, kiên định theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, xoá bỏ dần các can thiệp hành chính, tạo điều kiện cho các Tổ chức tín dụng nói chung, hệ thống QTDND nói riêng nâng cao hiệu quả hoạt động.

- Tỉnh Thanh Hoá đã xác định vai trò của kinh tế hợp tác đối với phát triển kinh tế khu vực nông nghiệp, nông thôn nên đã tập trung chỉ đạo, tạo môi trường, hành lang pháp lý thuận lợi cho hệ thống QTDND nói chung, đặc biệt là QTDND cơ sở trên địa bàn phát triển an toàn, hiệu quả.

- Mặt khác bản thân QTDND cơ sở trên địa bàn cũng có nhiều nỗ lực cố gắng vượt qua khó khăn ban đầu, lòng tin đối với thành viên, cơ sở vật chất nhất là đội ngũ cán bộ nhiệt tình tâm huyết xây dựng và phát triển QTDND cơ sở.

Chính vì những nguyên nhân trên, hệ thống QTDND cơ sở trên địa bàn Tỉnh Thanh Hoá đến nay gồm có 42 Quỹ hoạt động ở 65 xã, phường, thị trấn trong tỉnh và NHNN đang tiếp tục cấp giấy phép cho một số QTD cơ sở mới ra đời và hoạt động. Nhìn chung hoạt động QTDND cơ sở đặc biệt là huy động và cho vay vốn ở khu vực nông nghiệp, nông thôn trong các năm qua đã thu được nhiều kết quả khả quan.

* Thứ hai: Nguyên nhân các hạn chế, yếu kém về huy động và cho vay vốn tại QTDND cơ sở Tỉnh Thanh Hoá

a. Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém về huy động vốn tại QTNDN cơ sở trên địa bàn Tỉnh Thanh Hoá

- Nguyên nhân khách quan.

Do sự hình thành nền kinh tế mới và cơ chế quản lý mới.

Gần 40 năm hoạt động, HTXTD đã đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chính sách kinh tế tiền tệ, tín dụng ở nông thôn. Nhưng khi nền kinh tế nước ta chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trường, nhất là khi tổ chức và hoạt động ngân hàng đã đổi mới căn bản, hoạt động của HTXTD không còn phù hợp, không chuyển hướng kịp thời nên hệ thống HTXTD đã bị đổ vỡ trong khắp cả nước, không có khả năng chi trả, không thu hồi được nợ cho vay và nhiều HTXTD phải ngừng hoạt động. ở tỉnh Thanh Hoá có 498/542 HTXTD phải ngừng hoạt động, chiếm 92%/Tổng số HTXTD. Số HTXTD còn lại cũng gặp khó khăn về chi trả. Có những địa phương cho đến nay giải quyết chưa dứt điểm tồn đọng do HTXTD để lại. Vì vậy rất ảnh hưởng đến tâm lý của người dân khi nói đến HTXTD, do đó nhiều người vẫn chưa tin tưởng vào hoạt động của QTDND cơ sở, nên chưa tin tưởng gửi tiền cho QTDND cơ sở, nhất là những món tiền gửi lớn.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Huy động vốn và cho vay tín dụng tại quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá pptx (Trang 64 - 69)