So sánh kết quả phản ứng MN ở điều kiện có và không có mặt của

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KỸ THUẬT TRUNG HOÀ VI LƯỢNG (MICRONEUTRALIZATION) TRONG NGHIÊN CỨU HUYẾT THANH DỊCH TỄ HỌC TRÊN NGƯỜI TIẾP XÚC VỚI VIRUS CÚM GIA CẦM H5N1 (Trang 60 - 62)

1,0 µg/ml; 2,5 µg/ml. Chúng tôi nhận thấy sự gây nhiễm đạt kết quả tốt nhất trong điều kiện có mặt của trypsin-TPCK nồng độ 0,5 µg/ml và thời gian gây nhiễm là 18 tiếng. Trong khi đó, nồng độ trypsin-TPCK được khuyến cáo bởi protocol của CDC là 2 µg/ml. Khi nồng độ trypsin tăng lên (1,0 µg/ml; 2,5 µg/ml) hoặc thời gian gây nhiễm lớn hơn 18 tiếng (20 tiếng; 22 tiếng) tế bào trên bề mặt giếng thí nghiệm bị bong ra thành từng mảng lớn.

Như vậy, ở điều kiện không có mặt của trypsin, thời gian gây nhiễm virus vào tế bào thích hợp nhất là 22 tiếng, trong khi đó, với sự có mặt của trypsin (0,5 µg/ml) thì thời gian gây nhiễm tốt nhất là 18 tiếng. Chúng tôi sẽ dùng hai điều kiện này cho phản ứng trung hoà virus lượng.

3.4. Đánh giá kết quả thu được của phản ứng MN

3.4.1. So sánh kết quả phản ứng MN ởđiều kiện có và không có mặt của trypsin-TPCK trypsin-TPCK

Chúng tôi đã tiến hành phản ứng MN trong hai điều kiện, virus được gây nhiễm vào tế bào không có sự tham gia của trypsin-TPCK và được cố định lên bề mặt giếng thí nghiệm sau 22 tiếng gây nhiễm. Điều kiện thứ hai là quá trình gây nhiễm virus vào tế bào với sự có mặt của trypsin-TPCK (0,5 µg/ml), sau đó virus

được bất hoạt và cố định sau 18 tiếng gây nhiễm. Kết quả thu được được thể hiện trong bảng 3.4:

Bảng 3.4: So sánh hiệu giá trong phản ứng MN có và không có mặt của trypsin

Stt Mã huyết thanh Hiệu giá HI Hiệu giá MN không có trypsin Hiệu giá MN có trypsin 1. Mẫu 1 <10 14* 80 2. Mẫu 2 <10 10 80 3. Mẫu 3 10 10 40 4. Mẫu 4 20 20 160 5. Mẫu 5 20 160 320 6. Mẫu 6 20 20 80 7. Mẫu 7 20 <10 40 8. Mẫu 8 20 28* 40 9. Mẫu 9 28* <10 40 10. Mẫu 10 28* <10 80 11. Mẫu 11 28* <10 80 12. HT người (-) <10 <10 Không ổn định** 13. HT gà (+) 640 1280 1280 14. HT cừu (+) 640 2560 2560

Chú thích: (*): Trung bình nhân của hai lần thí nghiệm

Kết quả trên cho thấy, khi sử dụng trypsin-TPCK trong gây nhiễm virus H5N1 vào tế bào, hiệu giá xác định được rất cao. Cụ thể là với mẫu số 2 được xác định là âm tính với hiệu giá trong phản ứng HI và MN không có mặt của trypsin lần lượt là 5 và 10 thì hiệu giá ở phản ứng MN có mặt của trypsin lên tới 80. Một ví dụ khác, mẫu số 4 có hiệu giá ở cả hai phản ứng HI và MN không có trypsin là 20 thì trong phản ứng MN có mặt của trypsin hiệu giá xác định được là 160 (bảng 3.1 và hình 3.4). Hơn nữa, với các mẫu huyết thanh đối chứng, hiệu giá xác định được của phản ứng MN có trypsin rất không ổn định trong các lần thí nghiệm.

Như vậy, kết quả của phản ứng MN với sự tham gia của trypsin cho kết quả không chính xác, các kết quả tiếp theo sử dụng điều kiện phản ứng MN không có trypsin-TPCK.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KỸ THUẬT TRUNG HOÀ VI LƯỢNG (MICRONEUTRALIZATION) TRONG NGHIÊN CỨU HUYẾT THANH DỊCH TỄ HỌC TRÊN NGƯỜI TIẾP XÚC VỚI VIRUS CÚM GIA CẦM H5N1 (Trang 60 - 62)