Đánh giá độ nhạy của phản ứng MN

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KỸ THUẬT TRUNG HOÀ VI LƯỢNG (MICRONEUTRALIZATION) TRONG NGHIÊN CỨU HUYẾT THANH DỊCH TỄ HỌC TRÊN NGƯỜI TIẾP XÚC VỚI VIRUS CÚM GIA CẦM H5N1 (Trang 64 - 66)

Kĩ thuật HI được coi là kĩ thuật “chuẩn vàng” trong phát hiện và định type virus cúm ở người, tuy nhiên kĩ thuật này được xác định là có độ nhạy không cao trong xác định KT kháng virus cúm gia cầm ở động vật[67, 68]. Khi chẩn đoán huyết thanh học nhiễm virus H5N1 ở cậu bé 3 tuổi, kết quả của phản ứng HI và MN đã được so sánh với nhau, trong đó KT kháng H5 đã được phát hiện bằng kĩ thuật MN ở những người có tiền sử tiếp xúc với gia cầm và với bệnh nhân nhiễm virus H5N1, trong khi kĩ thuật HI không phát hiện được các trường hợp nêu trên, kết quả này có thể gợi ý rằng kĩ thuật MN có độ nhạy cao hơn so với kĩ thuật HI trong phát hiện KT virus cúm trong huyết thanh người[69]. Tuy nhiên, Rowe (1999) cũng đã phát hiện thấy rằng một số virus H5N1 có hiệu giá HI nhưng không có hiệu giá MN[60]. Chúng tôi tiến hành so sánh kết quả phát hiện KT kháng H5 trong huyết thanh người bằng kĩ thuật MN và kĩ thuật HI, kết quả cụ thể được thể hiện trong bảng 3.6 dưới đây:

Bảng 3.6: So sánh kết quả phát hiện KT kháng H5N1 trong huyết thanh người bằng kĩ thuật MN và HI

Hiệu giá HI

Hiệu giá MN

Số mẫu Âm tính (<20) Dương tính (≥20)

<40 295 287 8 ≥40 16 8 8

Tổng số 311 295 16

Bảng 3.6 trên cho thấy trong tổng số 311 mẫu huyết thanh được sử dụng, cả kĩ thuật HI và kĩ thuật MN đều xác định được 16 mẫu dương tính (có hiệu giá lớn hơn hoặc bằng 40 đối với HI và lớn hơn hoặc bằng 20 đối với MN) chiếm 5,14% và 295 mẫu âm tính (có hiệu giá nhỏ hơn 40 đối với HI và lớn hơn 20 đối với MN) chiếm 94,86%. Bên cạnh đó, kết quả của kĩ thuật HI và kĩ thuật MN cũng rất tương đồng với nhau, cụ thể là với giá trị giới hạn dương tính của phản ứng MN là 20 thì có tới 303 mẫu huyết thanh chiếm 97,42% được xác định cho kết quả tương đồng với kết quả của kĩ thuật HI (giới hạn dương tính là 40). Tuy nhiên, kết quả thu được từ hai kĩ thuật trên vẫn có những khác biệt. Cụ thể là, trong 295 mẫu được xác định là âm tính bằng kĩ thuật HI có 8 mẫu cho kết quả dương tính khi kiểm tra bằng kĩ thuật MN chiếm 2,57%, trong đó có mẫu số 16 với hiệu giá HI là 20 (âm tính) lại có hiệu giá MN là 160 (dương tính). Ngược lại, kĩ thuật HI xác định được 8 mẫu dương tính (chiếm 2,57%) nhưng lại âm tính với kĩ thuật MN.

Kết quả trên cho thấy phản ứng MN sử dụng virus vaccine được thiết lập có độ nhạy không cao hơn so với phản ứng HI trong điều tra huyết thanh học ở người tiếp xúc với virus cúm gia cầm H5N1. Điều này có thể được giải thích là do chủng virus sử dụng trong phản ứng là chủng virus vaccine từ năm 2004, chủng virus này được tạo ra nhờ việc tổ hợp lại các gen HA và NA của virus cúm gia cầm H5N1 đã

được cắt bỏ phần liên kết (đoạn AA base) giữa gen HA và NA với 6 gen còn lại của chủng virus A/Puerto Rico 8/34 (H1N1) trong tế bào động vật để thu nhận virus vaccine. Trước khi tiến hành, vị trí phân cắt protein của HA sẽ được loại bỏ giúp làm giảm độc lực của virus. Tuy nhiên, việc loại bỏ này có thể cũng làm mất đi những đoạn gen mã hóa cho một số quyết định KN của virus (epitop), do vậy KT đặc hiệu có trong huyết thanh không thể phát hiện và gắn đặc hiệu được với virus H5N1 chủng vaccine. Một lý do khác nữa là các mẫu huyết thanh sử dụng trong phản ứng được thu nhận từ những người tiếp xúc với virus cúm H5N1 từ năm 2004 tới năm 2007, do đó lượng KT kháng virus H5N1 năm 2004 trong huyết thanh đã giảm xuống, trong khi đó KT kháng virus H5N1 gây bùng phát dịch trong năm 2007 có thể không được phát hiện. Bên cạnh đó, những người chăn nuôi gia cầm có thể chỉ tiếp xúc với các chủng virus có khả năng nhân lên hạn chế do vậy hiệu giá KT kháng virus thấp. Cần có thêm những nghiên cứu virus học trên gia cầm của những gia đình này để khẳng định. Ngoài ra, một số mẫu huyết thanh được sử dụng là của những người có độ tuổi lớn hơn 60, do vậy, kết quả cả hai hiệu giá KT thu được từ cả hai kĩ thuật MN và HI có thể không chính xác[60]. Nếu loại bỏ 34 mẫu huyết thanh của những người trên 60 tuổi thì tỉ lệ tương đồng của hai phản ứng HI và MN đạt 98%.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KỸ THUẬT TRUNG HOÀ VI LƯỢNG (MICRONEUTRALIZATION) TRONG NGHIÊN CỨU HUYẾT THANH DỊCH TỄ HỌC TRÊN NGƯỜI TIẾP XÚC VỚI VIRUS CÚM GIA CẦM H5N1 (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)