Về các hình thức huy động vốn trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Huy động vốn và cho vay tín dụng tại quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá pptx (Trang 44 - 47)

Với đặc điểm và mô hình QTDND cơ sở là do thành viên tự nguyện góp vốn thành lập, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, các QTDND cơ sở hoạt động bằng nguồn vốn do các thành viên đóng góp, tiền gửi tiết kiệm của dân cư và đi vay các tổ chức tín dụng khác... trong đó vốn huy động tại chỗ chiếm khoảng 60% trên tổng nguồn vốn hoạt động hiện nay.

Vốn hoạt động của QTDND cơ sở hiện nay trên địa bàn Thanh Hoá, theo quy định của NHNN bao gồm:

+ Về vốn điều lệ: Quá trình hoạt động đã đảm bảo mức tối thiểu bằng mức vốn pháp định do Thống đốc Ngân hàng nhà nước công bố trong từng thời kỳ cụ thể:

. Từ năm 1993-1996 quy định mức vốn điều lệ đối với QTDND cơ sở tối thiểu là: 20 triệu đồng.

. Từ năm 1997-2000 mức vốn tối thiểu là 50 triệu đồng . Từ năm 2001 đến nay mức vốn tối thiểu là 100triệu

+ Về vốn điều lệ gồm có: Vốn xác lập và vốn thường xuyên.

- Vốn xác lập: Đã đảm bảo mệnh giá vốn xác lập do Đại hội thành viên, Đại hội

đại biểu thành viên của từng QTDND cơ sở quyết định, không thấp hơn mệnh giá quy định của NHNN tại từng thời điểm. Các thành viên đều góp vốn xác lập như nhau và được hưởng lợi tức theo kết quả kinh doanh

- Vốn thường xuyên: Đảm bảo mức vốn góp do đại hội thành viên hoặc Đại hội Đại biểu thành viên quyết định và thực hiện đúng quy định của NHNN, tối đa một thành viên không vượt quá 30% (Ba mươi phần trăm) tổng số vốn điều lệ của QTDND (Theo luật hợp tác xã). Vốn thường xuyên có thể được chuyển nhượng, thừa kế và chia lợi tức theo kết quả kinh doanh hàng năm. Các trường hợp rút vốn góp phải do điều lệ QTDND quy định.

Đến nay hoạt động của hệ thống QTDND cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã có bước phát triển, số quỹ cơ sở tăng, đặc biệt số thành viên tham gia ngày càng nhiều, nên vốn điều lệ cũng tăng nhanh. Tuy nguồn vốn này so với nguồn vốn khác chiếm tỷ trọng thấp nhưng nó có vai trò quan trọng là xác nhận tư cách của thành viên, đánh giá quy mô và bước phát triển của từng QTDND cơ sở, đồng thời thể hiện vai trò , uy tín của QTDND cơ sở đối với nhân dân với cộng đồng trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.

+Về vốn huy động tiết kiệm

QTDND cơ sở được quyền huy động vốn bằng các hình thức thích hợp theo quy định của ngân hàng nhà nước, cụ thể: QTDND cơ sở được huy động vốn không được vượt quá 20 lần vốn tự có của QTDND cơ sở.

Có trách nhiệm hoàn trả cả vốn và lãi cho người cho người gửi đúng hạn

Mặc dù có nhiều khó khăn, nhưng trong các năm qua QTDND cơ sở tỉnh Thanh Hoá đã tích cực huy động vốn nhàn rỗi tại chỗ để cho vay, với nhiều biện pháp để huy động

vốn: thực hiện tốt công tác động viên tuyên truyền về hoạt động của QTDND cơ sở, dân chủ bàn bạc với thành viên, giữ lòng tin với khách hàng; điều chỉnh lãi suất hợp lý phù hợp với cả khách hàng gửi tiền và thành viên vay vốn; đa dạng các hình thức huy động như: Huy động tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, các hình thức gửi góp nên kết quả huy động vốn tiết kiệm tại chỗ của các QTDND cơ sở trên địa bàn ngày càng tăng.

+Về nguồn vốn điều hoà từ QTDNDTW

QTDND cơ sở ở Thanh Hoá cũng thông qua QTDNDTW làm đầu mối để tham gia vào vốn điều hoà trong hệ thống và tuân thủ theo quy định của NHNN tại từng thời điểm, cụ thể: Đối với QTDND cơ sở mới thành lập dưới 2 năm thì tổng số vốn điều hoà của QTDTW và các khoản vay khác đảm bảo không vượt quá 70% tổng dư nợ hữu hiệu của QTDND cơ sở. Đối với những QTDND cơ sở đã có thời gian hoạt động trên 2 năm mức vốn điều hoà và cho vay không vượt quá 50%/ tổng dư nợ hữu hiệu của QTDND cơ sở.

Nguồn vốn này tuy nó chiếm tỷ lệ không lớn khoảng 30-40%/tổng nguồn vốn huy động của QTDND cơ sở nhưng cũng rất cần thiết đối với nguồn vốn huy động của QTDND cơ sở, nó đáp ứng nhanh và hỗ trợ kịp thời QTDND cơ sở tại những thời điểm thiếu vốn cho vay, vốn đảm bảo thanh toán, mùa vụ.

+Về vốn vay từ các dự án:

QTDND cơ sở ở Thanh Hoa là thành viên của QTDTW, vì vậy QTDND cơ sở thông qua QTDTW để vay vốn từ các dự án. Hiện nay các dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn nói chung, ở Thanh Hoá nói riêng đang được nhà nước và các tổ chức quan tâm. Mục tiêu của các dự án nhằm hỗ trợ các hoạt động sản xuất, kinh doanh ở khu vực nông thôn, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm ở khu vực nông nghiệp nông thôn, đồng thời hỗ trợ tăng cường năng lực hoạt động của hệ thống QTDND; nguồn vốn này cũng rất quan trọng đối với hoạt động của hệ thống QTDND cơ sở của Tỉnh Thanh Hoá, vì đây là nguồn vốn vay thời gian dài hơn, lãi suất thấp hơn.

Ngoài ra, QTDND cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá còn được nhận nguồn vốn tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài với cơ cấu, số lượng, thời điểm khác nhau.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Huy động vốn và cho vay tín dụng tại quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá pptx (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)